Đến nội dung

Hình ảnh

TOPIC luyện thi vào lớp 10 chuyên toán năm 2016 - 2017.


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 527 trả lời

#141
Nobel

Nobel

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 93 Bài viết

Đề thi vào lớp chuyên toán miền Bắc, 1972:

a) Phân tích biểu thức ra nhân tử: $A=x^3(x^2-7)^2-36x$.

b) Dựa vào kết quả câu trên hãy chứng minh biểu thức :$n^3(n^2-7)^2-36n$ luôn luôn chia hết cho $7$ với mọi số nguyên $n$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nobel: 27-04-2016 - 19:32

" Im lặng là câu trả lời tốt nhất mà bạn có thể dành cho kẻ ba hoa " !

 




 

 


#142
Mystic

Mystic

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 240 Bài viết

Đề thi vào lớp chuyên toán miền Bắc, 1972:

a) Phân tích biểu thức ra nhân tử: $A=x^3(x^2-7)^2-36x$.

b) Dựa vào kết quả câu trên hãy chứng minh biểu thức :$n^3(n^2-7)^2-36n$ luôn luôn chia hết cho $7$ với mọi số nguyên $n$.

a) $A=x^3(x^2-7^2)^2-36x$

$=x[x^2(x^2-7)^2-36]=x(x^6-14x^4+49x^2-36)$

$=x[(x^6-9x^4)-(5x^4-45x^2)+(4x^2-36)]$

$=x[x^4(x^2-9)-5x^2(x^2-9)+4(x^2-9)]=x(x^2-9)(x^4-5x^2+4)$

$=x(x^2-9)(x^2-1)(x^2-4)=x(x-3)(x+3)(x-1)(x+1)(x-2)(x+2)$.

b) Áp dụng tính chất tích của 7 số nguyên liên tiếp thì chia hết cho 7 nên ta có đpcm.


>>> Nếu bạn luôn buồn phiền hãy dùng hy vọng để chữa trị <<<

Và ...

>>>  Không bao giờ nói bạn đã thất bại

Cho đến khi đó là nỗi lực cuối cùng của bạn

           Và không bao giờ nói rằng:

        Đó là nỗi lực cuối cùng của bạn

         Cho tới khi bạn đã thành công  >>>

 

~ Mystic Lâm


#143
Lawer

Lawer

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 34 Bài viết

Đề thi vào lớp chuyên toán miền Bắc, 1972:

a) Phân tích biểu thức ra nhân tử: $A=x^3(x^2-7)^2-36x$.

b) Dựa vào kết quả câu trên hãy chứng minh biểu thức :$n^3(n^2-7)^2-36n$ luôn luôn chia hết cho $7$ với mọi số nguyên $n$.

a) Cách khác ngắn gọn hơn:

Xét :$B=x^2(x^2-7)^2-36$. Dễ thấy rằng :$B=0$ với $x=\pm 1,\pm 2,\pm 3;$

Do đó vì $B$ là đa thức bậc 6 của $x$, ta có:

$B=(x-3)(x-2)(x-1)(x+1)(x+2)(x+3)$

$\Rightarrow A=(x-3)(x-2)(x-1)x(x+1)(x+2)(x+3)$

b) Theo kết quả trên, ta có:

$n^3(n^2-7)^2-36n=n(n-3)(n+3)(n-1)(n+1)(n-2)(n+2)$

Ta viết lại đưới dạng :$(n-3)(n-2)(n-1)n(n+1)(n+2)(n+3)$.

Đây là tích của 7 số nguyên liên tiếp nên chia hết cho 7(đpcm).


"Tôi đã có tất cả những gì mình muốn, nên không quan tâm đến tiền bạc hay danh vọng .Tôi không muốn bị trưng bày như động vật trong sở thú. Tôi không phải là một anh hùng toán học. Đó là lý do tại sao tôi không muốn mọi người nhìn mình".

Grigori Perelman.


#144
Mystic

Mystic

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 240 Bài viết

a) Cách khác ngắn gọn hơn:

Xét :$B=x^2(x^2-7)^2-36$. Dễ thấy rằng :$B=0$ với $x=\pm 1,\pm 2,\pm 3;$

Do đó vì $B$ là đa thức bậc 6 của $x$, ta có:

$B=(x-3)(x-2)(x-1)(x+1)(x+2)(x+3)$

$\Rightarrow A=(x-3)(x-2)(x-1)x(x+1)(x+2)(x+3)$

b) Theo kết quả trên, ta có:

$n^3(n^2-7)^2-36n=n(n-3)(n+3)(n-1)(n+1)(n-2)(n+2)$

Ta viết lại đưới dạng :$(n-3)(n-2)(n-1)n(n+1)(n+2)(n+3)$.

Đây là tích của 7 số nguyên liên tiếp nên chia hết cho 7(đpcm).

Câu a của bạn ngắn hơn của mình nhưng cách đó theo mình cũng không dễ lắm đâu bởi vì  ta khó có thể tìm đc hết tất cả các nghiệm của A , nếu đề phức tạp hơn thì khó lắm :(


>>> Nếu bạn luôn buồn phiền hãy dùng hy vọng để chữa trị <<<

Và ...

>>>  Không bao giờ nói bạn đã thất bại

Cho đến khi đó là nỗi lực cuối cùng của bạn

           Và không bao giờ nói rằng:

        Đó là nỗi lực cuối cùng của bạn

         Cho tới khi bạn đã thành công  >>>

 

~ Mystic Lâm


#145
lamgiaovien2

lamgiaovien2

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 67 Bài viết

Bài tiếp theo ( đề thi vòng 1 DHKHTNHN) 

 Với a, b là các số thực thỏa mãn đẳng thức $(1+a)(1+b)=\frac{9}{4}$. Hãy tìm giá trị nhỏ nhất của $P=\sqrt{1+a^4}+\sqrt{1+b^4}$


smt


#146
lamgiaovien2

lamgiaovien2

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 67 Bài viết

Bài tiếp theo ( đề thi vòng 1 DHKHTNHN) 

 Với a, b là các số thực thỏa mãn đẳng thức $(1+a)(1+b)=\frac{9}{4}$. Hãy tìm giá trị nhỏ nhất của $P=\sqrt{1+a^4}+\sqrt{1+b^4}$

Câu này 1 điểm, sau 2 ngày 2 đêm tự mần mò thì đã cm dc nhưng vẫn nghĩ là ko đúng lắm, mọi người giải hộ rồi mình đăng đáp án của mình xem mình làm đúng ko nhé


smt


#147
Lawer

Lawer

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 34 Bài viết

Chứng minh rằng: với mọi số tự nhiên $n\geqslant 2$ thì $S=\frac{3}{4}+\frac{8}{9}+\frac{15}{16}+...+\frac{n^2-1}{n^2}$ không thể là một số nguyên.


"Tôi đã có tất cả những gì mình muốn, nên không quan tâm đến tiền bạc hay danh vọng .Tôi không muốn bị trưng bày như động vật trong sở thú. Tôi không phải là một anh hùng toán học. Đó là lý do tại sao tôi không muốn mọi người nhìn mình".

Grigori Perelman.


#148
Lawer

Lawer

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 34 Bài viết

Chứng minh rằng: $5.7^{2(n+1)}+2^{3n}$ chia hết cho $41$ với $n$ là số nguyên dương.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Lawer: 27-04-2016 - 21:19

"Tôi đã có tất cả những gì mình muốn, nên không quan tâm đến tiền bạc hay danh vọng .Tôi không muốn bị trưng bày như động vật trong sở thú. Tôi không phải là một anh hùng toán học. Đó là lý do tại sao tôi không muốn mọi người nhìn mình".

Grigori Perelman.


#149
lamgiaovien2

lamgiaovien2

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 67 Bài viết

Chứng minh rằng: với mọi số tự nhiên $n\geqslant 2$ thì $S=\frac{3}{4}+\frac{8}{9}+\frac{15}{16}+...+\frac{n^2-1}{n^2}$ không thể là một số nguyên.

   Ta sẽ chứng minh bằng quy nạp 

 

Với n =2 thấy $S\notin Z$ 

Giả sử S đúng đến k, ta cần chứng minh S cũng đúng kến k+1

Thật vậy, $S\Leftrightarrow \frac{3}{4}+\frac{8}{9}+..+ \frac{k^2-1}{k^2}+\frac{(k+1)^2-1}{(k+1^2)}$

              $\Leftrightarrow \frac{a}{b}+\frac{k^2+2k}{(k+1)^2}$(Với a, b nguyên tố cùng nhau và a, b nguyên)

               $\Leftrightarrow \frac{a}{b}+1-\frac{1}{(k+1)^2} \notin Z$( vì $\frac{1}{(k+1)^2}$ là số thập phân)

vậy S ko là số nguyên với mọi n $\geq 2$


smt


#150
PlanBbyFESN

PlanBbyFESN

    Thiếu úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 637 Bài viết

Bài toán (BĐT): Cho $x,y,z$ là các số thực dương thỏa mãn: $xy+yz+zx=1$.

 

Hãy tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức: $M=x^{2}+3y^{2}+5z^{2}$

                                                             $N=x^{2}+2y^{2}+5z^{2}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi PlanBbyFESN: 27-04-2016 - 20:58

:huh:


#151
Dark Magician 2k2

Dark Magician 2k2

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 163 Bài viết

Bài tiếp theo ( đề thi vòng 1 DHKHTNHN) 

 Với a, b là các số thực thỏa mãn đẳng thức $(1+a)(1+b)=\frac{9}{4}$. Hãy tìm giá trị nhỏ nhất của $P=\sqrt{1+a^4}+\sqrt{1+b^4}$

Áp dụng bất đẳng thức Minkovsky có
$P=\sqrt{a^4+1}+\sqrt{b^4+1}\geq\sqrt{(a^2+b^2)^2+(1+1)^2}\geq\sqrt{(\frac{(a+b)^2}{2}})^2+4=\sqrt{\frac{17}{4}}=\frac{\sqrt{17}}{2}$
Dấu $"="$ xảy ra khi và chỉ khi
$\left\{\begin{matrix} (a+1)(b+1)=\frac{9}{4}\\ a=b \end{matrix}\right.\Leftrightarrow a=b=\frac{1}{2}$
Vậy ...
 

 

 


#152
PlanBbyFESN

PlanBbyFESN

    Thiếu úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 637 Bài viết

Bài toán (BĐT): Cho $a,b,c$ là các số không âm thỏa mãn $a^{2}+b^{2}+c^{2}=1$

 

CM: $\frac{a}{1+bc}+\frac{b}{1+ac}+\frac{c}{1+ab}\geq 1$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi PlanBbyFESN: 27-04-2016 - 20:57

:huh:


#153
Cuongpa

Cuongpa

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 238 Bài viết

Chứng minh rằng: với mọi số tự nhiên $n\geqslant 2$ thì $S=\frac{3}{4}+\frac{8}{9}+\frac{15}{16}+...+\frac{n^2-1}{n^2}$ không thể là một số nguyên.

Cách 2: $S=n-1-\sum_{i=2}^{n}\frac{1}{i^{2}}$

Ta chứng minh $\sum_{i=2}^{n}\frac{1}{i^{2}}=\frac{1}{4}+\frac{1}{9}+...+\frac{1}{n^{2}}\notin \mathbb{Z}$

Thật văỵ: $\sum_{i=2}^{n}\frac{1}{i^{2}}< \sum_{i=2}^{n}\frac{1}{i(i-1)}=\frac{1}{1.2}+\frac{1}{2.3}+...+\frac{1}{n(n-1)}=1-\frac{1}{n}<1$

Mặt khác: $\sum_{i=2}^{n}\frac{1}{i^{2}}>0$

Do đó: $0< \sum_{i=2}^{n}\frac{1}{i^{2}}<1\Rightarrow n-2< S< n-1\Rightarrow S\notin \mathbb{Z}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Cuongpa: 27-04-2016 - 21:16

Success doesn't come to you. You come to it.


#154
Lawer

Lawer

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 34 Bài viết

   Ta sẽ chứng minh bằng quy nạp 

 

Với n =2 thấy $S\notin Z$ 

Giả sử S đúng đến k, ta cần chứng minh S cũng đúng kến k+1

Thật vậy, $S\Leftrightarrow \frac{3}{4}+\frac{8}{9}+..+ \frac{k^2-1}{k^2}+\frac{(k+1)^2-1}{(k+1^2)}$

              $\Leftrightarrow \frac{a}{b}+\frac{k^2+2k}{(k+1)^2}$(Với a, b nguyên tố cùng nhau và a, b nguyên)

               $\Leftrightarrow \frac{a}{b}+1-\frac{1}{(k+1)^2} \notin Z$( vì $\frac{1}{(k+1)^2}$ là số thập phân)

vậy S ko là số nguyên với mọi n $\geq 2$

Đoạn màu đỏ bạn viết sai nhé phải là :$(k+1)^2$.

Chứng minh rằng: với mọi số tự nhiên $n\geqslant 2$ thì $S=\frac{3}{4}+\frac{8}{9}+\frac{15}{16}+...+\frac{n^2-1}{n^2}$ không thể là một số nguyên.

Giải:

$S=\frac{2^2-1}{2^2}+\frac{3^2-1}{3^2}+\frac{4^2-1}{4^2}+...+\frac{n^2-1}{n^2}$

$S=(1-\frac{1}{2^2})+(1-\frac{1}{3^2})+(1-\frac{1}{4^2})+...+(1-\frac{1}{n^2})$

$S=n-1-(\frac{1}{2^2}+\frac{1}{3^2}+\frac{1}{4^2}+...+\frac{1}{n^2})< n-1$. Vậy: $S< n-1(1)$

*Ta chứng minh: $S>n-2$

Thật vậy: $\frac{1}{2^2}+\frac{1}{3^2}+\frac{1}{4^2}+...+\frac{1}{n^2}< \frac{1}{1.2}+\frac{1}{2.3}+\frac{1}{3.4}+...+\frac{1}{(n-1)n}< (1-\frac{1}{2})+(\frac{1}{2}-\frac{1}{3})+(\frac{1}{3}-\frac{1}{4})+...+(\frac{1}{(n-1)}-\frac{1}{n})< 1-\frac{1}{n}$

Do đó :$S> n-1-(1-\frac{1}{n})=n-2+\frac{1}{n}> n-2.$

Vậy:$S> n-2(2)$.

Từ (1) và (2) ta suy ra:$n-2< S< n-1$ với mọi số nguyên dương $n\geq 2.$

Mà $n-2$ và $n-1$ là hai số nguyên dương liên tiếp.

Nên $S$ không là số nguyên (đpcm).


"Tôi đã có tất cả những gì mình muốn, nên không quan tâm đến tiền bạc hay danh vọng .Tôi không muốn bị trưng bày như động vật trong sở thú. Tôi không phải là một anh hùng toán học. Đó là lý do tại sao tôi không muốn mọi người nhìn mình".

Grigori Perelman.


#155
Cuongpa

Cuongpa

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 238 Bài viết

Chứng minh rằng: $5.7^{2(2+1)}+2^{3n}$ chia hết cho $41$ với $n$ là số nguyên dương.

Tại sao lại là $5.7^{2(2+1)}$, bạn có nhầm đề ko?


Success doesn't come to you. You come to it.


#156
Lawer

Lawer

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 34 Bài viết

Tại sao lại là $5.7^{2(2+1)}$, bạn có nhầm đề ko?

Vâng xin lỗi bạn mình đã sửa ở trên .


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Lawer: 27-04-2016 - 21:21

"Tôi đã có tất cả những gì mình muốn, nên không quan tâm đến tiền bạc hay danh vọng .Tôi không muốn bị trưng bày như động vật trong sở thú. Tôi không phải là một anh hùng toán học. Đó là lý do tại sao tôi không muốn mọi người nhìn mình".

Grigori Perelman.


#157
nloan2k1

nloan2k1

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 219 Bài viết

Bài hình thi vào CSP ngày 2:

Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn $(O)$. Đường cao AD, BE, CF đồng qui tại H. Các tiếp tuyến tại B và C của $(O)$ cắt nhau tại S. AO và BS cắt EF tại Y và X. Chứng minh: $\frac{EF}{BC}=\frac{FY}{DC}$

Bài toán gốc: Cho tam giác nhọn $ABC(AB<AC)$,$M$ là trung điểm của cạnh $BC$,$O$ là tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác.Các đường cao $AD$,$BE$,$CF$ của tam giác $ABC$ đồng quy tại $H$.Các tiếp tuyến với $(O)$ tại $B$ và $C$ cắt nhau tại $S$.Gọi $X$,$Y$ lần lượt là giao điểm của đường thẳng $EF$ với các đường thẳng $BS$,$AO$.Chứng minh rằng:

1.$MX \perp BF$

2.Hai tam giác $SMX$ và $DHF$ đồng dạng

3.$\frac{EF}{FY}=\frac{BC}{CD}$ 

 

Chứng minh  các ý nhỏ thì dễ rồi 



#158
nntien

nntien

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 372 Bài viết

Bài toán (BĐT): Cho $x,y,z$ là các số thực dương thỏa mãn: $xy+yz+zx=1$.

 

Hãy tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức: $M=x^{2}+3y^{2}+5z^{2}$

                                                             $N=x^{2}+2y^{2}+5z^{2}$

Hy vọng bài toán này không nằm trong đề thi tuyển sinh vào chuyên Toán bất kỳ trường nào!!!


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nntien: 28-04-2016 - 09:35

$Maths$$Smart Home$ and $Penjing$

123 Phạm Thị Ngư


#159
nntien

nntien

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 372 Bài viết

Bài toán hình:

 

Cho hình vuông ABCD. Bên trong hình vuông ABCD lấy điểm E sao cho tam giác BCE đều. EC cắt BD tại F. Chứng minh rằng DE đi qua trung điểm của AF.


$Maths$$Smart Home$ and $Penjing$

123 Phạm Thị Ngư


#160
lamgiaovien2

lamgiaovien2

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 67 Bài viết

Bài kế tiếp ( Đề thi tuyển sinh lớp 10 DHSPHN ) 

Biết $a, b, c> 0$ và $a+b+c=2016$. Hãy tìm GTNN của $A=\sqrt{a^2+ab+b^2}+\sqrt{b^2+bc+c^2}+\sqrt{c^2+ca+a^2}$


smt





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh