Đến nội dung

Hình ảnh

Lê Dũng Tráng-

- - - - -

  • Please log in to reply
Chưa có bài trả lời

#1
ngocson52

ngocson52

    Kẻ độc hành

  • Founder
  • 859 Bài viết
Lê Dũng Tráng - "cầu nối" toán học
Việt Nam với thế giới

Hình đã gửi

Viện toán học vừa tổ chức trọng thể lễ trao bằng Tiến sĩ danh dự của Viện khoa học và công nghệ Việt Nam cho GS. VS Lê Dũng Tráng, giám đốc Trung tâm toán học thuộc Viện Vật lý lý thuyết quốc tế ở Trieste, Italia.
Đối với không ít người, cái tên Lê Dũng Tráng xuất hiện trong toán học một cách đầy ấn tượng. mùa hè năm 1968, một nhóm khoảng mười thanh niên thuộc Trung tâm Toán học của trường Bách Khoa Paris tổ chức tại Phần Lan một lớp học dưới sự hướng dẫn của Hironaka. Đó là lúc nhà toán học Nhật Bản (giải thưởng Fields tại IMC 1970), sau hơn mười năm nỗ lực, vừa hoàn thành xong viẹc chứng minh một trong những định lý quang trọng nhất của toán học là Định lý về giải kỳ dị của các đa tạp trên trường đặc số bằng không. Ở Phần Lan, Hironaka đã giới thiệu với các đồng nghiệp trẻ tuổi về những kết quả mới của John Milnor về tô pô của các siêu mặt phức tại lân cận điểm kỳ dị. lớp học bên bờ Ban tích mùa hè năm ấy quả là nơi hội ngộ may mắn của nhiều điều tốt lành: một đối tượng nghiên cứu cơ bản và đầy bí ẩn + một vị đại sư phụ + một dàn đệ tử trẻ trung, tài năng và khát khao sáng tạo. Chỉ vài năm sau, hầu hết các học viên đã trở thành những nhà toán học nổi tiếng: Bernard Teissier, Risler, Monique Lejeune... và Lê Dũng Tráng, người ít tuổi nhất lớp học.
Hình đã gửi
Lê Dũng Tráng, J.F. Nash, T. Regge

Sinh năm 1947, Lê Dũng Tráng bảo vệ luận án Tiến sĩ khoa học năm 1971. Anh là một trong những TSKH trẻ nhất nước Pháp. Và điều quan trọng hơn, anh đã kịp là đồng tác giả của Định lý Lê-Ramanujam, hay còn gọi là "Định lý Mu=constant": trong một họ siêu mặt có kỳ dị cô lập, nếu số Milnor - "số Mu" - là không đổi, thì kiểu tô pô của họ siêu mặt cũng không đổi. Cho đến tận bây giờ, sau hơn 30 năm, định lý này vẫn đang là điểm xuất phát cho nhiều kết quả mới trong tô pô, hình học đại số và giải tích phức (thoạt tiên, định lý Mu=constant được biết đến trong lớp học Phần Lan như là "Giả thuyết Hironaka". Nếu theo một định nghĩa vui đùa nhưng không phải là không có căn cứ được lưu truyền giữa những người làm toán: một nhà toán học lớn là người giải được giả thuyết của một nhà toán học lớn, thì năm 1970, chàng trai mang dòng máu thuần Việt đã trở thành một nhà toán học lớn khi anh chưa đầy 23 tuổi).
Sang Pháp từ lúc sơ sinh, lớn lên và thành danh trên đất Pháp, nhưng Lê Dũng Tráng mang quốc tịch Việt Nam. Từ khi còn là sinh viên đại học, anh đã nhiệt tình tham gia phong trào đấu tranh vì một nước Việt Nam hòa bình độc lập và thống nhất. Như lời anh thuật lại, việc anh nỗ lực để trở thành TSKH ở tuổi 24 cũng một phần vì anh muốn đóng góp thật kịp thời một chút thành tích của mình cho hội "Việt kiều yêu nước" (Sau này, khi là giáo sư ở trường Đại học Paris 7, anh đã từng giữ chức chủ tịch hội).
Năm 1972 lần đầu tiên anh Tráng về thăm Việt Nam, mở đầu cho một quan hệ thân thiết dài lâu giữa anh và cộng đồng làm toán trong nước.
Hơn 30 năm làm toán, bây giờ Lê Dũng Tráng là một trong những nhà toán học hàng đầu thế giới. Sau định lý Lê-Ramanujam là định lý Hahm-Lê, Lê-Teissier và nhiều định lý lưu danh khác, sau lời giải giả thuyết Lefschetz về nhóm cơ bản của phần bù đường cong, giả thuyết Grothendieck về độ sâu đồng luân. Các công trình của anh về đơn đạo của phân thớ Milnor, về đa tạp cực, về lý thuyết phân tầng của các đa tạp giải tích, về kỳ dị tại vô hạn, về tô pô của hàm giải tích trên đa tạp có kỳ dị... là những kết quả cơ bản của lý thuyết hình học các kỳ dị phức. Tên của Lê Dũng Tráng được gắn với nhiều khái niệm toán học quan trọng: Lê-variety, Lê-cycle, Lê-number, Lê-module... Chắc chắn giới toán học sẽ tổ chức hội nghị khoa học tôn vinh anh vào những dịp thích hợp và sẽ có những nhà toán học lỗi lạc giới thiệu cho chúng ta đầy đủ hơn về những đóng góp của Lê Dũng Tráng cho toán.
Hơn 30 năm kể từ lần đầu tiên anh Lê Dũng Tráng giảng bài (bằng tiếng Việt mà lúc đó anh vừa tự học) giữa một Hà Nội đang trong thời chiến tranh, đến bây giờ, không thể nhớ hết những lần anh về nước tham gia đào tạo các nhà toán học Việt Nam, từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh, từ Vinh đến Đà Lạt. Không ita nhà toán học trong nước đã trưởng thành với sự giúp đỡ của anh. Đã có một thời, anh là ìcầu nối” giữa Hội toán học Việt Nam với nhiều tổ chức toán học trên thế giới, đặc biệt là Tây Âu, Mỹ và Nhật. Hiện nay, với cương vị là giám đốc Trung tâm toán học tại Viện nghiên cứu Vật lý lý thuyết quốc tế ở Trieste, giáo sư Lê Dũng Tráng đang tiếp tục giúp đỡ cộng đồng làm toán Việt Nam một cách có hiệu quả.
Khi đứng lên phát biểu tại buổi lễ nhận bằng tiến sĩ danh dự, sau câu mở đầu ìvậy là đã hơn ba mươi năm…”, anh Tráng nghẹn lời vì xúc động. Câu nói ấy làm thức dậy trong anh và trong những người có mặt rất nhiều kỷ niệm. Riêng tôi, tôi chợt nhớ đến ngày 30 tháng Tư năm 1975, tin chiến thắng đến ngay sau khi chúng tôi vừa rời buổ giải bài của anh Lê Dũng Tráng ở 208Đ, phố Đội Cấn. Trong rừng người đổ về bờ hồ Hoàn Kiếm hôm ấy có anh Tráng và trong niềm vui của những người dân Việt hôm ấy có anh Tráng – một niềm vui trọn vẹn của một người trong cuộc. Anh đã dành cho đất nước Việt Nam rất nhiều tâm huyết và nước Việt cũng đem lại cho anh những giây phút không thể nào quên, những phút giây không phải người nào cũng may mắn có được trong cuộc đời.
HÀ HUY VUI
Tạp chí Tia Sáng 4. 2005
Sống trong đời sống cần có một túi tiền.
Để làm gì em biết không?
Để gái nó theo, để gái nó theo... :D




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh