Jump to content

Photo

Cứu em mí anh ơi


  • Please log in to reply
8 replies to this topic

#1
Le Minh Toan

Le Minh Toan

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 25 posts
Mí anh giải giùm bài này nhé :
Cho (O,R) và một điểm I cố định bên trong đường tròn. AB là dây cung quay quanh I.
a) Chứng minh $IA.IB=R^2-OI^2$
b) Chứng minh IA.IB=IC.ID (CD là dây cung qua I)
c) Giả sử AB :D CD tại I. Chứng minh rằng $ AB^2 + CD^2= 8R^2 - 4OI^2 $ :D vị trí của các dây cung AB, CD sao cho diện tích ACBD lớn nhất.
d) Chứng minh $ IA^2 + IB^2 + IC^2 + ID^2 = 4R^2$
Cảm ơn mí anh nhìu

Edited by ilovemoney_hic, 15-07-2007 - 17:19.

Một bài học cứ lặp đi lặp lại cho đến khi nào bạn thuộc. Nó chính là hiện thân của bạn ở nhiều trạng thái khác nhau. Chỉ khi bạn hiểu nó, bạn mới có thể bước qua bài học khác.
A lesson is repeated until learned. It is presented to you in various forms until you learn it -- then you can go on to the next lesson.

#2
pirate

pirate

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 129 posts
Hình đã gửi
Câu a:
Kéo dài OI cắt đường tròn (O) tại E, F.
Ta có:$ \triangle AIE \sim \triangle FIB \Rightarrow \dfrac{IA}{IE}=\dfrac{IF}{IB} $
$ \Rightarrow IA.IB=IE.IF=(OE-OI)(OF+OI)=R^2-OI^2$
Câu b: em tự chứng minh cho quen nhé, giống câu a thôi.
Câu d:Từ O lần lượt kẻ OM, ON vuông góc với AB, CD.
Theo định lý đường kính vuông góc với dây cung, suy ra M, N lần lượt là trung điểm AB, CD.
Chứng minh MINO là hình chữ nhật $\Rightarrow MI=ON; MO=IN$
Ta có: $IA^2+IB^2+IC^2+ID^2=(MA+MI)^2+(MA-MI)^2+(ND-IN)^2+(NC+IN)^2$
$=2(MA^2+ON^2+NC^2+MO^2)=2(AO^2+OC^2)=4R^2$ (pythago)
Câu c:$ AB^2+CD^2=(IA+IB)^2+(IC+ID)^2=IA^2+IB^2+IC^2+ID^2+2(IA.IB+IC.ID)$
$=4R^2+4IA.IB=4R^2+4R^2-4OI^2=8R^2-4OI^2$
Ta có:$S_{ABCD}=\dfrac{1}{2}AB.CD \leq \dfrac{1}{4}(AB^2+CD^2)=2R^2-OI^2$ (không đổi)
Vậy GTLN của $S_{ABCD} $là $ 2R^2-OI^2$ đạt được khi AB=CD.

Edited by pirate, 12-07-2007 - 22:50.


#3
Gabriel

Gabriel

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 41 posts
Câu a thì không cần rắc rối như pirate. Ta khai triển R^2 - IO^2 = (R-IO)(R+IO) là ra.

Câu b thì ta chứng minh tương tự câu a với CD từ đó dùng tính chất bắt cầu :D
"Chém cha cái kiếp "lính phòng không""
----------------------------------------
"Ba trăm năm lẻ về sau
Ai người hiểu được chân tình của ta?"

#4
pirate

pirate

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 129 posts
Sao lại rắc rối, giống nhau thôi mà

#5
Le Minh Toan

Le Minh Toan

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 25 posts

Hình đã gửi
Câu a:
Kéo dài OI cắt đường tròn (O) tại E, F.
Ta có:$ \triangle AIE \sim \triangle FIB \Rightarrow \dfrac{IA}{IE}=\dfrac{IF}{IB} $
$ \Rightarrow IA.IB=IE.IF=(OE-OI)(OF+OI)=R^2-OI^2$
Câu b: em tự chứng minh cho quen nhé, giống câu a thôi.
Câu d:Từ O lần lượt kẻ OM, ON vuông góc với AB, CD.
Theo định lý đường kính vuông góc với dây cung, suy ra M, N lần lượt là trung điểm AB, CD.
Chứng minh MINO là hình chữ nhật $\Rightarrow MI=ON; MO=IN$
Ta có: $IA^2+IB^2+IC^2+ID^2=(MA+MI)^2+(MA-MI)^2+(ND-IN)^2+(NC+IN)^2$
$=2(MA^2+ON^2+NC^2+MO^2)=2(AO^2+OC^2)=4R^2$ (pythago)
Câu c:$ AB^2+CD^2=(IA+IB)^2+(IC+ID)^2=IA^2+IB^2+IC^2+ID^2+2(IA.IB+IC.ID)$
$=4R^2+4IA.IB=4R^2+4R^2-4OI^2=8R^2-4OI^2$
Ta có:$S_{ABCD}=\dfrac{1}{2}AB.CD \leq \dfrac{1}{4}(AB^2+CD^2)=2R^2-OI^2$ (không đổi)
Vậy GTLN của $S_{ABCD} $là $ 2R^2-OI^2$ đạt được khi AB=CD.

Anh ơi tại sao ở câu c $IA^2+IB^2+IC^2+ID^2=4R^2$ chẳng lẽ mình chứng minh trước câu d sao anh.
Một bài học cứ lặp đi lặp lại cho đến khi nào bạn thuộc. Nó chính là hiện thân của bạn ở nhiều trạng thái khác nhau. Chỉ khi bạn hiểu nó, bạn mới có thể bước qua bài học khác.
A lesson is repeated until learned. It is presented to you in various forms until you learn it -- then you can go on to the next lesson.

#6
pirate

pirate

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 129 posts
Chắc vậy thôi em ạ!!!!

#7
pirate

pirate

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 129 posts
Đừng quá lo về vấn đề này. Trong những kì thi, lúc nào trình tự câu hỏi cũng được sắp xếp một cách logic, câu trước bổ sung cho câu sau.
Hoặc là em có thể lấy phẩn chứng minh ở câu d cho vào câu c. Đến câu d, em viết lại. (hơi tốn công)

#8
ngo duy thanh

ngo duy thanh

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 posts

Đừng quá lo về vấn đề này. Trong những kì thi, lúc nào trình tự câu hỏi cũng được sắp xếp một cách logic, câu trước bổ sung cho câu sau.
Hoặc là em có thể lấy phẩn chứng minh ở câu d cho vào câu c. Đến câu d, em viết lại. (hơi tốn công)

chua chac nha nhu ki` thi tuyen sinh lop 10 vua roi` kia` cau c,d xep sai cho~ kia

#9
ilovemoney_hic

ilovemoney_hic

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 249 posts
Thực ra bài này không cần chứng minh câu d trước câu c. Theo nguyênn tắc nếu em dùng kết quả câu d cm câu c thì phải chứng minh câu d trong phần c và chép lại "sạch đẹp" ở phần d vì vậy điều này nên tránh (dĩ nhiên lúc thi mà cuống thì cách nào cũng phải làm):
c) $ AB^2 + CD^2= 4(MB^2+NC^2)= 4(R^2- OM^2+R^2-ON^2)=4(2R^2- (OM^2+ON^2))=8R^2-2OI^2$




1 user(s) are reading this topic

0 members, 1 guests, 0 anonymous users