Đến nội dung

Hình ảnh

chuyên đề hình học tọa độ trong ko gian ôn thi DH


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
monkey

monkey

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 99 Bài viết
Kiểm tra cả box thấy chưa có mục này nên em làm luôn 1 topic mới để mọi người cùng bàn luận luôn nhé ! Phần này cũng như phần tổ hợp , em học mãi chả vào dc tí nào ! Giúp em cái nhé, hi vọng topic này cũng sẽ sôi động
Time is valuable thing..

#2
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Hình học tọa độ trong không gian chính ra là rất đơn giản. Kiến thức cơ bản chỉ có

1) Điểm, véctơ, tích vô hướng, tích có hướng
2) Đường thẳng, mặt phẳng
3) Mặt cầu

Dạng toán cũng cơ bản vô cùng, chủ yếu là viết phương trình đường thẳng, phương trình mặt phẳng, tìm điểm, viết phương trình mặt cầu, đường tròn.

Có 1 tình huống cũng cần quan tâm là ứng dụng HHGT để giải các bài toán HHKG. Đây chính là xu thế ra đề mấy năm gần đây.

Ví dụ các bạn thử làm bài này: Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D'. Gọi M là trung điểm AD và N là trung điểm C'D'. Hãy tính khoảng cách giữa CM và AN.

#3
Thầy Đồ

Thầy Đồ

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết

Hình học tọa độ trong không gian chính ra là rất đơn giản. Kiến thức cơ bản chỉ có

1) Điểm, véctơ, tích vô hướng, tích có hướng
2) Đường thẳng, mặt phẳng
3) Mặt cầu

Dạng toán cũng cơ bản vô cùng, chủ yếu là viết phương trình đường thẳng, phương trình mặt phẳng, tìm điểm, viết phương trình mặt cầu, đường tròn.

Có 1 tình huống cũng cần quan tâm là ứng dụng HHGT để giải các bài toán HHKG. Đây chính là xu thế ra đề mấy năm gần đây.

Ví dụ các bạn thử làm bài này: Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D'. Gọi M là trung điểm AD và N là trung điểm C'D'. Hãy tính khoảng cách giữa CM và AN.

Tôi xin tiếp lời anh Trần Nam Dũng:

Về pp giải HHKG trực giác bằng HHGT
có các khâu bước quan trọng sau
(0)Vẽ hình phác thảo cấu trúc hình học trong bài (đừng quên đây là bài toán hình học)
(1) Lập hệ trục
(2) Khai tọa độ các điểm liên quan tới bài toán
(3) Định tính các quan hệ trong bài toán và định lượng các yếu tố theo yêu cầu bài toán


Phần 1:
Cách lập hệ tọa độ

Có thể hiểu rằng hệ Oxyz (hệ 3 chiều) được tạo từ 1 hệ 2 chiềuOxy và 1 trục một chiều Oz chung gốc thế nên nếu định lập 1 hệ 3 chiều bạn hãy tìm kiếm 1hệ 2 chiều
(tức là 2 trục vuông góc với nhau trong 1 phẳng thuộc hình của bạn). Các cấu trúc hình học trong đề bài của bạn thường là gì nhỉ? 1 hình chóp, một hình hộp cn chăng....mong bạn hãy khai thác kỹ các quan hệ vuông góc ở mặt đáy. Khi đã lập được hệ 2 chiều rồi từ gốc của nó bạn hãy dựng trục thẳng đứng lên để hoàn chỉnh hệ 3 chiều.(nhớ hệ tọa độ của bạn các trục phải được xếp sắp theo 1 tam diện thuận )
Phần 2:

Khai báo tọa độ
Ở tiết mục này bạn hãy phát huy những nhận xét trực quan của bạn hãy khai trước những điểm nằm trên các trục hay mặt tọa độ, những điểm không sẵn ở những vị trí đó bạn hãy nhận xét về các điểm chiếu của nó (lên các trục, các mặt...)

Phần 3:

các định tính

Hãy dịch giả thiết bài toán qua ngôn ngữ vecto rồi hãy đến tọa độ và bạn cần nắm vững vài kt cơ bản sau:

(1)http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?\vec{a} cùng phương với http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?\vec{b} http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?\vec{0}"chúng được đặt trên 2 đt // hoặc trùng nhau" http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?\vec{a}l/lhttp://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?\vec{b}l http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?\vec{a},đồng phẳng"nằm trên các đt cùng // 1mp" với http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?\vec{a}http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?\vec{b} có phương vuông góc http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?\Leftrightarrow http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?\vec{a} . http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?\vec{b} = 0
phần 4:

Các định lượng

Bạn hãy tự kiểm soát kt của bạn với hệ thống các ct sau(đã có trong SGK):

(1)Các công thức về góc gồm:
+ Góc giữa 2 vecto
+Góc giữa đt và đt
+Góc giữa đt và mp
+Góc giữa mp và mp
+Góc nhị diện giữa 2 mp"chú ý về qt tam diện thuận với tích hữu hướng"
(2)Các công thức về khoảng cách gồm:
+kc giữa 2 điểm
+kc từ 1 điểm tới 1 đt
+kc từ 1 điểm tới 1mp
+kc giữa 2 đt chéo nhau
(3)Các công thức về diện tích gồm:
+diện tích tam giác
+diện tích tứ giác (theo tích hữu 2vecto đường chéo)
chú ý cách phân hoạch 1 hình phẳng ra theo các tam, tứ giác .
(4)Các công thức về thể tích gồm:
+Thể tích hình hộp xiên
+Thể tích tứ diện
+Thể tích hình chóp tứ giác
+Cách phân hoạch 1đa diện theo các tứ giác

#4
killer

killer

    Lính mới

  • Thành viên
  • 5 Bài viết
khi giai hnh hoc giai thich em rat thich nhung ko hieu sao ma toi phan duong phan giac la em .....chiu
lam on cho em biet cach hoc phan nay tot hon di

#5
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Bạn gặp khó khăn ở điểm nào? Viết phương trình phân giác thì dùng công thức tính khoảng cách từ 1 điểm đến 1 đường thẳng thôi.

Chắc bạn gặp khó khăn khi chọn đâu là pg trong, đâu là phân giác ngoài?

#6
NPKhánh

NPKhánh

    Tiến sĩ toán

  • Thành viên
  • 1115 Bài viết
Trong không gian với hệ trục toạ độ Oxyz cho A(1;2;0); B(0;4;0); C(0;0;3). Viết phương trình mặt phẳng ( P ) chưá OA sao cho khoảng cách từ B đến mặt phẳng ( P ) bằng khoảng cách từ C đến mặt Phẳng (P)

http://mathsvn.violet.vn trang ebooks tổng hợp miễn phí , nhiều tài liệu ôn thi Đại học



http://www.maths.vn Diễn đàn tổng hợp toán -lý - hóa ... dành cho học sinh THCS ;THPT và Sinh viên





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh