Đến nội dung

Hình ảnh

Chứng minh $EF$ tiếp xúc $(I)$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
baopbc

baopbc

    Himura Kenshin

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 410 Bài viết

Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O)$, ngoại tiếp $(I)$. $D$ bất kì thuộc $(O)$ khác $A,B,C$. Kẻ các tiếp tuyến $DE,DF$ tới $(I) (E,F$ thuộc $(O)$). Chứng minh: $EF$ tiếp xúc $(I)$.

Hình gửi kèm

  • Post 1.png

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi baopbc: 18-02-2017 - 01:09


#2
quanghung86

quanghung86

    Thiếu úy

  • Điều hành viên
  • 632 Bài viết

Đây là trường hợp tam giác và đường tròn của "định lý đóng Poncelet" http://mathworld.wol...letsPorism.html, gọi là "đóng" vì đường gấp khúc sẽ khép kín khi vừa nội vừa ngoài tiếp 2 conic. Trường hợp tam giác này có thể phát biểu lại như sau

 

Cho $(I,r)$ nằm trong $(O,R)$ thỏa mãn $OI^2=R^2-2Rr$ thì tồn tại vô số tam giác nội tiếp $(O)$ và ngoại tiếp $(I)$.

 

Thầy có cm rất đơn giản cho nó.



#3
baopbc

baopbc

    Himura Kenshin

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 410 Bài viết

Đây là trường hợp tam giác và đường tròn của "định lý đóng Poncelet" http://mathworld.wol...letsPorism.html, gọi là "đóng" vì đường gấp khúc sẽ khép kín khi vừa nội vừa ngoài tiếp 2 conic. Trường hợp tam giác này có thể phát biểu lại như sau

 

Cho $(I,r)$ nằm trong $(O,R)$ thỏa mãn $OI^2=R^2-2Rr$ thì tồn tại vô số tam giác nội tiếp $(O)$ và ngoại tiếp $(I)$.

 

Thầy có cm rất đơn giản cho nó.

Ồ, nếu vậy thì tốt quá! Thầy có thể chia sẻ được không ạ! Chứng minh của em hơi dài!



#4
quanghung86

quanghung86

    Thiếu úy

  • Điều hành viên
  • 632 Bài viết

Đây là trường hợp tam giác và đường tròn của "định lý đóng Poncelet" http://mathworld.wol...letsPorism.html, gọi là "đóng" vì đường gấp khúc sẽ khép kín khi vừa nội vừa ngoài tiếp 2 conic. Trường hợp tam giác này có thể phát biểu lại như sau

 

Cho $(I,r)$ nằm trong $(O,R)$ thỏa mãn $OI^2=R^2-2Rr$ thì tồn tại vô số tam giác nội tiếp $(O)$ và ngoại tiếp $(I)$.

 

Thầy có cm rất đơn giản cho nó.

 

Thực ra chứng minh của thầy mô phỏng lại cách cm công thức Euler thuần túy hình học, cũng không có gì mới.

 

Ta phát biểu lại như sau 

 

Cho $(I,r)$ nằm trong $(O,R)$ thỏa mãn $OI^2=R^2-2Rr$, từ $A$ trên $(O)$ kẻ các tiếp tuyến $AB,AC$ tới $(I)$ với $B,C$ thuộc $(O)$. Chứng minh rằng $BC$ tiếp xúc $(O)$.

 

Giải. Ta chỉ cần chỉ ra $I$ là tâm nội tiếp tam giác $ABC$. Gọi $AI$ cắt $(O)$ tại $D$ khác $A$ và $DF$ là đường kính của $(O)$. $(I)$ tiếp xúc $CA$ tại $E$. Dễ thấy hai tam giác vuông $DFC$ và $IEA$ đồng dạng nên $IA.DC=IE.DF=2Rr=R^2-OI^2=IA.ID$ từ đó $DI=DC$, cộng góc dễ chỉ ra $CI$ là phân giác $\angle ACB$. Ta có đpcm.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi quanghung86: 06-03-2016 - 11:25


#5
Nguyen Dinh Hoang

Nguyen Dinh Hoang

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 99 Bài viết

Em thấy đây quả thật là một định lý quan trong để giải $Taiwan TST 2014$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi baopbc: 27-03-2016 - 21:57





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh