Đến nội dung

Hình ảnh

a) Chứng minh $M$ là tâm đường tròn nội tiếp tam giác $TPQ$.


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
O0NgocDuy0O

O0NgocDuy0O

    Trung úy

  • Thành viên
  • 760 Bài viết

Cho tam giác nhọn $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$, $BE,CF$ là $2$ đường cao. Tiếp tuyến tại $B,C$ cắt nhau tại $T$. $TC,TB$ lần lượt cắt $EF$ tại $P,Q$. $M$ là trung điểm $BC$.

a) Chứng minh $M$ là tâm đường tròn nội tiếp tam giác $TPQ$.

b) Gọi $AD$ là đường kính $(O)$. $DM$ cắt $(O)$ tại $R$ khác $D$. Chứng minh các tứ giác $RQBM,RPCM,RQTP$ là các tứ giác nội tiếp.

c) Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác $TPQ$ tiếp xúc đường tròn $(O)$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi O0NgocDuy0O: 27-05-2016 - 14:23

"...Từ ngay ngày hôm nay tôi sẽ chăm chỉ học hành như Stardi, với đôi tay nắm chặt và hàm răng nghiến lại đầy quyết tâm. Tôi sẽ nỗ lực với toàn bộ trái tim và sức mạnh để hạ gục cơn buồn ngủ vào mỗi tối và thức dậy sớm vào mỗi sáng. Tôi sẽ vắt óc ra mà học và không nhân nhượng với sự lười biếng. Tôi có thể học đến phát bệnh miễn là thoát khỏi cuộc sống nhàm chán khiến mọi người và cả chính tôi mệt mỏi như thế này. Dũng cảm lên! Hãy bắt tay vào công việc với tất cả trái tim và khối óc. Làm việc để lấy lại niềm vui, lấy lại nụ cười trên môi thầy giáo và cái hôn chúc phúc của bố tôi. " (Trích "Những tấm lòng cao cả")

~O)  ~O)  ~O)


#2
Baoriven

Baoriven

    Thượng úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 1424 Bài viết

Mình xin nêu cách C/m câu a) (Hình bạn tự vẽ nha)

Ta có góc QFB=góc C do cùng bù góc BFE

góc QBF=góc C do cùng chắn cung AB

Nên tam giác QBF cân tại Q. mà tam giác MBF cân tại M

nên QM là phân giác góc TQP

tương tự với các trường hợp kia


$$\mathbf{\text{Every saint has a past, and every sinner has a future}}.$$


#3
anhquannbk

anhquannbk

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 477 Bài viết

Cho tam giác nhọn $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$, $BE,CF$ là $2$ đường cao. Tiếp tuyến tại $B,C$ cắt nhau tại $T$. $TC,TB$ lần lượt cắt $EF$ tại $P,Q$. $M$ là trung điểm $BC$.

a) Chứng minh $M$ là tâm đường tròn nội tiếp tam giác $TPQ$.

b) Gọi $AD$ là đường kính $(O)$. $DM$ cắt $(O)$ tại $R$ khác $D$. Chứng minh các tứ giác $RQBM,RPCM,RQTP$ là các tứ giác nội tiếp.

c) Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác $TPQ$ tiếp xúc đường tròn $(O)$.

Chứng minh của mình có phụ thuộc hình vẽ.

$a)$ Ta có các tam giác $PBF$ và $QEC$ cân kết hợp với $MF=ME=MB=MC$ suy ra $QM$, $QN$ là các phân giác $\angle BPF$ và $\angle EQC$

suy ra $M$ là tâm đường tròn nội tiếp $\bigtriangleup TPQ$.

$b)$ Ta có $\angle BPM= \dfrac{\angle BPF}{2}$ mà $\angle BPF= 180^0-\angle PFB- \angle PBF= 180^0- 2\angle C$

suy ra $\angle BPM= 90^0- \angle C= \angle BRD$

nên $RPBM$ nội tiếp, tương tự $RQCM$ nội tiếp.

$\angle PRQ= \angle PRM + \angle MRQ= \angle CBT+\angle BCT= 180^0- \angle PTQ$

nên suy ra $PRQT$ nội tiếp.

$c)$ 

Gọi $H$ là trực tâm tam giác $ABC$

Dễ thấy $MP \parallel CH, MQ \parallel BH$

Gọi $\bigtriangleup$ là tiếp tuyến tại $R$ của $(O)$

Gọi $X$ là giao điểm của $PR$ với $(O)$.

Ta có $\angle \bigtriangleup RX =\angle  \bigtriangleup RB-\angle XRB$ $ = \angle RCB- \angle HCB$

Mà $ \angle \bigtriangleup RX = \angle RCB- \angle XCB$

suy ra $\angle XCB =\angle HCB $

suy ra $X, H, C$ thẳng hàng và $ \angle \bigtriangleup RX =\angle FCR$

Chú ý tứ giác $RFCQ$ nội tiếp nên $ \angle FCR= \angle FQR=\angle PTR$

Từ đây suy ra $ \angle \bigtriangleup RX =\angle PTR $

Điều này chứng tỏ $\bigtriangleup$ cũng là tiếp tuyến tại $R$ của $\bigtriangleup TPQ$

suy ra $(TPQ)$ tiếp xúc $(O)$ tại $R$.



#4
nguyentrongtin

nguyentrongtin

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 25 Bài viết

Chứng minh của mình có phụ thuộc hình vẽ.

$a)$ Ta có các tam giác $PBF$ và $QEC$ cân kết hợp với $MF=ME=MB=MC$ suy ra $QM$, $QN$ là các phân giác $\angle BPF$ và $\angle EQC$

suy ra $M$ là tâm đường tròn nội tiếp $\bigtriangleup TPQ$.

$b)$ Ta có $\angle BPM= \dfrac{\angle BPF}{2}$ mà $\angle BPF= 180^0-\angle PFB- \angle PBF= 180^0- 2\angle C$

suy ra $\angle BPM= 90^0- \angle C= \angle BRD$

nên $RPBM$ nội tiếp, tương tự $RQCM$ nội tiếp.

$\angle PRQ= \angle PRM + \angle MRQ= \angle CBT+\angle BCT= 180^0- \angle PTQ$

nên suy ra $PRQT$ nội tiếp.

$c)$ 

Gọi $H$ là trực tâm tam giác $ABC$

Dễ thấy $MP \parallel CH, MQ \parallel BH$

Gọi $\bigtriangleup$ là tiếp tuyến tại $R$ của $(O)$

Gọi $X$ là giao điểm của $PR$ với $(O)$.

Ta có $\angle \bigtriangleup RX =\angle  \bigtriangleup RB-\angle XRB$ $ = \angle RCB- \angle HCB$

Mà $ \angle \bigtriangleup RX = \angle RCB- \angle XCB$

suy ra $\angle XCB =\angle HCB $

suy ra $X, H, C$ thẳng hàng và $ \angle \bigtriangleup RX =\angle FCR$

Chú ý tứ giác $RFCQ$ nội tiếp nên $ \angle FCR= \angle FQR=\angle PTR$

Từ đây suy ra $ \angle \bigtriangleup RX =\angle PTR $

Điều này chứng tỏ $\bigtriangleup$ cũng là tiếp tuyến tại $R$ của $\bigtriangleup TPQ$

suy ra $(TPQ)$ tiếp xúc $(O)$ tại $R$.

Mình xin bổ sung CM RQBM nội tiếp:

$\widehat{QBR}$=$\widehat{BDR}$(góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung bằng góc nội tiếp cùng chắn cung)

Mà $\widehat{BDR}=\widehat{QMR}$(Đồng vị;QM song song với BD vì cùng vuông góc với AB)

=>$\widehat{QBR}=\widehat{QMR}$

=>QBMR nội tiếp( 2 điểm B và M cùng nhìn đoạn QR dưới một góc không đổi)



#5
O0NgocDuy0O

O0NgocDuy0O

    Trung úy

  • Thành viên
  • 760 Bài viết

Chứng minh của mình có phụ thuộc hình vẽ.

$a)$ Ta có các tam giác $PBF$ và $QEC$ cân kết hợp với $MF=ME=MB=MC$ suy ra $QM$, $QN$ là các phân giác $\angle BPF$ và $\angle EQC$

suy ra $M$ là tâm đường tròn nội tiếp $\bigtriangleup TPQ$.

$b)$ Ta có $\angle BPM= \dfrac{\angle BPF}{2}$ mà $\angle BPF= 180^0-\angle PFB- \angle PBF= 180^0- 2\angle C$

suy ra $\angle BPM= 90^0- \angle C= \angle BRD$

nên $RPBM$ nội tiếp, tương tự $RQCM$ nội tiếp.

$\angle PRQ= \angle PRM + \angle MRQ= \angle CBT+\angle BCT= 180^0- \angle PTQ$

nên suy ra $PRQT$ nội tiếp.

$c)$ 

Gọi $H$ là trực tâm tam giác $ABC$

Dễ thấy $MP \parallel CH, MQ \parallel BH$

Gọi $\bigtriangleup$ là tiếp tuyến tại $R$ của $(O)$

Gọi $X$ là giao điểm của $PR$ với $(O)$.

Ta có $\angle \bigtriangleup RX =\angle  \bigtriangleup RB-\angle XRB$ $ = \angle RCB- \angle HCB$

Mà $ \angle \bigtriangleup RX = \angle RCB- \angle XCB$

suy ra $\angle XCB =\angle HCB $

suy ra $X, H, C$ thẳng hàng và $ \angle \bigtriangleup RX =\angle FCR$

Chú ý tứ giác $RFCQ$ nội tiếp nên $ \angle FCR= \angle FQR=\angle PTR$

Từ đây suy ra $ \angle \bigtriangleup RX =\angle PTR $

Điều này chứng tỏ $\bigtriangleup$ cũng là tiếp tuyến tại $R$ của $\bigtriangleup TPQ$

suy ra $(TPQ)$ tiếp xúc $(O)$ tại $R$.

Đoạn này là sao ạ??? Anh giải thích giúp em với???

Anh vẽ hình ra được không????


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi O0NgocDuy0O: 27-05-2016 - 16:42

"...Từ ngay ngày hôm nay tôi sẽ chăm chỉ học hành như Stardi, với đôi tay nắm chặt và hàm răng nghiến lại đầy quyết tâm. Tôi sẽ nỗ lực với toàn bộ trái tim và sức mạnh để hạ gục cơn buồn ngủ vào mỗi tối và thức dậy sớm vào mỗi sáng. Tôi sẽ vắt óc ra mà học và không nhân nhượng với sự lười biếng. Tôi có thể học đến phát bệnh miễn là thoát khỏi cuộc sống nhàm chán khiến mọi người và cả chính tôi mệt mỏi như thế này. Dũng cảm lên! Hãy bắt tay vào công việc với tất cả trái tim và khối óc. Làm việc để lấy lại niềm vui, lấy lại nụ cười trên môi thầy giáo và cái hôn chúc phúc của bố tôi. " (Trích "Những tấm lòng cao cả")

~O)  ~O)  ~O)





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh