Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi HSG Toán 9, tỉnh Thái Bình năm học 2023-2024


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 8 trả lời

#1
Ngoc Hung

Ngoc Hung

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1547 Bài viết

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                             KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9

            THÁI BÌNH                                                                NĂM HỌC 2023 - 2024

       ĐỀ CHÍNH THỨC                                                                 Môn thi: TOÁN

           Thời gian: 150 phút

Ngày thi: 21/12/2023

 

 

Bài 1. a) Cho các số thực dương a, b thỏa mãn $b(a+1)=1-a$

            Tính giá trị của biểu thức $P=a\sqrt{\frac{1+b^{2}}{1+a^{2}}}+b\sqrt{\frac{1+a^{2}}{1+b^{2}}}+\sqrt{\frac{(1+a^{2})(1+b^{2})}{4}}$

          b) Chứng minh rằng biểu thức $Q=\sqrt{1+2023^{2}+\frac{2023^{2}}{2024^{2}}}+\frac{2023}{2024}$ là số tự nhiên.

Bài 2. 1) Trong hệ trục tọa độ Oxy cho hai điểm $A(-1;1)$, $B(-5;-3)$ và đường thẳng $(d):y=ax+b$

            a) Tính diện tích tam giác OAB.

            b) Tìm a, b biết đường thẳng (d) vuông góc với đường thẳng AB và tiếp xúc với đường tròn tâm $O(0;0)$ bán kính $R=4\sqrt{2}$

          2) Cho đa thức $f(x)=x^{3}+ax^{2}+bx+2$ với a, b là các số hữu tỉ. Biết đa thức đã cho có một nghiệm là $x=2-\sqrt{3}$. Tìm các nghiệm còn lại của đa thức.

Bài 3. a) Giải phương trình $4x^{2}+3x+2=3\sqrt{x^{3}+3x^{2}+3x+2}$

           b) Giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix} x+\sqrt{x-y}=2y+1+\sqrt{y+1} & \\ 8x^{3}-52y^{2}-15x+11=(x+3)\sqrt[3]{12y^{2}+6x-5} & \end{matrix}\right.$

Bài 4. Cho các số thực dương x, y, z thỏa mãn $\sqrt{x}+\sqrt{y}+\sqrt{z}=1$.

            Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $Q=\frac{x^{2}+yz}{x\sqrt{y+z}}+\frac{y^{2}+zx}{y\sqrt{z+x}}+\frac{z^{2}+xy}{z\sqrt{x+y}}$

Bài 5. Cho tam giác ABC nhọn có AB < AC và nội tiếp đường tròn (O). Các đường cao AM, BN, CP cắt nhau tại H. Gọi K, Q lần lượt là giao điểm của NP với AH và AO, I là trung điểm của AH.

            a) Chứng minh rằng $IN^{2}=IK.IM$

            b) Gọi E và F lần lượt là trung điểm của BN và CP. Chứng minh rằng EF vuông góc với QM.

Bài 6. Cho đường thẳng d và đường tròn (O; R) không giao nhau. Trên đường thẳng d lấy điểm A. Từ A kẻ các tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (O) (B, C là các tiếp điểm) và cát tuyến ADE không đi qua tâm O (D nằm giữa A và E). Gọi I là trung điểm của DE. Đường thẳng BC cắt OA và OI lần lượt tại H và K.

            a) Chứng minh rằng KE là tiếp tuyến của (O; R)

            b) Chứng minh rằng khi A di động trên đường thẳng d thì H di động trên một đường tròn cố định.

Bài 7. Cho a, b là các số nguyên thỏa mãn $a,b\neq -1$ và $\frac{(a-1)(a+1)^{2}+(b-1)(b+1)^{2}}{a+b+ab+1}$ là số nguyên.

            Chứng minh rằng $a^{2023}b^{2024}-a$ chia hết cho $a^{2}+a$.

 

--- Hết ---


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Ngoc Hung: 24-12-2023 - 05:58


#2
nhancccp

nhancccp

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 132 Bài viết

1)a)

Ta có $b(a+1)=1-a\Rightarrow a+b+ab=1;b=\frac{1-a}{a+1}$.Thế $a+b+ab=1$ vào $P$

$P=a\sqrt{\frac{b^2+ab+a+b}{a^2+ab+a+b}}+b\sqrt{\frac{a^2+ab+a+b}{b^2+ab+a+b}}+\sqrt{\frac{(a^2+ab+a+b)(b^2+ab+a+b)}{4}}=\frac{1}{2}\sqrt{(a+1)(b+1)}(a+b)+a\sqrt{\frac{b+1}{a+1}}+b\sqrt{\frac{a+1}{b+1}}$ ($a+b>0$)

Lại thế $b=\frac{1-a}{a+1}$ vào $P$ ta được $P=\frac{\sqrt{2}(\sqrt{\frac{1}{(a+1)^2}}a^2+\sqrt{\frac{1}{(a+1)^2}}a+1)}{a+1}=\frac{\sqrt{2}\sqrt{(a+1)^2}}{a+1}=\sqrt{2}$

Vậy $P=\sqrt{2}$

b)Đặt $x=2023$ ta được $P=\sqrt{x^2+\frac{x^2}{(x+1)^2}+1}+\frac{x}{x+1}=\sqrt{(\frac{x^2+x+1}{x+1})^2}+\frac{x}{x+1}=x+1=2023+1=2024$ (đpcm)

2)$AB=\sqrt{(-1--5)^2+(1--3)^2}=4\sqrt{2};OA=\sqrt{(0--1)^2+(0-1)^2}=\sqrt{2};OB=\sqrt{(0--5)^2+(0--3)^2}=\sqrt{34}$
(đến đây ap dụng hệ thức Hê-rông )

2.2)Ta có $x=2-\sqrt{3}\Rightarrow x^2-4x+1=0$.Mặt khác $f(x)=(x-c)(x^2+4x+1)=x^3+(4-c)x^2+(1-4c)x-c$ ($c$ là 1 trong các nghiệm còn lại).Đồng nhất thức $a=6,b=9,c=2$.Vậy nghiệm còn lị của phương trình là $x_2=-2,x_3=2+\sqrt{3}$

3)ĐK:$x \geq -2$

Bình phương 2 vế ta được $16 x^4 + 15 x^3 - 2 x^2 - 15 x - 14 = 0\Leftrightarrow (x-1)(x+1)(16x^2+15x+14)=0\Leftrightarrow x=1 orx=-1$

Vậy S={1;-1}
Em bận ôn thi ck nên chưa hoàn chỉnh,thi xong sẽ làm nốt :(


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nhancccp: 24-12-2023 - 10:01

Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng
Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung
Mái chùa che chở hồn dân tộc 
Nếp sống bao đời của tổ tông
Thích Mãn Giác

#3
nhungvienkimcuong

nhungvienkimcuong

    Thiếu úy

  • Hiệp sỹ
  • 678 Bài viết

Bài 7. Cho a, b là các số nguyên thỏa mãn $a,b\neq -1$ và $\frac{(a-1)(a+1)^{2}+(b-1)(b+1)^{2}}{a+b+ab+1}$ là số nguyên.

            Chứng minh rằng $a^{2023}b^{2024}-a$ chia hết cho $a^{2}+a$.

Thấy rằng

\[\frac{(a-1)(a+1)^{2}+(b-1)(b+1)^{2}}{a+b+ab+1}=\frac{b^2-1}{a+1}+\frac{a^2-1}{b+1}.\]

Đặt $\frac{b^2-1}{a+1}=\frac{x}{y}$ và $\frac{a^2-1}{b+1}=\frac{z}{t}$ với $x,y,z,t$ là các số tự nhiên sao cho ƯCLN$(x,y)=$ƯCLN$(z,t)=1$. Theo giả thiết thì 

\[\frac{xt+yz}{yt}=\frac{x}{y}+\frac{z}{t}\in\mathbb{Z}\implies yt\mid xt+yz\implies y\mid xt\implies y\mid t.\]

Ngoài ra 

$$\frac{x}{y}\cdot \frac{z}{t}=(a-1)(b-1)\in\mathbb{Z}\implies yt\mid xz\implies y\mid z.$$

Mà ƯCLN$(z,t)=1$ nên $y=1$. Như vậy $\frac{b^2-1}{a+1}$ là số nguyên, nghĩa là $a+1\mid b^2-1$. Phần còn lại thì biến đổi

$$a^{2023}b^{2024}-a=ab^{2024}(a^{2022}-1)+a(b^{2024}-1).$$

Vì $a+1$ là ước của cả $a^{2022}-1$ lẫn $b^{2024}-1$ nên ta có điều cần chứng minh.

 

Ghi chú. Bài này dựa trên Đề thi học sinh giỏi Quốc gia năm 2007.


Đừng khóc vì chuyện đã kết thúc hãy cười vì chuyện đã xảy ra ~O) 
Thật kì lạ anh không thể nhớ đến tên mình mà chỉ nhớ đến tên em :wub:
Chúa tạo ra vũ trụ của con người còn em tạo ra vũ trụ của anh :ukliam2:


#4
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5004 Bài viết

2.2)Ta có $x=2-\sqrt{3}\Rightarrow x^2-4x+1=0$.Mặt khác $f(x)=(x-c)(x^2+4x+1)=x^3+(4-c)x^2+(1-4c)x-c$ ($c$ là 1 trong các nghiệm còn lại).Đồng nhất thức $a=6,b=9,c=2$.Vậy nghiệm còn lị của phương trình là $x_2=-2,x_3=2+\sqrt{3}$

Được phép suy thẳng $f(x)=(x-c)(x^2+4x+1)$ ư? Không cần chứng minh $f$ phải có một nghiệm liên hợp với $2-\sqrt 3$ à?

Mình làm chân phương hơn: ta tính biểu thức khi $x=2-\sqrt 3$

\[f\left( {2 - \sqrt 3 } \right) =  - \sqrt 3 \left( {4a + b + 15} \right) + 7a + 2b + 28\]

$\sqrt 3$ là số vô tỉ. Nhưng $a,b \in \mathbb Q \Rightarrow 4a+b+15 \in \mathbb Q$ và $7a + 2b + 28 \mathbb Q$. Để $f(2-\sqrt 3) = 0 \in \mathbb Q$ thì \[\left\{ \begin{array}{l}
4a + b + 15 = 0\\
7a + 2b + 28 = 0
\end{array} \right.\]

Rồi giải hệ bậc nhất hai ẩn thôi :)


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#5
nhancccp

nhancccp

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 132 Bài viết

Được phép suy thẳng $f(x)=(x-c)(x^2+4x+1)$ ư? Không cần chứng minh $f$ phải có một nghiệm liên hợp với $2-\sqrt 3$ à?

Mình làm chân phương hơn: ta tính biểu thức khi $x=2-\sqrt 3$

\[f\left( {2 - \sqrt 3 } \right) =  - \sqrt 3 \left( {4a + b + 15} \right) + 7a + 2b + 28\]

$\sqrt 3$ là số vô tỉ. Nhưng $a,b \in \mathbb Q \Rightarrow 4a+b+15 \in \mathbb Q$ và $7a + 2b + 28 \mathbb Q$. Để $f(2-\sqrt 3) = 0 \in \mathbb Q$ thì \[\left\{ \begin{array}{l}
4a + b + 15 = 0\\
7a + 2b + 28 = 0
\end{array} \right.\]

Rồi giải hệ bậc nhất hai ẩn thôi :)

Em cảm ơn anh vì đã góp ý ạ.

À phải thêm khúc này:$f(x)$ có nghiệm liên hợp với nghiệm $x_1=2-\sqrt{3}$ là $x_2=2+\sqrt{3}$

($f(2-\sqrt{3})=7a+2b+28-\sqrt{3}(4a+b+15)$ vì $\sqrt{3}$ vô tỷ mà $4a+b+15;7a+2b+28 \in Q$ nên $4a+b+15=0$;$7a+2b+28=0$
Xét $f(2+\sqrt{3})=7a+2b+28+\sqrt{3}(4a+b+15)=0$,suy ra $x=2+\sqrt{3}$ cũng là nghiệm của phương trình)
Đến đây thì làm tiếp như bài em được không ạ (mặc dù từ khúc bôi đỏ ta có thể tìm được ngay $a;b$ :()


Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng
Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung
Mái chùa che chở hồn dân tộc 
Nếp sống bao đời của tổ tông
Thích Mãn Giác

#6
P Tran

P Tran

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 1 Bài viết

Cho mình hỏi câu 1a nhân kiểu gì mà ra được $P=\frac{\sqrt{2}(\sqrt{\frac{1}{(a+1)^2}}a^2+\sqrt{\frac{1}{(a+1)^2}}a+1)}{a+1}=\frac{\sqrt{2}\sqrt{(a+1)^2}}{a+1}=\sqrt{2}$

Vậy $P=\sqrt{2}$.

1)a)

Ta có $b(a+1)=1-a\Rightarrow a+b+ab=1;b=\frac{1-a}{a+1}$.Thế $a+b+ab=1$ vào $P$

$P=a\sqrt{\frac{b^2+ab+a+b}{a^2+ab+a+b}}+b\sqrt{\frac{a^2+ab+a+b}{b^2+ab+a+b}}+\sqrt{\frac{(a^2+ab+a+b)(b^2+ab+a+b)}{4}}=\frac{1}{2}\sqrt{(a+1)(b+1)}(a+b)+a\sqrt{\frac{b+1}{a+1}}+b\sqrt{\frac{a+1}{b+1}}$ ($a+b>0$)

Lại thế $b=\frac{1-a}{a+1}$ vào $P$ ta được $P=\frac{\sqrt{2}(\sqrt{\frac{1}{(a+1)^2}}a^2+\sqrt{\frac{1}{(a+1)^2}}a+1)}{a+1}=\frac{\sqrt{2}\sqrt{(a+1)^2}}{a+1}=\sqrt{2}$

Vậy $P=\sqrt{2}$

b)Đặt $x=2023$ ta được $P=\sqrt{x^2+\frac{x^2}{(x+1)^2}+1}+\frac{x}{x+1}=\sqrt{(\frac{x^2+x+1}{x+1})^2}+\frac{x}{x+1}=x+1=2023+1=2024$ (đpcm)

2)$AB=\sqrt{(-1--5)^2+(1--3)^2}=4\sqrt{2};OA=\sqrt{(0--1)^2+(0-1)^2}=\sqrt{2};OB=\sqrt{(0--5)^2+(0--3)^2}=\sqrt{34}$
(đến đây ap dụng hệ thức Hê-rông )

2.2)Ta có $x=2-\sqrt{3}\Rightarrow x^2-4x+1=0$.Mặt khác $f(x)=(x-c)(x^2+4x+1)=x^3+(4-c)x^2+(1-4c)x-c$ ($c$ là 1 trong các nghiệm còn lại).Đồng nhất thức $a=6,b=9,c=2$.Vậy nghiệm còn lị của phương trình là $x_2=-2,x_3=2+\sqrt{3}$

3)ĐK:$x \geq -2$

Bình phương 2 vế ta được $16 x^4 + 15 x^3 - 2 x^2 - 15 x - 14 = 0\Leftrightarrow (x-1)(x+1)(16x^2+15x+14)=0\Leftrightarrow x=1 orx=-1$

Vậy S={1;-1}
Em bận ôn thi ck nên chưa hoàn chỉnh,thi xong sẽ làm nốt :(



#7
nhancccp

nhancccp

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 132 Bài viết

Cho mình hỏi câu 1a nhân kiểu gì mà ra được $P=\frac{\sqrt{2}(\sqrt{\frac{1}{(a+1)^2}}a^2+\sqrt{\frac{1}{(a+1)^2}}a+1)}{a+1}=\frac{\sqrt{2}\sqrt{(a+1)^2}}{a+1}=\sqrt{2}$

Vậy $P=\sqrt{2}$.

Thế $b=\frac{1-a}{a+1}$ vào $\displaystyle P=\frac{1}{2}\sqrt{(a+1)(b+1)}(a+b)+a\sqrt{\frac{b+1}{a+1}}+b\sqrt{\frac{a+1}{b+1}}$ thì được cái đấy thôi bạn 


Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng
Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung
Mái chùa che chở hồn dân tộc 
Nếp sống bao đời của tổ tông
Thích Mãn Giác

#8
MHN

MHN

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 188 Bài viết

https://thcshoangxua.../vi/tai-nguyen/


$\textup{My mind is}$ :wacko: .

#9
habcy12345

habcy12345

    Binh nhất

  • Hái lộc VMF 2024
  • 27 Bài viết

Em không chắc lắm nhưng xin giải bài 4 ạ  :icon6:
Trước hết ta chứng minh bất đẳng thức sau:
$$\frac{(x+y)(x+z)}{x\sqrt{y+z}}+\frac{(y+z)(y+x)}{y\sqrt{z+x}}+\frac{(z+x)(z+y)}{z\sqrt{x+y}}\geq2(\sqrt{x+y}+\sqrt{y+z}+\sqrt{z+x})$$
Đặt $\sqrt{x+y}=a, \sqrt{y+z}=b, \sqrt{z+x}=c$, ta có:
\begin{align*}
VT&=2(\frac{a^2c^2}{(a^2-b^2+c^2)b}+\frac{b^2a^2}{(b^2-c^2+a^2)c}+\frac{b^2c^2}{(b^2-a^2+c^2)a})\\
&\geq\frac{2(ab+bc+ca)^2}{-(a^3+b^3+c^3+3abc-ab(a+b)-bc(b+c)-ca(c+a))+3abc}\\
&\geq\frac{2(ab+bc+ca)^2}{3abc}\\
&\geq\frac{6(ab^2c+bc^2a+ca^2b)}{3abc}\\
&=2(a+b+c)
\end{align*}
Quay lại bài toán:
\begin{align*}
Q&=\frac{x^2+yz}{x\sqrt{y+z}}+\frac{y^2+zx}{y\sqrt{z+x}}+\frac{z^2+xy}{z\sqrt{x+y}}\\
&=\frac{(x+y)(x+z)}{x\sqrt{y+z}}+\frac{(y+z)(y+x)}{y\sqrt{z+x}}+\frac{(z+x)(z+y)}{z\sqrt{x+y}}-(\sqrt{x+y}+\sqrt{y+z}+\sqrt{z+x})\\
&\geq\sqrt{x+y}+\sqrt{y+z}+\sqrt{z+x}\\
&=\sqrt{\sqrt{x}^2+\sqrt{y}^2}+\sqrt{\sqrt{y}^2+\sqrt{z}^2}+\sqrt{\sqrt{z}^2+\sqrt{x}^2}\\
&\geq\sqrt{\frac{(\sqrt{x}+\sqrt{y})^2}{2}}+\sqrt{\frac{(\sqrt{y}+\sqrt{z})^2}{2}}+\sqrt{\frac{(\sqrt{z}+\sqrt{x})^2}{2}}\\
&=\sqrt{2}(\sqrt{x}+\sqrt{y}+\sqrt{z})=\sqrt{2}
\end{align*}
Dấu "$=$" xảy ra khi $x=y=z=\frac{1}{9}$
Vậy $Q_{min}=\sqrt{2}$






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh