Đến nội dung

Hình ảnh

Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O)... Chứng minh rằng AS vuông góc với MN


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
Ngoc Hung

Ngoc Hung

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1547 Bài viết

Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O), BD và CE là các đường cao của tam giác ABC. Đường thẳng ED cắt đường thẳng BC tại F. Gọi M, N và S lần lượt là giao điểm của tia phân giác góc DFC với AB, AC và tia phân giác góc BAC. Gọi K là giao điểm của tia AS với BC, H là trung điểm BC. Từ K kẻ đường thẳng vuông góc với BC cắt MN tại P

            a) Chứng minh rằng AS vuông góc với MN

            b) Tứ giác AMKN nội tiếp

            c) A, P, H thẳng hàng 



#2
ineX

ineX

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 353 Bài viết

phần a: có $\widehat{FCN}=\widehat{FEM}$ do đó $\widehat{EMN}=\widehat{DNM}$ nên tam giác $AMN$ cân tại $A$ nên có đpcm


"Tôi sinh ra là để thay đổi thế giới chứ không phải để thế giới thay đổi tôi" - Juliel

 

3cf67218ea144a6eb6caf571068071ff.1.gif


#3
anhquannbk

anhquannbk

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 477 Bài viết

Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O), BD và CE là các đường cao của tam giác ABC. Đường thẳng ED cắt đường thẳng BC tại F. Gọi M, N và S lần lượt là giao điểm của tia phân giác góc DFC với AB, AC và tia phân giác góc BAC. Gọi K là giao điểm của tia AS với BC, H là trung điểm BC. Từ K kẻ đường thẳng vuông góc với BC cắt MN tại P

            a) Chứng minh rằng AS vuông góc với MN

            b) Tứ giác AMKN nội tiếp

            c) A, P, H thẳng hàng 

b) $\bigtriangleup MAK= \bigtriangleup NAK$

suy ra $KM=KN$

Tứ giác $AMKN$ có $AK$ là phân giác $\angle MAN$ và $KM=KN$ nên nội tiếp


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi anhquannbk: 11-05-2016 - 10:30


#4
the unknown

the unknown

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 208 Bài viết

b) $\bigtriangleup MAK= \bigtriangleup NAK$

suy ra $KM=KN$

Tứ giác $AMKN$ có $AK$ là phân giác $\angle MAN$ và $KM=KN$ nên nội tiếp

Em nghĩ hướng chứng minh như vậy là không đúng ạ. Theo em thì áp dụng định lý $Menelaus$ cho tam giác $FDC$ và ba điểm thẳng hàng $B,E,A$ ta có $\frac{FE.BC.DA}{AC.ED.FB}=1$.

Mà $\Delta ADE\sim \Delta ABC\Rightarrow AB=\frac{BC.DA}{ED}\Rightarrow \frac{AB}{AC}=\frac{FB}{FE}$.    

Mặt khác do $BF$ là phân giác góc $BEF$, $AK$ là phân giác góc $BAC$ nên: $\frac{FB}{FE}=\frac{MB}{ME},\frac{AB}{AC}=\frac{BK}{KC}\Rightarrow \frac{MB}{ME}=\frac{BK}{KC}\Rightarrow MK\parallel CE\Rightarrow MK\perp AB$.

Mà do $\Delta AMN$ cân tại $A$ nên $M,N$ đối xứng qua $AK$ nên $\angle AMK=\angle ANK=90$ nên $AMKN$ nội tiếp.

Em làm luôn câu c) ạ ( em đăng hình được nên mọi người thông cảm  :D)

Qua $P$ vẽ đường thẳng song song với $BC$ cắt $AB,AC$ tại $Q,R$ tương ứng, khi đó ta có $PK\perp QR\Rightarrow \angle QPK=\angle AMK= 90$ nên $MQPK$ nội tiếp suy ra:

                                               $\angle AMP=\angle QKP$

Chứng minh tương tự được:   $\angle ANP=\angle PKR$

Mà:                                         $\angle AMP=\angle ANP\Rightarrow \angle QKP=\angle PKR$ nên tam giác $QKR$ cân tại $K$ suy ra $P$ là trung điểm $QR$. Có $H$ là trung điểm $BC$ và $QR\parallel BC$ nên theo bổ đề hình thang thì $A,P,H$ thẳng hàng.


$\texttt{If you don't know where you are going, any road will get you there}$





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh