Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi HSG Toán 9, tỉnh Khánh Hòa năm học 2023-2024


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
Ngoc Hung

Ngoc Hung

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1547 Bài viết

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                              KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9

           KHÁNH HÒA                                                              NĂM HỌC 2023 - 2024

       ĐỀ CHÍNH THỨC                                                                 Môn thi: TOÁN

           Thời gian: 150 phút

           Ngày thi: 07/12/2023

 

 

Bài 1. a) Cho biểu thức $A=\frac{a\sqrt{a}-b\sqrt{b}}{a-b}-\frac{a}{\sqrt{a}+\sqrt{b}}-\frac{b}{\sqrt{b}-\sqrt{a}}$ với a, b > 0 và a ¹ b. Rút gọn và tính giá trị biểu thức $B=\frac{A}{\sqrt{a}+\sqrt{b}}$ khi $a=\sqrt[3]{8\sqrt{5}-16}$; $b=\sqrt{5}+1$

     b) Chứng minh rằng biểu thức $C=4x\left ( x+y \right )\left ( x+y+z \right )\left ( x+z \right )+y^{2}z^{2}$ là một số chính phương với x, y, z là các số nguyên.

Bài 2. a) Cho đa thức $f(x)=\left ( 1+x+x^{3} \right )^{2023}=a_{4046}x^{4046}+a_{4045}x^{4045}+...+a_{1}x+a_{0}$. Gọi m là tổng các hệ số ứng với lũy thừa bậc chẵn của biến x; n là tổng các hệ số ứng với lũy thừa bậc lẻ của biến x. Chứng minh rằng m là số chẵn và n là số lẻ.

      b) Tìm số tự nhiên có hai chữ số $\overline{ab}$ thỏa mãn $\sqrt{a+b}=\frac{\overline{ab}}{a+b}$.

Bài 3. a) Giải phương trình $\left ( x+4 \right )\sqrt{x^{2}+7}=x^{2}+4x+7$.

     b) Cho x, y là hai số dương. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức $D=\frac{(x+y)(1+xy)}{(x^{2}+1)(y^{2}+1)}$.

Bài 4. 1) Cho tam giác nhọn ABC có hai đường cao BD và CE cắt nhau tại H. Các tia phân giác của góc EHB, góc DHC cắt AB, AC lần lượt tại I và K.

          a) Chứng minh rằng AI = AK.

          b) Qua I và K lần lượt vẽ các đường vuông góc với AB và AC chúng cắt nhau tại M. Giả sử hai đỉnh B, C cố định, đỉnh A thay đổi. Chứng minh đường thẳng HM luôn đi qua một điểm cố định.

          2) Cho tam giác ABC có hai đỉnh B, C cố định, đỉnh A thay đổi thỏa mãn hai đường trung tuyến BM và CN vuông góc với nhau. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $P=cotB+cotC$.

Bài 5. Cho hình lập phương trong đó mỗi mặt tương ứng được ghi một số trong tập hợp $\left \{ 1;2;3;4;5;6 \right \}$ (số được ghi trên hai mặt bất kỳ là khác nhau). Hỏi có thể ghi số trên các mặt sao cho số trên mỗi mặt là ước của tổng bốn số trên các mặt bên cạnh nó? Vì sao?

 



#2
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5004 Bài viết

Bài 5. Cho hình lập phương trong đó mỗi mặt tương ứng được ghi một số trong tập hợp $\left \{ 1;2;3;4;5;6 \right \}$ (số được ghi trên hai mặt bất kỳ là khác nhau). Hỏi có thể ghi số trên các mặt sao cho số trên mỗi mặt là ước của tổng bốn số trên các mặt bên cạnh nó? Vì sao?

 

Ta biểu diễn 6 mặt của hình lập phương bằng một đồ thị như sau:

cube_fill_numbers.png

Hai mặt liền nhau sẽ được nối nhau.

 

Ta sẽ bắt đầu điền vào các ô như sau:

Ta bắt đầu $A=6$ vì sẽ không có nhiều cách khác để điền vào các ô xung quanh. Thật vậy $A | B + C + D + E$ mà $1 +2 +3 +4 = 10 \le B+C+D+E \le 5 +4 +3 +2 = 15$ nên $B +C +D + E = 12$.

Lại có $B+C+D+E+F=1+2+3+4+5=15 \Rightarrow F = 15 - 12 = 3$. Dễ thấy $F|B+C+D+E$.

Vậy ta điền $1,2,4,5$ vào các ô $B,C,D,E$.

Ta tìm vị trí để điền số $5$. Không mất tính tổng quát, ta điền $B=5$.

Khi đó $5 | D +A +E +F = D +E + 9$. Tuy nhiên $1+2 = 3 \le D + E \le 2 + 4 = 6 \Rightarrow D + E = 6 = 2 +4$.

Ta điền $D=2, E=4$, và cuối cùng còn $C=1$.

Thế nhưng khi kiểm tra thì $4 \not | 6 + 5 + 1 + 3$. Vậy không thể điền thỏa mãn đề bài.


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#3
MHN

MHN

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 188 Bài viết

https://thcshoangxua.../vi/tai-nguyen/


$\textup{My mind is}$ :wacko: .




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh