Đến nội dung

Hình ảnh

PGS.TS Vũ Đình Hoà - Trưởng đoàn IMO 48 Việt Nam

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
BlnGcc

BlnGcc

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 93 Bài viết
Thứ Sáu, 03/08/2007 - 4:25 PM

PGS.TS Vũ Đình Hoà - Trưởng đoàn IMO 48 Việt Nam:
ìMáu trong người tôi cũng là... những con số”


PGS.TS Vũ Đình Hoà.
(Dân trí) - Bố mẹ đều là xã viên hợp tác xã trình độ lớp 2. Gia đình có 8 anh em đều là công nhân. Chỉ mỗi mình anh được đến trường. Không phải vì anh được ưu ái hơn mà vì vào thời điểm đó, năm 1969, trong khi bố mẹ anh lương chỉ có hơn 20 đồng/tháng, anh đã được nhận học bổng 19 đồng/tháng để tự trang trải cho việc học của mình và còn mang về cho mẹ...


Đó chính là ìvạch xuất phát” đến với chân trời Toán học của PGS.TS Vũ Đình Hoà - Trưởng đoàn cho đội tuyển Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế lần thứ 48 (IMO 48). Trong hơn 10 năm qua, hầu như năm nào anh cũng giữ ìchân” trưởng đoàn.



Không nổi danh, không giàu có, cả sự nghiệp của PGS.TS Vũ Đình Hoà gói trọn trong những tấm huy chương vàng, bạc, đồng của các kỳ thi Toán Quốc tế mà các học trò thân yêu của anh đã mang về cho đoàn Việt Nam.



ìTôi không phải là một người thành đạt!”



Là một trong 5 học sinh đầu tiên đại diện cho học sinh Việt Nam đi tham dự Olympic Toán Quốc tế (1974), hơn 30 năm đã trôi qua, kỷ niệm còn lưu lại trong ký ức của anh về những cái ìthuở ban đầu” ấy là gì vậy?



Năm 1969, Sở GD-ĐT Hà Nội mở lớp chuyên đầu tiên đào tạo học sinh năng khiếu Toán và Văn ở bậc THCS và tôi đã thi đậu. Các bạn đồng môn của tôi thủơ ấy đều học rất giỏi (3 năm sau, lớp tôi đóng góp 4/5 nhân sự của đội tuyển IMO) và đa số các bạn tôi đến nay đều đã thành danh.



Kỳ thi IMO năm 1974 là kỳ thi đáng nhớ nhất trong cuộc đời của tôi. Ngày đó, dù chiến tranh ác liệt, cố GS.TS Tạ Quang Bửu - Bộ trưởng Bộ Đại học vẫn theo dõi sát kỳ thi và chỉ đạo tinh thần chuẩn bị. Lẽ ra chúng ta có thể tham dự kỳ thi này từ năm 1973 vì đầu năm đó, Bộ đã lên kế hoạch nhưng không kịp vì thời gian gấp gáp quá.



Vì vậy, đến tháng 3/1974, có kết quả thi học sinh giỏi Toán toàn miền Bắc, đội tuyển Toán Việt Nam đã tuyển chọn và tập trung ôn luyện. Đến tháng 7 năm đó, chúng tôi lên đường đến CHDC Đức, nước đăng cai tổ chức IMO 15.



Đích thân cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng điện thoại từ Văn phòng Chính phủ sang động viên. Nhưng những ngày đó, tôi bị ốm tới mức phải nhập viện, bài thi chỉ làm được 31/40 điểm và nhận huy chương bạc.



Theo bảng điểm đưa ra lần đầu, Việt Nam không có huy chương vàng (HCV). Sau đó, nhờ đề nghị của trưởng đoàn Pháp, bài thi của Hoàng Lê Minh được thêm 1 điểm (38) đủ ìtiêu chuẩn” nhận HCV. Ngoài ra, đoàn đạt thêm 2 huy chương đồng.



Thứ trưởng Bộ Đại học Hoàng Xuân Tùy khi đó đã ra đón chúng tôi tận sân bay. Ngày ấy, phần thưởng dành cho chúng tôi không phải là triệu nọ, triệu kia như bây giờ mà là những chiếc đồng hồ báo thức và rất nhiều... bút máy.



Có vẻ như ký ức đó của anh đều là những kỷ niệm rất lung linh?



Không bao giờ tôi quên được những giờ phút đẹp đến vậy. Tuổi trẻ của tôi đã qua và tôi luôn hy vọng những người trẻ tuổi khác cũng có những giờ phút đẹp như tôi. Chính vì vậy, công việc bồi dưỡng cho những học sinh giỏi để đi thi quốc tế giống như là duyên nợ của cuộc đời tôi. Tôi chưa bao giờ tự nhận là một người thành đạt nhưng tôi luôn tự hài lòng về bản thân mình.



ìBạn bè tôi có người đã chết ngay trên bàn học...”



Học trò bây giờ vẫn luôn thấy khiếp sợ vì sự học của ìdân” chuyên Toán. Anh có thể chia sẻ cùng nỗi niềm này của họ qua những chuỗi ngày anh đã từng là ìdân” chuyên?



IMO đầu tiên được tổ chức năm 1959 tại Romania. Kể từ đó, nó được tổ chức hằng năm với sự tham dự của hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ.



Trong số Olympic quốc tế các môn khoa học thì IMO là kỳ thi được tổ chức sớm nhất. Riêng đối với Việt Nam, năm nay IMO đã trở thành một kỳ thi đặc biệt nhất vì sau 33 năm ìmang chuông đi đánh xứ người”, lần đầu tiên Việt Nam được đăng cai tổ chức IMO.


Những gì còn lại trong ký ức của tôi là lớp học tập trung dưới những dãy nhà mái lợp bằng giấy dầu ngột ngạt, những giờ học căng thẳng, căng thẳng đến khủng khiếp. Có người bạn đồng môn của tôi đã chết trên bàn học, có người bạn khác thì học nhiều đến mức hoá tâm thần...



Dù vậy, tôi vẫn yêu môn Toán. Yêu bằng một tình yêu giống như là định mệnh. Ngay từ khi còn là một cậu bé nhỏ xíu lớp một đánh vần còn chưa thạo, tôi đã loay hoay hơn một năm trời chỉ vì lời giải cho bài ìgà chó bó lại cho tròn...”, rồi lại đến ìsói, cừu, dê...”.



Tình yêu này của anh có được đền đáp lại xứng đáng?



Sau khi được HCB trong cuộc thi IMO 15, tôi được triệu tập học ngoại ngữ để chờ ngày đi du học. Đáng lẽ đi Nga, nhưng rồi Bộ ĐH lại điều tôi sang CHDC Đức vì phải cho vài người sang đó để giữ... ìngoại giao”!



9 năm sau, tôi về nước với tấm bằng Tiến sĩ và công tác ở Viện Tính toán và Điều khiển. Đến năm 1989, tôi lại được đi trao đổi ở Viện Hàn lâm Khoa học Đức. Nước Đức thống nhất, ở lại làm tiếp luận văn Tiến sỹ khoa học đến tận năm 1997 mới về nước. Cơ quan cũ của tôi khi đó đã giải thể vì không còn phù hợp cơ chế mới và tôi trở thành cán bộ nghiên cứu Viện Công nghệ Thông tin (CNTT) mới thành lập năm 1993. Thời gian này, tôi còn là giảng viên thỉnh giảng tại ĐH Bách khoa.



Năm 1999, lần đầu tiên có một trung tâm quy tụ các học sinh từng đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế và khu vực do Công ty FPT thành lập. Tôi đã được mời làm Giám đốc của Trung tâm này và cùng với công việc làm Trưởng đoàn học sinh Việt Nam đi tham dự IMO hàng năm thì tôi còn là Trưởng bộ môn Khoa học máy tính, khoa CNTT, ĐH Sư phạm Hà Nội.



ìTôi muốn như Gavơrốt!”



Ôm đồm một núi công việc như vậy, thời gian của anh hẳn là chỉ luôn ìnhảy nhót” triền miên cùng với những con số?



Yêu môn Toán, đã đành thế vì có lẽ máu chảy trong người cũng là bằng những con số. Nhưng tôi cũng có một niềm đam mê khác không kém phần sôi nổi, ấy là đọc sách. Tôi rất thích khi tự nhận mình một cái thư viện lưu động! Một cái thư viện khắt khe, cố chấp bởi nhiều quy tắc. Mỗi khi đọc một cuốn sách, nếu tôi thấy rất yêu, rất nhớ một nhân vật, một sự việc nào đó là tôi phải tìm hiểu cặn kẽ, lý giải cặn kẽ cho bằng được sự yêu, sự nhớ đó.



Với bất kỳ một tác giả nào mà mình yêu thích, tôi cũng đều phải tìm hiểu cho bằng được họ là ai, họ đã sống và ìchiến đấu” ra sao khi sinh ra ìđứa con” mà tôi đang có vinh dự nâng niu!



Nhập tâm cùng những cuốn sách đến vậy, anh có bao giờ thấy mình giống với một nhân vật nào đó mà anh đã từng đọc?



Tôi rất thích cuốn tiểu thuyết ìNhững người khốn khổ” của Victor Hugo và muốn thấy mình giống như cậu bé Gavơrốt trong đó. Đó là một cậu bé mười hai tuổi rất đỗi thông minh, luôn đi một đôi giày rách, một cái áo choàng rách, một cái quần cộc rách... Rách tả tơi đến độ không thể che nổi cái cẳng tay, cẳng chân thâm tím và run cầm cập trước tuyết của mùa đông Paris. Dù vậy, lúc nào cậu bé ấy cũng vui vẻ, hớn hở nhảy chân sáo, luôn hát líu lo với trái tim trong sáng như pha lê của một thiên thần...



Năm nay là năm đầu tiên cùng các em ìra trận” ngay trên ìsân nhà”, anh đã tâm sự với những học trò nhỏ của mình thế nào về cảm giác mới này?



Đây là lần thứ tư tôi đưa các em đi thi với cương vị trưởng đoàn. Trước đó có nhiều lần tôi đã làm phó đoàn. Tôi rất hiểu tâm lý các em vì tôi cũng đã từng thi Olympic Toán quốc tế.



Ngay từ buổi đầu tiên, tôi đã nói với các em rằng đây là cuộc thi cá nhân chứ không phải cuộc thi đồng đội, giải thưởng vinh quang sau này là dành cho cá nhân các em. Nhưng đội tuyển phải yêu thương nhau như ruột thịt, không được gây mất đoàn kết. Kết quả là các em rất đoàn kết, gắn bó và công nhận khả năng của nhau, đó là điều khiến tôi rất vui. Đội tuyển năm nay rất chăm học, có nhiều em thức thâu đêm suốt sáng để học bài. Chúng tôi phải cấm các em không được học bài quá 10 giờ đêm để bảo đảm sức khỏe.



Tôi là trưởng đoàn nhưng còn phải đóng vai trò như bố mẹ của các em, vì phần lớn các em đều ở xa nhà. Tôi thường xuyên phải kiểm tra chuyện ăn uống, sinh hoạt của các em. Tôi phải nhắc nhở từ những chuyện nhỏ như vệ sinh, ăn uống đến những chuyện lớn hơn như phải luyện tập thể thao sau giờ học để duy trì sức khỏe... Chúng tôi không đặt ra một mục tiêu nào với các em mà chỉ hy vọng tất cả các em đều có giải. Trong đó có nhiều em đoạt giải cao.



Là người thầy của nhiều thế hệ học sinh giỏi, đã có khi nào anh thấy chạnh lòng khi luôn chỉ là người đứng sau vòng hào quang của họ?


Như tôi đã kể, tôi rất thích và rất muốn mình giống như Gavơrốt . Đó là một cậu bé anh hùng nhưng vô cùng trong sáng, giản dị và làm tất cả mọi việc vì người khác mà không bao giờ có toan tính gì. Một chú bé rất hồn nhiên và rất vô tư...


Xin cảm ơn anh.


Đoàn Trần

(thực hiện)

http://www6.dantri.c...07/8/190677.vip

#2
toilachinhtoi

toilachinhtoi

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 343 Bài viết
Không biết tác giả bài báo này muốn ca ngợi đức tính tổt đẹp nào để noi gương và học tập đây?
There is no way leading to happiness. Happiness is just the way.
The Buddha

#3
hungkhtn

hungkhtn

    Tiến sĩ diễn đàn toán

  • Hiệp sỹ
  • 1019 Bài viết
Em chỉ biết thày Hòa là người rất dễ gần và hiền lành!!! Hiếm có người nào hiền được như thày ấy. Nhưng học thày thì... rất sợ vì thày toàn lấy các bài toán mở ra đố...
Hiện tại mình không lên diễn đàn toán thường xuyên, thế nên nếu không trả lời đc Private Message trên diễn đàn được, mong các bạn thông cảm.

Visit www.hungpham.net/blog, where I am more available to talk with you.

#4
QUANVU

QUANVU

    B&S-D

  • Hiệp sỹ
  • 4378 Bài viết
Vũ Đình Hòa kể chuyện về Olympic hay lắm, hồi xưa còn kể là được gặp Paul Erdos (hy vọng không sai tên) . :namtay
1728

#5
Triệu Gia Yến

Triệu Gia Yến

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 65 Bài viết

Vũ Đình Hòa kể chuyện về Olympic hay lắm, hồi xưa còn kể là được gặp Paul Erdos (hy vọng không sai tên) . ;)

Uớc gì mình được thầy Hòa dạy toán nhỉ.Hi hi!Mình cũng yêu toán nhu thầy và có lẽ là tất cả các thành viên yêu quý ở đây cũng thế! I love diễn đàn!
Nothing speccial...




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh