Đến nội dung

Hình ảnh

CHUYÊN ĐỀ TÍCH PHÂN VÀ ỨNG DỤNG

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
vipCDa1

vipCDa1

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 58 Bài viết
Tích phân là một mảng toán học lớn và nó là cơ sở để chúng ta học tốt toán cao cấp. Ở bài viết này tôi sẽ xây dựng như một chuyên đề và mỗi bài viết của tôi sẽ là một pp giải, một dạng, và cuối cùng là ứng dụng. Tôi sẽ xây dựng từ cơ bản đến khó nên tất cả các thành viên điều có thể dễ dàng tiếp cận một cách nhanh chóng nhất. Mong các bạn giúp đỡ thêm và có ý kiến đóng góp. Sau đây là bài viết đầu tiên về bảng tích phân cơ sở:

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi anh3rau: 25-10-2007 - 08:39

TRẦN CÔNG DIÊU
NHÓM PROMATH
DIỄN ĐÀN http://ant.edu.ms

#2
NPKhánh

NPKhánh

    Tiến sĩ toán

  • Thành viên
  • 1115 Bài viết

Tích phân là một mảng toán học lớn và nó là cơ sở để chúng ta học tốt toán cao cấp. Ở bài viết này tôi sẽ xây dựng như một chuyên đề và mỗi bài viết của tôi sẽ là một pp giải, một dạng, và cuối cùng là ứng dụng. Tôi sẽ xây dựng từ cơ bản đến khó nên tất cả các thành viên điều có thể dễ dàng tiếp cận một cách nhanh chóng nhất. Mong các bạn giúp đỡ thêm và có ý kiến đóng góp. Sau đây là bài viết đầu tiên về bảng tích phân cơ sở:



Thế em cứ viết đi nhé! gặp khó khăn gì thì cứ PM cho tôi ; tôi sẽ hứong dẫn thêm

http://mathsvn.violet.vn trang ebooks tổng hợp miễn phí , nhiều tài liệu ôn thi Đại học



http://www.maths.vn Diễn đàn tổng hợp toán -lý - hóa ... dành cho học sinh THCS ;THPT và Sinh viên


#3
vipCDa1

vipCDa1

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 58 Bài viết
Cảm ơn thầy đã quan tâm

Chương 1: Một số kiến thức cơ bản

Định nghĩa 1: Cho hàm $f(x)$ xác định trên khoảng ( hoặc đoạn ) $X\subset{R} $ . Hàm số $F(x)$ được gọi là nguyên hàm của hàm $f(x)$ trên $X$ nếu hàm $F(x)$ khả vi và có đạo hàm $F'(x)=f(x),\forall{x\in{R}}$.
Định nghĩa 2: Tập hợp các nguyên hàm của hàm $f(x)$ trên khoảng $X$ gọi là tích phân bất định của hàm $f(x)$ trên khoảng đó. Kí hiệu tích phân bất định của $f(x)$ bởi $\int{f(x)dx} $
Nếu ta đang xét trên đoạn $[a,b]$ thì ta sẽ có tích phân từ $a->b$ được thể hiện qua công thức Newton-Leibnitz: $\int\limits_{a}^{b}=F(a)-F(b) $
1. Một số tính chất cơ bản của nguyên hàm
a. $(\int{f(x)dx})'=f(x) $
b. $\int{d(g(x))=g(x) $
c. $\int(af(x)+bg(x))dx=a\int{f(x)dx+b\int{g(x)dx}, a, b\in{R}$
2. Một số định lí
Định lí 1: Giả sử hàm số $y=f(x)$ liên tục trong khoảng $(a,b)$ và $F(x)$ là một nguyên hàm của nó trong khoảng đó. Khi đó
a) Nếu $f(x)>0$ với mọi $x\in(a,b)$ thì hàm số $F(x)$ đồng biến trong khoảng $(a,b)$.
b) Nếu $f(x)<0$ với mọi $x\in(a,b) $ thì hàm số $F(x)$ nghịch biến trong khoảng $(a,b)$

..... tiếp .....

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi anh3rau: 26-10-2007 - 21:32

TRẦN CÔNG DIÊU
NHÓM PROMATH
DIỄN ĐÀN http://ant.edu.ms

#4
vipCDa1

vipCDa1

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 58 Bài viết
... tiếp ...

Định lí 2: Giả sử hàm số $y=f(x)$ liên tục trong khoảng $(a,b)$ và $F(x)$ là một nguyên hàm của $f(x)$ trong khoảng đó. Khi đó:
a) Nếu $F(x)$ đồng biến trong $(a,b)$ thì $f(x)\leq{0},\forall{x}\in(a,b) $
b) Nếu $F(x)$ nghịch biến trong $(a,b)$ thì $f(x)\leq{0}, \forall{x}\in(a,b) $
Như vậy từ định lí 1 và 2 ta có hệ quả
Hệ quả: Giả sử hàm số $y=f(x)$ liên tục và chỉ có thể bằng $0$ tại một số hữu hạn điểm trong khoảng $(a,b)$ và $F(x)$ là một nguyên hàm của $f(x)$ trong khoảng đó. Khi đó:
a) Điều kiện cần và đủ để $F(x)$ đồng biến trong $(a,b)$ là $f(x)\leq{0}, \forall{x}\in(a,b) $
b) Điều kiện cần và đủ để $F(x)$ nghịch biến trong $(a,b)$ là $f(x)\leq{0}, \forall{x}\in(a,b) $

Qua những kiến thức ban đầu bạn có thể dễ dàng nhận thấy đạo hàm và tích phân có mối quan hệ mật thiết. Tích phân bất định và đạo hàm là hai phép toán ngược nhau vì vậy để thành thạo tích phân sơ cấp tôi đề nghị các bạn phải thật rành các phép toán đạo hàm.
Bây giờ là bảng tích phân cơ bản và những bài tập xung quanh chúng
TRẦN CÔNG DIÊU
NHÓM PROMATH
DIỄN ĐÀN http://ant.edu.ms

#5
anhtranhuu

anhtranhuu

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 99 Bài viết
Bạn nhớ post luôn cả phần tính chẳn , lẻ , bất biến của hàm số dưới dấu tích phân
Và cả phần ứng dụng của tích phân trong việc giải phương trình , chứng minh bất đẳng thức , tìm giới hạn và đẳng thức

#6
HUYVAN

HUYVAN

    CTCVAK08

  • Hiệp sỹ
  • 1126 Bài viết
vipCD tiếp đi, những phần bạn viết hầu như là kiến thức SGK.




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh