Đến nội dung

Hình ảnh

Chọn đề tài nào cho PhD thesis?

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
isomorphism123

isomorphism123

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 13 Bài viết
Em vừa mới tốt nghiệp ĐH ngành Pure Maths, hiện giờ đang chuẩn bị làm PhD.
Nội công chưa thâm hậu nên mong các bậc tiền bối chỉ bảo cho vài câu:

1. Làm PhD ở trường nổi tiếng hơn thì có vất vả hơn nhiều trường không nổi tiếng bằng không?
VD cụ thể: làm ở Oxford so sánh với ở Bristol/Bath/Nottingham etc...

2.Chọn supervisor thì nên chọn ai
i)người nhiệt tình giúp đỡ nghiên cứu sinh?
hay ii)người rất giỏi nhưng lúc nào cũng bận, book appointment phải đợi cả tuần

3.Những topics nào trong Pure Maths thuộc loại dễ hơn? em yêu thích hầu hết các chủ đề trong toán lý thuyết nhưng tự lượng sức không muốn chọn đề tài khó quá học xong 2 năm mà nửa đường đứt gánh thì chết :geq

xin cảm ơn :geq

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi isomorphism123: 07-07-2006 - 22:53


#2
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Chả phải tiền bối mà là hậu bối những cũng nói linh tinh vài câu mang quan điểm cá nhân:
1 Nói chung trường càng tốt đòi hỏi càng cao, tuy nhiên bù lại có thầy giỏi hơn/bạn bè nghiên cứu sinh giỏi hơn nên công lực tăng nhanh hơn. Cho nên chưa biết bên nào khó hơn. Ví dụ làm ở VN là khó nhất vì vừa học vừa kiếm cơm, không có gì ăn thì đố thằng nào làm toán được.
2 Tốt nhất nên chọn những thầy giỏi, càng giỏi càng tốt vì sẽ có rất nhiều cái lợi về sau. Vừa giỏi vừa nhiệt tình là tốt nhất.
3 Đề tài thì chịu, phụ thuộc vào research interest nên không thể nói linh tinh được. Tuy nhiên theo tôi nghĩ thì nên chọn những bài toán/lý thuyết thực sự bản chất, trung tâm toán học mà làm. Đừng bao giờ sa đà vào những bài toán/lý thuyết vớ vẩn, không có ý nghĩa, ngõ cụt. Khi chọn bài toán/ đề tài nghiên cứu thì phải trả lời được: bài toán trung tâm của lãnh vực là gì, và bài toán của mình khi giải quyết được thì có tạo ra được sự đột phá/tiến bộ trong lãnh vực hay không hay chỉ là những bài toán râu ria có giải đựơc hay không cũng không ai quan tâm. Giải một bài toán bản chất mà khó trung bình tốt hơn rất nhiều việc giải một bài toán khó nhưng ất ơ, vô thưởng vô phạt.
Cá nhân mình thì luôn chọn những vấn đề nằm trong sự tương giao của nhiều lãnh vực toán khác nhau, thì sẽ có ý nghĩa/thú vị hơn là làm một bài toán abc bó gọn trong một lý thuyết def nào đó. Nói chung thì mỗi người mỗi khác.
PhDvn.org

#3
conmeoden

conmeoden

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết
Toi chi o VN nen không rõ tinh hình ở các nước tiên tiến nó tạo điều kiện đến đâu, nhưng ở VN thì cái điều bạn hỏi k biết nghĩ thế nào (kakalota nói có lý). Nhưng tôi nghĩ (thiển cận) mọi thứ cần phải bắt tay vào theo nguyên tắc: đam mê+yêu thích+ chấp nhận và thêm một chút may mắn. Chúc bạn sáng suốt.

#4
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Kaka nói rất hợp với quan điểm của tớ (tớ chưa PhD, mà chắc cũng còn lâu). Bạn Isom nên tối kỵ chọn đề tài cực khó, nhưng vấn đề lại không có ý nghĩa ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển chung của toán học. Ví dụ bài Fermat của Wiles thuộc dạng thần chết - tuy rất khó nhưng không phải loại vấn đề thay đổi bộ mặt của một ngành toán khi giải được- chỉ có ý nghĩa lịch sử to lớn. Ngược lại, đâm đầu vào làm Noncommutative Geometry- tuy hiện nay chưa được coi là toán chính thống (nhiều nơi bảo thủ chưa chấp nhận) nhưng rất có tương lai. Tuy nhiên loại này cũng chỉ dành cho các bác thích mạo hiểm một chút. Còn bình thường nhất thì nên chọn đi vào các đường mà đa phần mọi người đang làm- ví dụ tham gia nghiên cứu một phần nhỏ các vấn đề liên quan tới Langlands Program.
Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh