Đến nội dung

Hình ảnh

bán kính đường tròn ngoại tiếp $\Delta DEF$ không đổi


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
Hahahahahahahaha

Hahahahahahahaha

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 106 Bài viết

cho $\Delta ABC$ nhọn nội tiếp đường tròn $(O;R)$, các đường cao $AD,BE,CF$ cắt nhau tại $H$. Khi các đỉnh $A,B,C$ thay đổi trên đường tròn $(O)$ sao cho $\Delta ABC$ luôn nhọn, chứng minh: bán kính đường tròn ngoại tiếp $\Delta DEF$ không đổi


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Hahahahahahahaha: 03-03-2024 - 08:17

      :oto:   Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường. Nếu trong triệu khả năng, có một khả năng bạn làm được điều gì đó, bất cứ điều gì, để giữ thứ bạn muốn không kết thúc, hãy làm đi. Hãy cạy cửa mở, hoặc thậm chí nếu cần, hãy nhét chân vào cửa để giữ cửa mở.

        Where there is a will, there is a way. If there is a chance in a million that you can do something, anything, to keep what you want from ending, do it. Pry the door open or, if need be, wedge your foot in that door and keep it open. :oto:

                                                                                                                                                  __  Pauline Kael  __

:botay  :botay  :botay  :botay  :botay  :botay  :botay  :botay  :botay  :botay  :botay  :botay  :botay  :botay  :botay

 

 

 

 


#2
MHN

MHN

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 194 Bài viết
Kẻ đường kính $AK$ của $(O)$
Gọi $I$ là trung điểm $AH$
Ta có:$\widehat{ABK}=\widehat{ACK}=90^o\Rightarrow AB\bot BK;AC\bot CK\Rightarrow BK//CH;CK//BH$
$\Rightarrow BHCK$ là hình bình hành$\Rightarrow$ $M$ là trung điểm $BC$$\Rightarrow$ $M$ là trung điểm $HK$
$\Rightarrow$ $OM$ là đường trung bình $\Delta AHK$$OM//AH;OM=\frac{AH}{2}$
Ta có: $I$ là tâm đường tròn ngoại tiếp $AEHF$$\Rightarrow IE=IH=IF=IA$
$M$ là trung điểm $BC$$\Rightarrow MB=MC=MF=ME$
$\Delta IAE$ cân tại $I$$\Rightarrow \widehat{IAE}=\widehat{IEA}$;$\Delta MBE$ cân tại $M$$\Rightarrow \widehat{MBE}=\widehat{MEB}$
$\widehat{MEI}=\widehat{AEB}=90^o$
$\Delta MEI=\Delta MFI\Rightarrow \widehat{MEI}=\widehat{MFI}=90^o$
$\Rightarrow M;E;F$ Thuộc đường tròn đường kính $IM$
Mà:$M;D;E;F$ thuộc 1 đường tròn $\Rightarrow D;E;F$ thuộc đường tròn đường kính $IM$
Ta có:$OAIM$ là hình bình hành$\Rightarrow OA=IM=R$
$\Rightarrow \Delta DEF$ thuộc đường tròn bán kính $\frac{IM}{2}=\frac{R}{2}$ không đổi
Screenshot 2024-03-03 084533.jpg
Mô phỏng (thử nghiệm - click nút Play nhé!)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hxthanh: 03-03-2024 - 12:03
Thêm mô phỏng (thử nghiệm)

$\textup{My mind is}$ :wacko: .

#3
Hahahahahahahaha

Hahahahahahahaha

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 106 Bài viết

cách 2: Gọi $A',B',C'$ lần lượt là hình chiếu của $H$ qua $BC,CA,AB$.

Gọi $R'$ là bán kính đường tròn ngoại tiếp $\Delta DEF$

khi đó dễ dàng cm được $A',B',C'$ thuộc đường tròn $(O)$ và $\Delta DEF \sim \Delta A'B'C'=> \frac{R'}{R}=\frac{DE}{A'B'}=\frac{1}{2}$ (đường trung bình)

$=> R'=\frac{R}{2}$ không đổi

nhận xét: hai tam giác đồng dạng với nhau thì $\frac{R'}{R}=k$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Hahahahahahahaha: 03-03-2024 - 18:07

      :oto:   Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường. Nếu trong triệu khả năng, có một khả năng bạn làm được điều gì đó, bất cứ điều gì, để giữ thứ bạn muốn không kết thúc, hãy làm đi. Hãy cạy cửa mở, hoặc thậm chí nếu cần, hãy nhét chân vào cửa để giữ cửa mở.

        Where there is a will, there is a way. If there is a chance in a million that you can do something, anything, to keep what you want from ending, do it. Pry the door open or, if need be, wedge your foot in that door and keep it open. :oto:

                                                                                                                                                  __  Pauline Kael  __

:botay  :botay  :botay  :botay  :botay  :botay  :botay  :botay  :botay  :botay  :botay  :botay  :botay  :botay  :botay

 

 

 

 





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh