Đến nội dung

Hình ảnh

Hỏi anh A có bao nhiêu cách trả tiền món hàng giá 200 đồng với đúng 50 tờ tiền mệnh giá 1,5,10,25 đồng

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 12 trả lời

#1
Nobodyv3

Nobodyv3

    Generating Functions Faithful

  • Thành viên
  • 942 Bài viết
Giả sử anh A có một số tờ tiền với các mệnh giá 1,5,10 và 25 đồng. Hỏi anh A có bao nhiêu cách trả tiền món hàng giá 200 đồng với đúng 50 tờ tiền.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nobodyv3: 19-02-2024 - 06:44

===========
Thà rót cho ta..... trăm nghìn chung... rượu độc ...miễn sao đừng bắt em làm toán!..hu hu...

#2
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Giải phương trình nghiệm nguyên không âm
$ 5z_1+10z_2+25z_3+z_4=200 $
Lời giải
\begin{align*}[x^{200}]& \dfrac 1{(1-x)(1-x^5)(1-x^{10})(1-x^{25})}\\ &=[x^{225}]\dfrac{x^{25}}{(1-x)(1-x^{25})}\cdot
\dfrac{1}{(1-x^5)(1-x^{10})} \\ &=[x^{225}]\sum_{k\ge 0} \left\lfloor\dfrac{k+2}2 \right\rfloor x^{5k}\sum_{j\ge 0} \left\lfloor\dfrac j{25} \right\rfloor x^j \\ &=\sum_{k=0}^{45} \left\lfloor\dfrac{k+2}2 \right\rfloor\cdot \left\lfloor\dfrac{225-5k}{25} \right\rfloor \\ &=1463
\end{align*}

Ở đây có hai thứ cần bạn chứng minh:
\begin{equation}\label{s1} \sum_{n=0}^\infty \left\lfloor\dfrac nm \right\rfloor x^n=\dfrac{x^m}{(1-x)(1-x^m)} \end{equation}
\begin{equation}\label{s2} \sum_{n=0}^\infty \left\lfloor\dfrac {n+p}p \right\rfloor x^{mn}=\dfrac1{(1-x^m)(1-x^{pm})} \end{equation}

#3
Nobodyv3

Nobodyv3

    Generating Functions Faithful

  • Thành viên
  • 942 Bài viết
Ta cần tìm số nghiệm nguyên không âm của hệ phương trình :
$\left\{\begin{matrix}
5z_1+10z_2+25z_3+z_4&=\;200 \\
z_1+z_2+z_3+z_4&=\;50 &
\end{matrix}\right.$
===========
Thà rót cho ta..... trăm nghìn chung... rượu độc ...miễn sao đừng bắt em làm toán!..hu hu...

#4
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
À quên

Ta cần tìm số nghiệm nguyên không âm của hệ phương trình :
$\left\{\begin{matrix}
5z_1+10z_2+25z_3+z_4&=\;200 \\
z_1+z_2+z_3+z_4&=\;50 &
\end{matrix}\right.$

quên mất :)) cái dữ liệu 50

#5
Nobodyv3

Nobodyv3

    Generating Functions Faithful

  • Thành viên
  • 942 Bài viết

Giải phương trình nghiệm nguyên không âm
$ 5z_1+10z_2+25z_3+z_4=200 $

Lời giải
\begin{align*}[x^{200}]& \dfrac 1{(1-x)(1-x^5)(1-x^{10})(1-x^{25})}\\ &=[x^{225}]\dfrac{x^{25}}{(1-x)(1-x^{25})}\cdot
\dfrac{1}{(1-x^5)(1-x^{10})} \\ &=[x^{225}]\sum_{k\ge 0} \left\lfloor\dfrac{k+2}2 \right\rfloor x^{5k}\sum_{j\ge 0} \left\lfloor\dfrac j{25} \right\rfloor x^j \\ &=\sum_{k=0}^{45} \left\lfloor\dfrac{k+2}2 \right\rfloor\cdot \left\lfloor\dfrac{225-5k}{25} \right\rfloor \\ &=1463
\end{align*}

Ở đây có hai thứ cần bạn chứng minh:
\begin{equation}\label{s1} \sum_{n=0}^\infty \left\lfloor\dfrac nm \right\rfloor x^n=\dfrac{x^m}{(1-x)(1-x^m)} \end{equation}
\begin{equation}\label{s2} \sum_{n=0}^\infty \left\lfloor\dfrac {n+p}p \right\rfloor x^{mn}=\dfrac1{(1-x^m)(1-x^{pm})} \end{equation}

Phần này để em suy nghĩ và tính tay xem sao...
===========
Thà rót cho ta..... trăm nghìn chung... rượu độc ...miễn sao đừng bắt em làm toán!..hu hu...

#6
Nobodyv3

Nobodyv3

    Generating Functions Faithful

  • Thành viên
  • 942 Bài viết
Giải :
Để thuận tiện cho việc trình bày, ta xếp lại và xét hệ phương trình sau:
$\left\{\begin{matrix}
z_1+5z_2+10z_3+25z_4&=\;200  \\
z_1+z_2+z_3+z_4&=\;50 && (1)
\end{matrix}\right.$
Lấy phương trình thứ nhất trong (1) trừ phương trình thứ hai vế với vế ta được :
$4z_2+9z_3+24z_4=\;150 $       (2)
Dễ thấy $0\leq z_4\leq6$, xét $(2)$ với từng giá trị $z_4$.
- $z_4=6$ : $(2) $ trở thành $4z_2+9z_3=150-144=6$ :vô nghiệm. 
- $z_4=5$ : $(2) $ trở thành $4z_2+9z_3=30$ . Dễ thấy $0\leq z_3\leq3$, khi $z_3=2$ pt có
nghiệm là $(40,3,2,5)$.
- $z_4=4$ : $(2) $ trở thành $4z_2+9z_3=54$ . Dễ thấy $0\leq z_3\leq6$, khi $z_3=6$ pt có
nghiệm là $(40,0,6,4)$, khi $z_3=2$ pt có
nghiệm là $(35,9,2,4)$.
- $z_4=3$ : $(2) $ trở thành $4z_2+9z_3=78$ . Dễ thấy $0\leq z_3\leq8$, khi $z_3=6$ pt có
nghiệm là $(35,6,6,3)$, khi $z_3=2$ pt có
nghiệm là $(30,15,2,3)$.
- $z_4=2$ : $(2) $ trở thành $4z_2+9z_3=102$ . Dễ thấy $0\leq z_3\leq11$, khi $z_3=10$ pt có
nghiệm là $(35,3,10,2)$, khi $z_3=6$ pt có
nghiệm là $(30,12,6,2)$, khi $z_3=2$ pt có
nghiệm là $(25,21,2,2)$.
- $z_4=1$ : $(2) $ trở thành $4z_2+9z_3=126$ . Dễ thấy $0\leq z_3\leq14$, khi $z_3=14$ pt có
nghiệm là $(35,0,14,1)$, khi $z_3=10$ pt có
nghiệm là $(30,9,10,1)$, khi $z_3=6$ pt có
nghiệm là $(25,18,6,1)$, khi $z_3=2$ pt có
nghiệm là $(20,27,2,1)$.
- $z_4=0$ : $(2) $ trở thành $4z_2+9z_3=150$ . Dễ thấy $0\leq z_3\leq16$, khi $z_3=14$ pt có
nghiệm là $(30,6,14,0)$, khi $z_3=10$ pt có
nghiệm là $(25,15,10,0)$, khi $z_3=6$ pt có
nghiệm là $(20,24,6,0)$, khi $z_3=2$ pt có
nghiệm là $(15,33,2,0)$.
Tóm lại, phương trình có $16$ nghiệm $(z_1,z_2,z_3,z_4)$ đó là :
$\begin {align*}
&(40,3,2,5),(40,0,6,4),(35,9,2,4),(35,6,6,3),\\&(30,15,2,3),(35,3,10,2),(30,12,6,2),(25,21,2,2),\\&(35,0,14,1),(30,9,10,1),(25,18,6,1),(20,27,2,1),\\
&(30,6,14,0),(25,15,10,0),(20,24,6,0),(15,33,2,0)
\end{align*}$
===========
Để làm sanity check, ta dùng hàm sinh 2 biến, trong đó có biến đếm số tờ tiền $y$:
$G(x,y)=\frac {1}{(1-yx)(1-yx^5)(1-yx^{10})(1-yx^{25})}$
$\Rightarrow [y^{50}x^{200}]G(x,y)=\boldsymbol {16}$
===========
Thà rót cho ta..... trăm nghìn chung... rượu độc ...miễn sao đừng bắt em làm toán!..hu hu...

#7
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết

Ta cần tìm số nghiệm nguyên không âm của hệ phương trình :
$\left\{\begin{matrix}
5z_1+10z_2+25z_3+z_4&=\;200 \\
z_1+z_2+z_3+z_4&=\;50 &
\end{matrix}\right.$

Tính bằng tay, thì hệ trên có $16$ nghiệm $(z_1,z_2,z_3,z_4)$
\begin{array}{|cccc|cccc|cccc|cccc|}
\hline 33&2&0&15&27&2&1&20&21&2&2&25&15&2&3&30\\
\hline 9&2&4&35&3&2&5&40&24&6&0&20&18&6&1&25\\
\hline 12&6&2&30&6&6&3&35&0&6&4&40&15&10&0&25\\
\hline 9&10&1&30&3&10&2&35&6&14&0&30&0&14&1&35\\
\hline
\end{array}
tương ứng với $z_2\equiv 2\!\!\!\pmod 4\Rightarrow z_2\in\{2,6,10,14\}$

#8
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Post xong mới thấy Nobodyv3 đã giải phía trên rồi :( . Hàm sinh hai biến mình cũng xét tới nhưng triển khai ra đến $y^{50}$ xem ra bất khả thi, chí ít là với “siêu máy tính” wolframalpha.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hxthanh: 19-02-2024 - 22:39


#9
Nobodyv3

Nobodyv3

    Generating Functions Faithful

  • Thành viên
  • 942 Bài viết

Post xong mới thấy Nobodyv3 đã giải phía trên rồi :( . Hàm sinh hai biến mình cũng xét tới nhưng triển khai ra đến $y^{50}$ xem ra bất khả thi, chí ít là với “siêu máy tính” wolframalpha.

Em cũng giải tay nhưng lời giải của em khá là cồng kềnh, dễ nhầm lẫn!
Vâng, cứ nhờ anh WA rút hệ số hộ (anh ấy được sinh ra vốn để làm như vậy mà lị :=)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nobodyv3: 19-02-2024 - 22:47

===========
Thà rót cho ta..... trăm nghìn chung... rượu độc ...miễn sao đừng bắt em làm toán!..hu hu...

#10
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết

Giải :
Để thuận tiện cho việc trình bày, ta xếp lại và xét hệ phương trình sau:
$\left\{\begin{matrix}
z_1+5z_2+10z_3+25z_4&=\;200 \\
z_1+z_2+z_3+z_4&=\;50 && (1)
\end{matrix}\right.$
Lấy phương trình thứ nhất trong (1) trừ phương trình thứ hai vế với vế ta được :
$4z_2+9z_3+24z_4=\;150 $ (2)

Để ý chỗ này phải có $z_3\equiv 2\!\!\!\pmod 4$
Từ đó xét 4 trường hợp $z_3\in\{2,6,10,14\}$
Nhanh và ngắn hơn xíu!

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hxthanh: 19-02-2024 - 22:52


#11
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết
Xét phương trình $4x+9y+24z=150$.
Trong không gian $Oxyz$ lấy các điểm $A\left ( 0,0,\frac{25}{4} \right )$, $B\left ( 0,\frac{50}{3},0 \right )$ và $C\left ( \frac{75}{2},0,0 \right )$
Hình chiếu của $\Delta ABC$ lên mặt phẳng $Oyz$ là $\Delta ABO$.
Đáp án bài toán chính là số điểm nguyên thỏa mãn $y=4k+2$ ($k\in \mathbb{N}$) của $\Delta ABO$ và bằng
$\sum_{k=0}^{\left \lfloor \frac{\frac{50}{3}-2}{4} \right \rfloor}\left ( \left \lfloor \frac{50-3(4k+2)}{8} \right \rfloor+1 \right )=16$.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi chanhquocnghiem: 19-02-2024 - 23:54

...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#12
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết

Xét phương trình $4x+9y+24z=150$.
Trong không gian $Oxyz$ lấy các điểm $A\left ( 0,0,\frac{25}{4} \right )$, $B\left ( 0,\frac{50}{3},0 \right )$ và $C\left ( \frac{75}{2},0,0 \right )$
Hình chiếu của $\Delta ABC$ lên mặt phẳng $Oyz$ là $\Delta ABO$.
Đáp án bài toán chính là số điểm nguyên thỏa mãn $y=4k+2$ ($k\in \mathbb{N}$) của $\Delta ABO$ và bằng
$\sum_{k=0}^{\left \lfloor \frac{\frac{50}{3}-2}{4} \right \rfloor}\left ( \left \lfloor \frac{50-3(4k+2)}{8} \right \rfloor+1 \right )=16$.

Liên hệ hình học giải tích của chanhquocnghiem rất thú vị!
Mình xin đưa ra cách làm để các bạn khác đọc dễ hiểu hơn chút:
Với phương trình nghiệm nguyên không âm dạng
$ax+by+cz=n$ Trong đó $a,b,c,n$ là các số cho trước. Nếu chỉ để đếm số nghiệm thôi thì ta đổi biến thoả mái (phù hợp đk) sao cho đưa pt về dạng $x’+py’+qz’=m$
(Có một biến với hệ số 1).
Khi đó ta có $\begin{cases} 0\le y' \le \left\lfloor \frac mp \right\rfloor \\ 0\le z’ \le \left\lfloor \frac{m-py’}q \right\rfloor \end{cases} $
Số nghiệm sẽ là tổng $ \sum_{y’=0}^{\left\lfloor \frac{m}{p} \right\rfloor} \left( \left\lfloor \dfrac{m-py’}{q} \right\rfloor+1\right)$
Hoặc là: $ \begin{cases} 0\le z' \le \left\lfloor \frac {m}{q} \right\rfloor \\ 0\le y’ \le \left\lfloor \frac{m-qz’}{p} \right\rfloor \end{cases} $
Số nghiệm sẽ là tổng $\sum_{z’=0}^{\left\lfloor \frac mq \right\rfloor} \left(\left\lfloor \dfrac{m-qz’}p \right\rfloor+1\right) $
—————
Cụ thể $4x+9y+24z=150$
Đặt $y=4k+2 \Rightarrow x+9k+6z=33$
Vậy số nghiệm pt là:
$\sum_{k=0}^{\left\lfloor \frac{33}9 \right\rfloor} \left(\left\lfloor \dfrac{33-9k}6 \right\rfloor+1\right)=\sum_{z=0}^{\left\lfloor \frac {33}6 \right\rfloor} \left(\left\lfloor \dfrac{33-6z}9 \right\rfloor+1\right)=16$

#13
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Cách làm tương tự để đếm số nghiệm nguyên không âm của phương trình:
$5x+10y+25z+t=200$
Đặt $t=5p$ (Do cả hai vế đều là bội của 5)
Ta có: $(x+p)+2y+5z=40$
Với mỗi giá trị $y,z$ thì $x+p=40-2y-5z$ có $(40-2y-5z)+1$ nghiệm.
Vậy nên số nghiệm của pt đã cho là:
$\sum_{y=0}^{\left\lfloor\frac{40}2\right\rfloor}\sum_{z=0}^{\left\lfloor\frac{40-2y}5\right\rfloor}(41-2y-5z)=1463$
Hay “ít” phức tạp hơn là:
$\sum_{z=0}^{\left\lfloor\frac{40}5\right\rfloor}\sum_{y=0}^{\left\lfloor\frac{40-5z}2\right\rfloor}(41-2y-5z)=1463$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hxthanh: 20-02-2024 - 02:15





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh