Đến nội dung

Hình ảnh

Vui hay buồn?

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 40 trả lời

#1
classpad300

classpad300

    Lamborghini

  • Thành viên
  • 2075 Bài viết
Tuy là forum Toán nhưng thử suy gẫm vấn đề dạy học ở nước ta.
Bài văn 10 điểm duy nhất trong kỳ thi tuyển sinh ĐH vừa qua bị phát hiện là "chôm" y chang bài văn mẫu trong sách tham khảo. Phỏng vấn người chấm bài văn đó, ta thấy ngay mâu thuẫn trong câu trả lời (theo ý kiến của tôi tại ông này thấy sự việc lỡ rồi nên ngụy biện, chứ nếu nhận thì chẳng khác nào cho mọi người thấy mình NGU), đại ý là đúng ra ổng chỉ chấm 9,75 nhưng cuối cùng cho 10 vì "xứng đáng", tuy nhiên trong quá trình chấm thì ngờ ngợ bài làm giống văn mẫu. Nếu nghi ngờ thì để riêng ra chấm lại chứ mắc mớ gì cho điểm tuyệt đối như thế.
Bài văn sau khi đưa lên báo cho mọi người cùng đọc thì có nhiều ý kiến của các giáo viên dạy văn là câu cú vẫn còn "kỳ cục". Suy ra người nào đó viết bài văn mẫu cũng dở ẹt, vậy mà được 10 điểm, suy ra tiếp thằng cha chấm bài NGU tập 2 (văn vậy mà 10 điểm).
Điều đáng nói ở đây nữa là cách ra đề và đáp án. Tôi và nhiều người đồng tình rằng nếu chấm theo đáp án thì bài văn hoàn toàn xứng đáng điểm 10 (quá khuôn mẫu và quá chuẩn mực) cho dù là "đạo văn". Vấn đề chính là cảm thụ văn học, môn văn là bộ môn đặc biệt, ở đó tùy cá nhân mỗi con người cảm nhận về tác phẩm khác nhau, có thể người này thấy hay, nhưng người khác thấy dở, có thể hay như thế này nhưng có ý kiến hay như thế khác... thì làm sao lại có đáp án được? Người chấm bài phải đọc cảm nhận của người viết để xem cách phân tích của người viết như thế nào, truyền đạt cảm thụ đó đến người đọc ra sao mà cho điểm (chỉ cần đúng thể loại văn đề bài yêu cầu: phân tích, bình luận...). Thậm chí nếu người viết dám nói "Nhật ký trong tù" dở ẹt và phân tích những cái dở ra 1 cách tỉ mỉ, chính xác thì người chấm bài cũng phải cho điểm chính xác chứ không phải xưa nay "Nhật ký trong tù" hay thì bài văn bắt buộc phải khen hay, viết ngược lại thì đánh rớt.
Vài dòng vậy thôi...

Nếu trong câu cú có gì không phải mong Admin và Mod lượng thứ.

#2
Aye-HL

Aye-HL

    Khongtu

  • Thành viên
  • 461 Bài viết
Tôi cho rằng môn Văn không nên đưa vào chương trình thi Đại Học.Chỉ nên cho học sinh học Văn để hs biết cách cảm thụ văn học.Thay vì dạy phân tích mấy cái tác phẩm thì nên dạy học sinh cách ứng xử,...
Tôi nói thật, chẳng có ai ban đầu ko thích văn-sau khi học Văn lại trở nên yêu Văn.Thực ra mà nói thì rất nhiều người ban đầu họ cũng thích đọc thơ, đọc các tác phẩm văn học.Nhưng từ khi học Văn họ ghét luôn môn văn.
Chúng ta thử đặt ra câu hỏi nhé:Liệu những gì GV phân tích cho chúng ta trên lớp có đúng là tác giả của nó cũng nghĩ như thế khi sáng tác?

Tôi cho rằng cách truyền đạt Văn như hiện nay là không phù hợp.Cần thay đổi tầm nhìn cho GV dạy văn thôi.Không nên cứ đọc-ghi -chép.Để hs có thể cảm thụ Văn mà lại chửi-mắng học trò thì ngay cả Tố Hữu sống lại cũng chẳng thể cảm thụ nổi!
Cần tạo tâm lý thoải mái cho học trò.Học trò sẽ kính trọng GV và sẽ học bằng cả lòng say mê....
Hình đã gửi

#3
namvk

namvk

    Tay Trái Vàng

  • Thành viên
  • 592 Bài viết
Góp ý một tí: Làm văn theo ý người chấm thế có chết học sinh không chứ ! Đó là vấn đề em cho là em quan tâm nhất, nếu đi thi thì chỉ mong người chấm là một người am hiểu văn thật sự và là một người có cách chấm bài hay không ép hoặc bắt buộc học sinh phải có những nghệ thuật viết văn riêng hoặc giống cách GV chấm.

P/S: Đây chỉ là ý kiến của em, vì em đang học THCS.
Tất cả là phù du.

#4
classpad300

classpad300

    Lamborghini

  • Thành viên
  • 2075 Bài viết
Chính vì thế tuy tôi rất thích đọc sách văn học nhưng lại rất ghét học văn, làm bài phải theo dàn ý mẫu, làm theo ý cá nhân thì điểm kém. Chưa bao giờ học cấp 3 tôi làm văn trên 7 điểm cả.

#5
pntruongan

pntruongan

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 263 Bài viết
Vấn đề bây giờ là nếu như thay đổi sẽ gây sốc cho xã hội. Nên cứ phải kêu gào cải cách, thí điểm rồi từ từ 2 -3 chục năm gì đấy mới đổi được.
Lấy ví dụ: Hồi đưa ra ý kiến thi trắc nghiệm môn tiếng Anh, thiết nghĩ viẹc làm quá hợp lý. Hình thức thi trắc nghiệm nói là mới chứ thực ra cái kiểu chọn ABCD thì quen quá rồi còn mới mẻ gì đâu. Thế mà cũng có người dám lên tiếng phản đối, lo sợ vẩn vơ, sợ học sinh không biét đánh ABCD thế nào (nói thật ngu cỡ này thì học mẫu giáo cho rồi), sợ học sinh chỉ học thuộc ABCD mà không thèm học câu hỏi (ngân hàng đề vài chục nghìn câu mà thuộc nổi tôi cùi ngay cho xem), sợ đông sợ Tây, lo Nam lo Bắc. Cuối cùng phải lùi lại một năm sau mới dám cho thi trắc nghiệm mà chỉ thi có mỗi môn Anh Văn.
Thế nên mới thấy cỗ máy giáo dục của ta còn chậm chạp lắm, chưa thay đổi được đâu.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi pntruongan: 22-08-2006 - 23:09


#6
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết

sợ học sinh không biét đánh ABCD thế nào (nói thật ngu cỡ này thì học mẫu giáo cho rồi)

Thà là bọn mẫu giáo thì còn đánh đúng. Chứ "bọn học sinh" lớn hơn, nhất là con trai, thì lại đánh không đúng vì cái tính cẩu thả. Cứ nghĩ là mình đánh đúng, rốt cuộc lại đánh sai vì tính ẩu, không chịu tô đen, tô kỹ và bị xem như không làm câu ấy... Tô ẩu thì ko được tính điểm, còn tô kỹ quá thì mất thời gian. Cái khó là tô vừa đúng, người ngoài không biết, nên đôi khi cứ hay phát biểu linh tinh...
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#7
pntruongan

pntruongan

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 263 Bài viết

sợ học sinh không biét đánh ABCD thế nào (nói thật ngu cỡ này thì học mẫu giáo cho rồi)

Thà là bọn mẫu giáo thì còn đánh đúng. Chứ "bọn học sinh" lớn hơn, nhất là con trai, thì lại đánh không đúng vì cái tính cẩu thả. Cứ nghĩ là mình đánh đúng, rốt cuộc lại đánh sai vì tính ẩu, không chịu tô đen, tô kỹ và bị xem như không làm câu ấy... Tô ẩu thì ko được tính điểm, còn tô kỹ quá thì mất thời gian. Cái khó là tô vừa đúng, người ngoài không biết, nên đôi khi cứ hay phát biểu linh tinh...

Tập riết cũng quen hà bác. Không lẽ thông báo từ đầu năm giữa năm gần 6 tháng trời tập tô màu không lên tay được sao?

#8
thanhbinh0714

thanhbinh0714

    Giọt sương mai

  • Thành viên
  • 210 Bài viết

Tôi cho rằng môn Văn không nên đưa vào chương trình thi Đại Học.Chỉ nên cho học sinh học Văn để hs biết cách cảm thụ văn học.Thay vì dạy phân tích mấy cái tác phẩm thì nên dạy học sinh cách ứng xử,...
Tôi nói thật, chẳng có ai ban đầu ko thích văn-sau khi học Văn lại trở nên yêu Văn.Thực ra mà nói thì rất nhiều người ban đầu họ cũng thích đọc thơ, đọc các tác phẩm văn học.Nhưng từ khi học Văn họ ghét luôn môn văn.
Chúng ta thử đặt ra câu hỏi nhé:Liệu những gì GV phân tích cho chúng ta trên lớp có đúng là tác giả của nó cũng nghĩ như thế khi sáng tác?

Tôi cho rằng cách truyền đạt Văn như hiện nay là không phù hợp.Cần thay đổi tầm nhìn cho GV dạy văn thôi.Không nên cứ đọc-ghi -chép.Để hs có thể cảm thụ Văn mà lại chửi-mắng học trò thì ngay cả Tố Hữu sống lại cũng chẳng thể cảm thụ nổi!
Cần tạo tâm lý thoải mái cho học trò.Học trò sẽ kính trọng GV và sẽ học bằng cả lòng say mê....

Mỗi một vấn đề khi đưa ra chúng ta không thể chủ quan kết luận được. Đành rằng hoàn toàn được tự do ngôn luận. Cách nói của bạn cho thấy bạn chưa nắm được khái niệm " môn văn".
Một cây làm chẳng nên non

#9
hienlqd

hienlqd

    Lính mới

  • Thành viên
  • 8 Bài viết
Nếu một bài toán thi đại học mà giải đúng nguyên văn bài giải ở một cuốn sách sách nào đó, khi bạn chấm thi, bạn nghỉ sao? Theo tôi học sinh đó không bị lập biên bản phạm quy, và ai cấm học sinh học thuộc bài. Vậy có gì đáng bàn. Toán thi đại học có rất nhiều điểm 10 có sao đâu. Một vấn đề tôi muốn hỏi là tại sao các thầy văn khó tính thế? không muốn học sinh vượt mình hay sao. Theo tôi học sinh làm đến một mức độ nào đó là có thể cho 10 chứ biết thế nào là hoàn chỉnh

#10
nguyen_hung

nguyen_hung

    Đại lãn

  • Thành viên
  • 299 Bài viết
Chẳng ai cấm học thuộc lòng, cũng chẳng ai cấm HS vượt mình. Có diều HS học sinh mà chỉ học thuộc rồi chép ra thì đó không phải là văn của HS, mà là văn của sách tham khảo. Giám khảo cũng không chấm khả năng làm văn mà chấm trí nhớ của thí sinh. Cứ cái đà này thí chắc mai mốt không còn gì gọi là sáng tạo nữa. Từ sáng tạo đã và đang biến mất khỏi từ điển tiếng Việt.

#11
Aye-HL

Aye-HL

    Khongtu

  • Thành viên
  • 461 Bài viết
Mục đích của môn Văn là gì?Có phải là dạy cho học sinh có một cái nhìn nhân văn hơn về cuộc sống hiện tại?
Theo tôi nên bỏ môn Văn trong các kỳ thi.
Thi môn toán, qua đó ta biết mức độ tư duy của học trò ở mức nào.Thi Lý ,Hóa,... cũng vậy.
Môn Sử ,Địa cũng vậy.không nắm được qui luật lịch sử thì e có cái nhìn phiến diện.Không nắm được Địa Lý thì câu nói của ông cha :Đi cho biết đó biết đây còn sờ sờ ra đấy.Ngay như một ví dụ điển hình nhất:Một nhà lãnh đạo quân sự mà không tường địa lý thì còn làm được gì?Anh không am hiểu lịch sử thì làm sao kết giao được với người ta?...
Thế thi môn Vwn thì đánh giá được gì ở người học trò?
Dạy cho học trò môn Văn lại làm cho chúng ghét Văn thì chẳng thà ko dạy còn hơn.Tôi ko tin mọi người ko thích đọc các tác phẩm Văn Học.Chỉ có điều cứ bắt ép học sinh cảm thụ theo ý mình thì sẽ khiến học sinh chán ghét mà thôi.
Mà suy cho cùng là nên học văn nhưng ko nên thi Văn.mà nếu đã học thì mong các thầy cô nên xem xét lại cách dạy-cách chấm.Hình như hướng đi của các thầy đang lệch lạc trong việc nên dạy Văn như thế nào.Mục đích của việc dạy Văn là để học sinh nắm được những gì?Có được cái gì?...Để từ đó tìm ra cách dạy cũng như chấm cho phù hợp.
Hình đã gửi

#12
classpad300

classpad300

    Lamborghini

  • Thành viên
  • 2075 Bài viết
Đúng là vấn đề dạy - học và thi - chấm trong môn Văn có vấn đề. Kiểu này học sinh 1 là đạo văn, 2 là chẳng viết gì luôn.

#13
pntruongan

pntruongan

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 263 Bài viết
Khá nhiều người đòi bỏ thi môn văn, em thấy ý kiến này có gì không ổn
Nói cho đúgn ra môn văn cũng là một môn nền tảng để từ đó ta học các môn khác ví như để học lý trước tiên phải học toán vậy. Và chúng ta dễ dàng đánh giá trình độ môn văn của học sinh qua năng lực ngôn ngữ thể hiện trong các bài thi khác. Điều này thì em đồng ý.
Nhưng chẳng lẽ ta đòi bỏ thi môn Văn sao. Vậy chẳng lẽ một người viết một câu không thể dài quá 10 chữ lại đậu được tú tài và leo lên vào kỳ thi đại học khối A sao? Ở các kỳ thi cấp phổ thông các môn viết nhiều như sử địa chỉ càn làm phần trắc nghiệm để được trên 0 điểm là có khả năng đậu. Các môn tự nhiên tính toán hiếm khi yêu cầu học sinh phải viết câu gì trên mười chữ. vậy là cả không có khả năng ráp một câu hơn 10 chữ vẫn vào đại học ngồi phây phây sao.

Em nghĩ vấn đề là ở cách ra đề và đánh giá.
Vấn đề thứ nhất: Đề thi đại học tuyệt nhiên không đánh giá khả năng từ vựng và ngữ pháp, cái này là do cảm tính của giám thị mà cho điểm chứ thang điểm chẳng thấy chỗ nào quy định bắt lỗi chính tả và ngữ pháp cả.
Đấy quả là thiếu sót quá lớn. Ta không thể hy vọng kỳ thi cấp dưới sàng lọc được những thành phần xấp xỉ mù chữ này vì như đã nói ở trên, thi tốt nghiệp chỉ cần không có môn nào 0 điểm rồi môn này gỡ môn kia cũng đậu vậy một người thi thi văn 0.5 điểm vẫn được xem là có tư cách đi thi khối C,D (và nếu anh ta tiếp tục 0.5 điểm môn văn nhưng 2 môn kia 10 thì có khả năng anh ta đậu).
Vấn đề thứ 2Các bài làm văn luôn luôn có khuynh hướng viết rất dài, và giám khảo cũng quen với việc không dài là mất cảm tình luôn.
Ta nghĩ thử xem năm ngoái có một người đã làm bài thi đại học môn văn hơn 15 trang giấy mà giấy thi thì bự hơn cả tờ giấy A4.
Chỉ trong hơn 3 giờ đồng hồ, trả lời có 3 câu hỏi vậy mà viết dài còn hơn một bàil luận văn.
Thử đặt vấn đề nếu bài văn đó chưa được học qua bao giờ Bây giờ cho em 3 tiếng để đọc và phân tích chỉ mình bài văn lạ dó thôi thử xem có viết nỗi 15 trang giấy kia không.
Như vậy chỉ có 2 khả năng một là viết bừa, hai là học thuộc lòng rồi vô chép lại. Có thể không phải học rập khuôn một bài mẫu mà là học ở đây 1 ít, kia một tí nhưng tóm lại là cũng vay mượn ý tưởng cả.
Như thế học sinh đã bị ép vào con đường buộc phải học bài tủ từ lâu rồi và giáo viên cũng quen việc đó rồi.
Vấn đề thứ ba là liệu cụm từ "Khả năng cảm thụ văn học" có được hiểu đúng khi ra đề thi???
Như đã nói ở trên, để làm một bài làm đáng được 10 điẻm theo đáp án chỉ có thể chép chứ không sao có suy nghĩ nổi, thời gian đâu vừa suy nghĩ vừa viết chừng đó giấy. Nhà văn mà viết được như thế thì một bộ sách 450 trang viết trong khoảng 4 ngày làm việc là xong và một năm phải ra được cả chục bộ rồi, chẳng lẽ thí sinh giỏi hơn nhà văn??
Như vậy cái gọi là kiểm tra khả năng cảm thụ văn học chỉ là kiểm tra trí nhớ và sự dẻo dai của cổ tay.
Thiết nghĩ đã nói cảm thụ văn học là tác phẩm nào cũng phải cảm thụ được, không cứ gì là tác phẩm trong sách giáo khoa, kể cả tác phẩm hay hay dở học sinh cũng phải biết lựa ra mà phân tích. Nhưng việc chọn tác phẩm ngẫu nhiên làm đề thi lại dẫn đến việc có thể hs này xem qua tác phẩm này rồi hs kia thì chưa rồi lại réo gọi đòi công bằng thi cử.
Vậy nên chăng cần xem xét lại sự khả thi của việc kiểm tra "Khả năng cảm thụ văn học"??

Viết dài quá rồi, bữa nào rảnh viết tiếp

#14
hienlqd

hienlqd

    Lính mới

  • Thành viên
  • 8 Bài viết

Cứ cái đà này thí chắc mai mốt không còn gì gọi là sáng tạo nữa. Từ sáng tạo đã và đang biến mất khỏi từ điển tiếng Việt.

Bác Nguyen Hung nói to chuyện quá. Tôi chỉ muốn nói là cần thông cảm với học sinh. Một học sinh học ở một trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, thi vào khoa tiểu học của một trường sư phạm. Chỉ mong đậu để có việc làm. Chẳng may bị điểm 10 do học thuộc bài để bị mọi người mổ xẻ. Có người còn cho là đạo văn tôi thấy thương quá. Lổi là của cách ra đề và cách chấm chứ có phải của học sinh cả đâu. Nếu thay đổi cách ra đề và cách chấm thì cách học cũng thay đổi theo. Còn bỏ thi môn văn thì tôi không tán thành.

#15
vns_master88

vns_master88

    Naruto

  • Thành viên
  • 507 Bài viết
Không bỏ thi môn Văn được,môn Văn không có tội,tội là ở cách dạy và học kia.
.

#16
Aye-HL

Aye-HL

    Khongtu

  • Thành viên
  • 461 Bài viết
Vậy môn kỹ thuật cũng không có tội- tại sao ko thi? Và cả môn tin học nữa- tại sao không cho vào chương trình thi ĐH?
Môn nào chẳng có cái hay của nó.Không có môn Văn XH vẫn cứ phát triển được.Bằng chứng là nước Mỹ họ không học văn VN mà có sao đâu?
Nên học Văn nhưng không nên lấy nó làm tiêu chuẩn đánh giá vì thực ra nó chẳng đánh giá được gì cả.

Hình đã gửi

#17
vns_master88

vns_master88

    Naruto

  • Thành viên
  • 507 Bài viết

Vậy môn kỹ thuật cũng không có tội- tại sao ko thi? Và cả môn tin học nữa- tại sao không cho vào chương trình thi ĐH?
Môn nào chẳng có cái hay của nó.Không có môn Văn XH vẫn cứ phát triển được.Bằng chứng là nước Mỹ họ không học văn VN mà có sao đâu?
Nên học Văn nhưng không nên lấy nó làm tiêu chuẩn đánh giá vì thực ra nó chẳng đánh giá được gì cả.

thế mới gọi là BGD,không nên quá gay gắt với Văn,đọc Văn cũng hay chứ,còn làm thì với vns câu trả lời là không :geq
.

#18
pntruongan

pntruongan

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 263 Bài viết
Thi tin học là khôgn thể. thứ nhất: mỗi năm là phần mềm lại được nâng cấp, lấy cái gì làm chuẩn? Bây giờ tui không thích học windoze mà tui thích học linux ==> Cái đè thi về windoze tui bị 0 điểm nhưng ai dám bảo tui dốt tin học nào.
Rồi còn vấn đề tui không thích lập trình mà chỉ thích đò họa, chẳng lẽ bắt tui thi pascal, rồi thi thích học quản trị mạng chẳng lẽ bắt tôi thi photoshop hay là việc tôi thích học lắp ráp máy tính thì tới lúc thi lấy đâu máy cho tui thi????
Nói túm lại là tin học không phải là một môn học phổ thông, nó quá bao la, quá rộng lớn, đòi hỏi quá nhiều kinh phí cho học tập, chẳng lẽ lại bắt học sinh bên Mù Căng Chải xuống dưới Hà Nội thi tốt nghiệp môn tin học.


Môn kỹ thuật cũng thế thôi, nói là học kỹ thuật (chương trình mới bây giờ gọi là môn công nghệ) nhưng toàn học may, học nấu ăn, học sửa xe, học nuôi bò, học trồng cây, học tính toán lời lỗ, nó là học cho sang chứ thật ra kiến thức chỉ ở mức xem qua cho biết, bây giờ bảo đi thi thì thi cái gì đây, vác xe đạp đem đập ra cho học sinh sửa à hay là bắt học sinh viết các bước cần thiết để vá vỏ lên giấy thi rồi nộp

Cần nhớ là chủ đề chúng ta đang bàn về thi văn ở bậc phổ thông. Còn nếu là các bậc học khác em xin im ngay không nói nữa.

Em thì vân cứ quan điẻm học văn mà không thi văn là vô lý, thế thì ta phát cho mỗi em một cuốn sách rồi bảo chúgn về nhà thích thì đọc, không thích thì ve chai cho rồi, khỏi phải dạy cho tốn thầy tốn phòng. Môn nào cũng vậy, đã học là phải có kiểm tra, có thi. Nếu không thì chẳng có chế tài nào để bắt học sinh nó học cả, nó có lấy sách xé ra đem chùi đít cũng chẳng mất đi kilo nào cả. HIện nay có một số môn chỉ có kiểm tra học kỳ chứ không lấy để thi tốt nghiệp, đây có thể coi là giảm tải hay cũng có thể coi là bất cập nhưng đó là một chủ đề khác, còn môn văn không thể không thi được.
Là dân đất Việt mà không học văn học Việt thì thoi chết quách đi. Mỹ không học văn VN đấy đúng đấy, nhưng dân Mỹ phải học về Shakepear, về Duma, về Hemingway v.v... . văn là phải học và đã học phải có thi.


Vấn đề hiện nay là cách ra đề và đánh giá chứ không phải tại môn văn. Bất cập thì phải khắc phục trước đã chứ không phải cứ hư là bỏ

#19
nguyen_hung

nguyen_hung

    Đại lãn

  • Thành viên
  • 299 Bài viết

Cứ cái đà này thí chắc mai mốt không còn gì gọi là sáng tạo nữa. Từ sáng tạo đã và đang biến mất khỏi từ điển tiếng Việt.

Bác Nguyen Hung nói to chuyện quá. Tôi chỉ muốn nói là cần thông cảm với học sinh. Một học sinh học ở một trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, thi vào khoa tiểu học của một trường sư phạm. Chỉ mong đậu để có việc làm. Chẳng may bị điểm 10 do học thuộc bài để bị mọi người mổ xẻ. Có người còn cho là đạo văn tôi thấy thương quá. Lổi là của cách ra đề và cách chấm chứ có phải của học sinh cả đâu. Nếu thay đổi cách ra đề và cách chấm thì cách học cũng thay đổi theo. Còn bỏ thi môn văn thì tôi không tán thành.

Mình không có ý to chuyện đâu, mình cũng hiểu tâm lí của học sinh là muốn có việc làm. Nhưng bạn thử nghĩ xem, như thế thì biết khi nào mới gọi là học văn, là học cách tư duy ?

#20
nguyen_hung

nguyen_hung

    Đại lãn

  • Thành viên
  • 299 Bài viết
Tôi cũng công nhận lỗi ở cách ra đề, chắm thi và dạy học. Cách làm như vậy nên đạo văn vẫn còn đất sống, mà nói thẳng ra, rất hiếm có h/s nào không từng đạo văn. Tôi cũng không có ý mổ xẻ h/s này. Cái tôi muốn mổ xẻ là cách ra đề, chấm thi và dạy học.




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh