Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi tuyển sinh PTNK(2007-2008) môn toán chuyên


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 9 trả lời

#1
Ma-Đế1411

Ma-Đế1411

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết
Thời Gian Làm Bài : 150 phút
Câu 1.
a) Giải hệ phương trình : $\left{\begin{x^2+6y=6x}\\{y^2+9=2xy}$

b) Cho $a = \sqrt{11+6\sqrt{2} } , b=\sqrt{11-6\sqrt{2} }$ . Chứng Minh Rằng $a;b$ Là $2$ Nghiệm Của Một Phương Trình Bậc $2$ Với Hệ Số Nguyên
c) Cho $c=\sqrt[3]{6\sqrt{3}+ 10 } ; d = \sqrt[3]{6\sqrt{3}-10}$. Chứng Minh Rằng $c^2 ; d^2$ là $2$ nghiệm của $1$ phương trình bậc $2$ với hệ số nguyên.

Câu 2. Cho tam giác $ABC$ nội tiếp ( C ) . $P$ là $1$ điểm di động trên cung $BC$ không chứa $A$. Hạ $AM , AN $lần lượt vuông góc với $PB;PC$.

a) Chứng minh rằng đường thẳng $MN$ đi qua $1$ điểm cố đinh.
b) Xác định vị trí của điểm$ P$ sao cho biểu thức $AM.PB + AN.PC $ đạt giá trị lớn nhất.
Câu 3.
a) Cho $a;b;c;d$ là các số thực dương thỏa mãn điều kiện $ab=cd=1$. Chứng minh bất đẳng thức $(a+b)(c+d)+4 \geq 2 (a+b+c+d)$
b) Cho$ a;b;c;d$ là các số dương thỏa mãn điều kiện $abcd =1$. CHứng minh bất đẳng thức $(ac+bd)(ad+bc) \geq (a+b)(c+d)$

Câu 4. CHo hình thang $ABCD$ có đáy $AB$ và $CD$. Biết rằng đường tròn đường kính $CD$ đi qua trung điểm các cạnh bên $AD ; BC $và tiếp xúc với $AB$. Hãy tìm số đo các góc của hình thang.

Câu 5.
a) Cho $a;b;c$ là các số thực dương phân biệt có tổng bằng $3$. Chứng minh rằng trong $3$ phương trình $x^2-2ax+b=0 ; x^2-2bx+c=0 ; x^2 -2cx+a=0 $ có ít nhất $1$ phương trình có $2$ nghiệm phân biệt và có ít nhất một phương trình vô nghiệm.
b) Cho $S$ là $1$ tập hợp gồm $3$ số tự nhiên có tính chất : tổng $2$ phần tử tùy ý của S là $1$ số chính phương ( Ví dụ S ={5;20;44} hoặc S= {10;54;90} là các tập hợp thỏa mãn điều kiện trên ). Chứng minh rằng trong tập $S$ có không quá $1$ số lẻ

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi detectivehien: 25-06-2007 - 20:51


#2
Condor Hero

Condor Hero

    Lính mới

  • Thành viên
  • 7 Bài viết
Xí Trước Câu 1 b:
$a={3+ sqrt{2}} $
$b={3 - sqrt{2}} $
a+b=6
ab=5
=> a,b la` nghiem cua PT ...............

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Condor Hero: 18-06-2007 - 21:36


#3
vietkhoa

vietkhoa

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 644 Bài viết
Sao không xí luôn câu 1c???
$c= \sqrt{3} + 1;d= \sqrt{3} - 1$
$c^2 + d^2 = 8$
$c^2d^2 = 4$
Vậy $c^2 ; d^2$ là nghiệm của phương trình $x^2-8x+4=0$ :P

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vietkhoa: 19-06-2007 - 13:59

Diễn đàn Toán đã quay trở lại!!!Hoan hô!!!

#4
pirate

pirate

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 129 Bài viết
câu 1a là thú vị nhất. cộng hai phương trình là ra một bình phương quá đẹp
Câu khó nhất với tôi là câu 3a. từ hồi thi tới giờ làm hoài không được.

Năm nay hình như đề thi của hai vòng không phân biệt là mấy. Tôi thấy cái nào cũng khó ?

#5
detectivehien

detectivehien

    I'm detectivehien

  • Thành viên
  • 310 Bài viết

câu 1a là thú vị nhất. cộng hai phương trình là ra một bình phương quá đẹp
Câu khó nhất với tôi là câu 3a. từ hồi thi tới giờ làm hoài không được.

Câu đó vui phết :D :D
3a.
Ta có
$x=a+b\geq 2\sqrt{ab}=2$
$y=c+d\geq 2\sqrt{cd}=2$
Do đó:
$(x-2)(y-2)\geq 0$
$xy+4\geq 2(x+y) (DPCM )$ :D
3b.
Đặt $m=ab,n=cd,p=ad,q=bc$ thế thì mn=pq=1
theo câu a:
$(mn+pq)\geq 2(m+n+p+q)-4=(m+n+p+q)+(m+n+p+q)-4\geq (m+n+p+q) (do m+n+p+q\geq4\sqrt{mnpq}=4)$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi detectivehien: 22-06-2007 - 20:59

Trời cao trong xanh sương sớm long lanh mặt nước xanh xanh cành lá rung rinh...

#6
vd_tan

vd_tan

    Chuyên toán

  • Thành viên
  • 137 Bài viết
Bài 1: (có người giải trên diễn đàn rồi !)
Bài 2
a>Đường thẳng Simson
b> Dùng diện tích (cộng 2 diện tích lại ,rồi vẽ đường cao xuống )
Bài 3: (có người giải trên diễn đàn rồi !)
Bài 4: Hãy chứng minh ABCD là hình thang cân (AB // CD ,AD=BC ) rồi suy ra kết quả sau:
105 ; 75; 105 ;75
Bài 5:
a> *Có nghiệm thì mình dùng phản chứng sau đó dùng Cô-si(có nhiều trong sách nên chắc ai cũng biết )
* (chứng minh vô nghiệm),giả sử a>b>c ,kết hợp với a+b+c=3 suy ra a>1 và c<1
Nên c^2 - a <0 do đó PT3 vô nghiệm (Còn cách khác nhưng dài hơn ).Tương tự
b> Giả sử tồn tại hai số chính phương lẻ trở lên. Ta sẽ chứng minh không có hai số này không bằng nhau. Thật vậy nếu hai số chính phương này bằng nhau và có dạng 2a+1 .Suy ra tồn tại số chính phương có dạng 4a +2 vô lí.
*Nếu hai số này không bằng nhau 1 trong hai số có dạng 4k+1 và số thứ hai có dạng 4l+3
&> Nếu sô thứ hai có dạng : 4j suy ra 4(j +l ) +3 là cp (vô lí)
4j +1 thì 4(j+k) +2 là cp (vô lí)
4j+2 thì 4(j+k) +3 là cp (vô lí)
4j + 3 thì 4(j+l +1) +2 là cp (vô lí )
Từ đó suy ra ĐPCM)
(mình cũng có thi cái này nữa nên mong mọi người góp ý coi thử là Đ hay S !)

#7
pirate

pirate

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 129 Bài viết
Có ai đậu không? Cho làm quen. Xin Tên họ luôn nhé. Tôi thiếu 0.25 để vào lớp T.
TRời ạ! Tức Muốn chết luôn.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi pirate: 25-06-2007 - 22:04


#8
pirate

pirate

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 129 Bài viết
Bài 4 cứ tính thẳng ra luôn, khỏi chứng minh hình thang cân làm gì?

#9
vd_tan

vd_tan

    Chuyên toán

  • Thành viên
  • 137 Bài viết
Tôi được 32 điểm. Muốn làm quen cái gì (Vân Duy Ngọc Tân).
Bài số 3 tính thẳng là thế nào ?.Giải ra cho mọi người thấy đi!!!. Mà thiếu 0.25 thì vào lớp chuyên Tin (học đỡ ^-^)

#10
pirate

pirate

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 129 Bài viết
BÀi 3 Cứ kẻ đường cao của hình thang ra rồi tính sin là xong.




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh