Đến nội dung

Hình ảnh

Phương Trình Thâu Tóm Cả Vũ Trụ

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 14 trả lời

#1
MyLoveIs4Ever

MyLoveIs4Ever

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 441 Bài viết
Chắc các pác ít biết đến pt này:
$\large\ R_{\gamma v} - \dfrac{1}{2}g_{\gamma v}R - \lambda g_{\gamma v} = -8\pi GT_{\gamma v} $
(dấu "muy" kí hiệu hằng số ma sát trong sách Lí ấy được mình thay bằng dấu $\large\gamma $ do ở đây ko tìm được kí hiệu đó)
Nếu các bạn wan tâm đến định nghĩa và ~ câu chuyện xung quanh pt này thì cùng mình thảo luận nhe
Có cả những câu chuyện xung quanh tien đề 5 Ơ Clit nữa bảo đảm sẽ làm cho các bạn thích thú

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi MyLoveIs4Ever: 26-04-2007 - 16:24


#2
dtdong91

dtdong91

    Tiến sĩ diễn đàn toán

  • Hiệp sỹ
  • 1791 Bài viết

Chắc các pác ít biết đến pt này:
$\large\ R_{\gamma v} - \dfrac{1}{2}g_{\gamma v}R - \lambda g_{\gamma v} = -8\pi GT_{\gamma v} $
(dấu "muy" kí hiệu hằng số ma sát trong sách Lí ấy được mình thay bằng dấu $\large\gamma $ do ở đây ko tìm được kí hiệu đó)
Nếu các bạn wan tâm đến định nghĩa và ~ câu chuyện xung quanh pt này thì cùng mình thảo luận nhe
Có cả những câu chuyện xung quanh tien đề 5 Ơ Clit nữa bảo đảm sẽ làm cho các bạn thích thú

Mình còn biết một pt nữa ko biết có đúng ko
$ e=mc^2$
Bạn Dũng biết gì về pt này ko chỉ giáo cho mình với
12A1-THPT PHAN BỘI CHÂU-TP VINH-NGHỆ AN

SẼ LUÔN LUÔN Ở BÊN BẠN

#3
vietkhoa

vietkhoa

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 644 Bài viết
Đó là phương trình tiêu biểu nhất cho Thuyết Tương Đối:
$E=mc^2$; trong đó E là năng lượng, m là khối lượng và c là vận tốc ánh sáng(hằng số)
Không biết như vậy có đúng không(em cũng không chắc chắn nhất là về cái m, chứ hai cái kia chắc rồi)?!?Chứ phương trình của anh love đọc chẳng hỉu gì luôn!!!
Mà người ta phát hiện hành tinh có sự sống ngoài hệ Mặt Trời rồi đó nha, hy vọng những điều này sẽ giúp chúng ta nghiên cứu khoa học vũ trụ tốt hơn. :beer :luoi :D
Diễn đàn Toán đã quay trở lại!!!Hoan hô!!!

#4
MyLoveIs4Ever

MyLoveIs4Ever

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 441 Bài viết
Cái pt của anh đưa là phương trình cuối cùng trong thuyết trường hấp dẫn của Anhxtanh
$\large\ R_{\gamma v} $ : là tensor Ricci,R là "trace-yếu tố đặc trưng" tensor rút gọn trong phương trình, $\lambda $ là hằng số vũ trụ , $\ g_{\gamma v} $ là đại lượng xác định khỏang cách-tức tensor khỏang cách hình học của không gian ,$\ G $ là hằng số hấp dẫn NewTon ,$\ T_{\gamma v} $ là tensor thể hiện các tính chất của năng lượng,động năng vật chất .......Nói rõ thêm TENSOR :là độ giãn nở của vũ trụ

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi MyLoveIs4Ever: 27-04-2007 - 19:22


#5
MyLoveIs4Ever

MyLoveIs4Ever

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 441 Bài viết
Khoan hãy nói về cái pt này đã hãy nói về tiên đề 5 của Ơ clít đã nha: Chính cái này là tiền đề tranh luận của biết bao nhà khoa học và là 1 trong 3 không gian của vũ trụ.....
Tiên đề 5: Tổng 3 góc trong tam giác bằng 180 độ
Cách CM bằng phản chứng đầu tiên của Saccheri giả sử rằng tiên đề 5 là sai và hy vọng tìm thấy mâu thuẫn nhưng cuối cùng cũng vô vọng ông thu được 1 kết quả khác thường:có thể có hơn 1 đường thẳng đi qua 1 điểm cho trước song song với một đường thẳng cho trước (trái với tiên đề 1)...Các bạn có biết tại sao ko đó là điều giả sử của ông lại hòan tòan đúng..............Vì trong không gian còn tồn tại hình học phi-Euclide là không gian Elliptic (không gian cầu) tam giác trong không gian này có tổng 3 góc trong tam giác > 180 độ và không gian hyperbolic (không gian yên ngựa)-trong không gian này có vô số các đường thẳng song song với 1 đường thẳng cho trước đi qua 1 điểm cho trước không nằm trên đường thẳng đã cho và tổng 3 góc trong tam giác lại < 180 độ......HIHIHI

#6
MyLoveIs4Ever

MyLoveIs4Ever

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 441 Bài viết
Hì hì Anhxtanh là người mình ngưỡng mộ nhất thì nhất định phải hiểu cái phương trình $\ E=mc^2 $ chứ...Này nha : Căn cứ vào nguyên lý của Thuyết tương đối và phương trình Macxoen,có thể dùng khối lượng để trực tiếp đo năng lượng của vật thể.trước hết khối lượng có thể chuyển hóa thành năng lượng.Khi nguyên tố Uran giảm khối lượng rõ rệt thì năng lượng nó phóng thích ra rất lớn.Năng lượng phó`ng thích này bằng số khối lượng bị giảm nhân với bình phương tốc độ anh sáng.Nhưng chính công thức này mà tai họa xảy đến với Anhxtanh sự chết chóc của 2 thành phố cảu Nhật chỉ với 2 quả bom rất nhỏ (nguyên tố Uran đã tạo ra 1 chuỗi dây chuyền hạt nhân) và đã nghiệm đúng công thức của Anhxtanh

#7
MyLoveIs4Ever

MyLoveIs4Ever

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 441 Bài viết
Mình đưa ra 1 phản ứng hạt nhân để minh họa nha:
$\large\dfrac{235}{92}U+\dfrac{1}{0}n -------->\dfrac{236}{92}U--------->\dfrac{142}{56}Ba+\dfrac{92}{36}Kr+3 \dfrac{1}{0} n+ Q (Q=2.10^{10}kJ/mol) $ (Ở đây các số đằng trước là số đ?#8220;ng vị và số khối nha ai học Hóa 10 rùi chắc biết tại ở đây mình biểu thị ko được) Đấy các bạn thấy ko với 1 lượng Urani đủ lớn các hạt notron mới sinh sẽ gây ra 1 pứ đây chuyền đưa nhiệt độ lên hàng triệu độ mà nhiệt độ tăng đột ngột thì áp suất tăng theo thì hậu wả chắc các bạn cũng đã biết hòan tòan đúng cho công thức của Anhxtanh
@: huhuhu chả ai chú ý đến topic này của mình

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi namvk: 28-04-2007 - 10:55


#8
vietkhoa

vietkhoa

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 644 Bài viết
Cái này trong sách NC&PT tác giả Vũ Hữu Bình cũng có nói đến. Về hình học phi Euclide hiện nay có rất nhiều loại, chẳng hạn như của Lobaxepski, Riemann hay một số nhà toán học khác. Hình học phẳng chúng ta học trong chương trình toán sơ cấp hiện nay có độ cong bằng 0, hình học Lobaxepski có độ cong là hằng số âm, ở đó qua 1 điểm có không ít hơn 1 đường thẳng song song với 1 đường thẳng cho trước và tổng các góc trong tam giác nhỏ hơn $180^o$. Hình học phi Eucilde trên mặt phẳng có độ cong là hằng số dương, tổng các góc trong tam giác lớn hơn $180^o$. Ngoài ra có những loại hình học phi Euclide mà ở đó, qua 1 điểm không có đường thẳng nào song song với 1 đường thẳng cho trước...Đây là một vấn đề rất thú vị và vẫn tiếp tục được nghiên cứu.:beer :luoi :D :D :Rightarrow

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi namvk: 28-04-2007 - 10:55

Diễn đàn Toán đã quay trở lại!!!Hoan hô!!!

#9
namvk

namvk

    Tay Trái Vàng

  • Thành viên
  • 592 Bài viết
E=$m_o$$c^2$

Lưu ý: ở đây phương trình của Einstein có khối lượng nghỉ.
Tất cả là phù du.

#10
dtdong91

dtdong91

    Tiến sĩ diễn đàn toán

  • Hiệp sỹ
  • 1791 Bài viết
Đây là bài viết nói về pt ở đầu bài
http://vi.wikipedia....
Phương trình Einstein hay phương trình trường Einstein, phương trình đầy đủ của trường hấp dẫn là một phương trình tenxơ trong lý thuyết tương đối rộng, mô tả mối liên hệ giữa vật chất (cụ thể là năng lượng và động lượng của chúng) và không thời gian cong, thể hiện trường lực hấp dẫn, một lực cơ bản trong tự nhiên [1].

Phương trình này có thể được viết như sau:

$R_{\mu \nu} \ - \ \dfrac{1}{2} \, g_{\mu \nu} \, R \ - \ \Lambda \ g_{\mu \nu} \ = \ -\dfrac{8 \pi G}{c^4} \ T_{\mu \nu}$

Trong đó:

* Rμν: tenxơ Ricci
* R: vô hướng Ricci
* gμν: tenxơ mêtric
* Λ : hằng số vũ trụ
* c : vận tốc ánh sáng trong chân không
* G : hằng số hấp dẫn (giống như hằng số hấp dẫn trong định luật hấp dẫn của Newton)
* Tμν : tenxơ năng lượng-xung lượng

Tenxơ đối xứng chỉ chứa 10 thành phần độc lập, phương trình tenxơ của Einstein tương đương với 1 hệ 10 phương trình vô hướng độc lập.

Cho biết trước một sự sắp đặt vật chất, tức là biết tenxơ năng lượng-xung lượng Tμν, có thể coi phương trình này tìm nghiệm tenxơ mêtric gμν (đại diện cho không thời gian và cũng thể hiện trường hấp dẫn), do tenxơ Ricci và vô hướng Ricci đều phụ thuộc vào gμν một cách phức tạp.

Biết được tenxơ mêtric gμν, có thể biết được một chất điểm tự do đi theo đường trắc địa trong không thời gian tương ứng với gμν như nào. Trong thuyết tương đối rộng, chất điểm tự do không chịu ngoại lực tác động, và lực hấp dẫn không được coi là một ngoại lực tác động lên vật mà chỉ là hiệu ứng của đường trắc địa cong trong không thời gian cong; đường đi cong của chất điểm tự do có thể coi như tác động của lực hấp dẫn trong cơ học cổ điển.

Việc giải phương trình Einstein và hiểu các nghiệm là công việc cơ bản trong môn vũ trụ học. Một số lời giải cho các trường hợp đặc biệt có thể kể đến là nghiệm Schwarzschild (chân không xung quanh một thiên thể không quay, không tích điện), nghiệm Reissner-Nordström và nghiệm Kerr. Khi không thời gian hoàn toàn là chân không (không có vật chất), lời giải thu về mêtric Minkowski của không thời gian phẳng.

Phương trình trường Einstein tiệp cận về định luật vạn vật hấp dẫn Newton trong phép xấp xỉ trường yếu và xấp xỉ chuyển động chậm (so với tốc độ ánh sáng). Thực tế là hằng số hấp dẫn và các hằng số khác được dùng trong phương trình trường Einstein để khớp nó với định luật vạn vật hấp dẫn Newton trong hai phép xấp xỉ trên.
12A1-THPT PHAN BỘI CHÂU-TP VINH-NGHỆ AN

SẼ LUÔN LUÔN Ở BÊN BẠN

#11
Doraemon

Doraemon

    Mèo Ú

  • Hiệp sỹ
  • 239 Bài viết

Khoan hãy nói về cái pt này đã hãy nói về tiên đề 5 của Ơ clít đã nha: Chính cái này là tiền đề tranh luận của biết bao nhà khoa học và là 1 trong 3 không gian của vũ trụ.....
Tiên đề 5: Tổng 3 góc trong tam giác bằng 180 độ
Cách CM bằng phản chứng đầu tiên của Saccheri giả sử rằng tiên đề 5 là sai và hy vọng tìm thấy mâu thuẫn nhưng cuối cùng cũng vô vọng ông thu được 1 kết quả khác thường:có thể có hơn 1 đường thẳng đi qua 1 điểm cho trước song song với một đường thẳng cho trước (trái với tiên đề 1)...Các bạn có biết tại sao ko đó là điều giả sử của ông lại hòan tòan đúng..............Vì trong không gian còn tồn tại hình học phi-Euclide là không gian Elliptic (không gian cầu) tam giác trong không gian này có tổng 3 góc trong tam giác > 180 độ và không gian hyperbolic (không gian yên ngựa)-trong không gian này có vô số các đường thẳng song song với 1 đường thẳng cho trước đi qua 1 điểm cho trước không nằm trên đường thẳng đã cho và tổng 3 góc trong tam giác lại < 180 độ......HIHIHI

Vậy theo như bạn nói thì từ giả sử của Saccheri ông sẽ thu được hai hình học Elliptic và hyperbolic? Vậy trong không gian cầu của bạn thì có mấy đường thẳng song song với đường đã cho? :)
Thân lừa ưa cử tạ ! :)

#12
Alph@

Alph@

    Linh hồn bất diệt

  • Thành viên
  • 235 Bài viết
Đố các bạn biết tại sao c lại phải bình phương?

#13
namvk

namvk

    Tay Trái Vàng

  • Thành viên
  • 592 Bài viết
Cái này hình như hôm đó Alph@ đố rồi thì phải.
Tất cả là phù du.

#14
KhanhThu

KhanhThu

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 42 Bài viết
Bạn có thể mua sách "Phương Trình thâu tóm cả vũ trụ" có nói rõ và nhiều hơn về vấn đề này.

Quyển "giai điệu dây và bảng giao hưởng vũ trụ" Có cách giải thích tương đối dễ nắm hơn về cả Thuyết tương đối và thuyết lượng tử.

#15
KhanhThu

KhanhThu

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 42 Bài viết
Có một điểm mà thuyết tương đối đặt ra là nghịch lý "hai anh em song sinh"( một người ở trái đất, người kia chuyển động với vận tốc gần vận tốc ánh sáng) không biết có bạn nào từng mơ tưởng mình kéo dài được cuộc sống chưa nhỉ?
Người ta đã làm thí nghiệm cho một hạt cơ bản( hạt muon) chuyển động với vận tốc rất gần vận tốc ánh sáng trong một máy gia tốc (298.000km/s, 99.5% vận tốc ánh sáng) thời gian sống được được tăng lên 10 lần. trong khi bình thường chỉ hai phần triệu giây tuổi hạt muon đã tự hủy.==> nếu tương tự thì tuổi trung bình của loài người sẽ là 700 tuổi chứ không phải 70.

Vấn đề duy nhất làm cản trở khả năng sống lâu của chúng ta là: Những hạt muon chuyển động nhanh thỉ đơn giản cảm nhận thời gian khác với anh em bà con đứng yên của chúng. Nghĩa là trong khi đồng hồ của những hạt đứng yên báo đã đến lúc tự bắn súng vào đầu mình thì những đồng hồ kia vẫn còn đang báo còn dư thời gian. Một cách khác, hệ quy chiếu thời gian chỉ khác đi chứ không phải chúng ta sống lâu hơn. Cả hai hạt muon đứng yên và chuyển động chỉ có thể cảm nhận thời gian sống của chúng như bình thường.

Và để suy nghĩ: bạn thử lấy hệ quy chiếu thời gian là trong chiếc tàu của người anh động trên phi thuyền trong vũ trụ. thì người này có thấy người ở trái đất sống lâu hơn không?

Mình rất không thích những người đổ lỗi gián tiếp hay trực tiếp cho Enstein về bom nguyên tử. Ông chỉ sáng tạo nên lý thuyết mô tả vũ trụ, còn hệ quả của nó ông không thê lường trước được.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi KhanhThu: 05-06-2007 - 14:21





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh