Đến nội dung

Hình ảnh

Phương trình chính tắc của Elip?

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
Lity124

Lity124

    Economy_NEU !

  • Thành viên
  • 124 Bài viết
Trong SGK hình giải tích 12 có ghi : phương trình $ \dfrac{x^2}{a^2}+ \dfrac{y^2}{b^2} =1 ( a>b>0)$ được gọi là PHƯƠNG TRÌNH CHÍNH TẮC của Elip.Còn mọi pt không có dạng trên hoặc có dạng trên nhưng không thỏa mãn đk $a>b>0$ thì không được gọi là phương trình chính tắc của Elip.Khi đọc quyển :"Các phương pháp giải ba đường Cônic" của Lê Hồng Đức (chủ biên) thì khi bài yêu cầu lập phương trình chính tắc của Elip thì vẫn xét 2 trường hợp $ a>b$ và$a<b$.Khi gọi đến SDT ghi trong sách thì thầy Lê Hồng Đức nói rằng:" đây là 1 hạn chế của SGK cũ.SGK mới bây giờ và những sách nâng cao người ta vẫn xet 2 trường hợp .Trong TH $a<b$ thì tiêu điểm nằm trên Oy còn không khác gì cả, chỉ là 1 hình thức "xoay đồ thị" đi thôi.Và khi thi ta vẫn phải chấp nhận xét 2 TH (mặc dù đang học SGK cũ)".
Thêm nữa, trong quyển "Giải toán hình học" (của trường chuyên Lê Hồng Phong_thầy Nguyễn Thành Minh chủ biên) họ cũng coi TH $a<b$ là phương trình chính tắc của Elip.
Trong khi đó cô giáo mình thì khăng khăng khẳng định chỉ TH $ a>b$ mới được gọi là phương trình chính tắc của Elip.Mong mọi người cho ý kiến.SGK sai hay.......các thầy viết sách sai?

#2
HUYVAN

HUYVAN

    CTCVAK08

  • Hiệp sỹ
  • 1126 Bài viết

Trong SGK hình giải tích 12 có ghi : phương trình $ \dfrac{x^2}{a^2}+ \dfrac{y^2}{b^2} =1 ( a>b>0)$ được gọi là PHƯƠNG TRÌNH CHÍNH TẮC của Elip.Còn mọi pt không có dạng trên hoặc có dạng trên nhưng không thỏa mãn đk $a>b>0$ thì không được gọi là phương trình chính tắc của Elip.Khi đọc quyển :"Các phương pháp giải ba đường Cônic" của Lê Hồng Đức (chủ biên) thì khi bài yêu cầu lập phương trình chính tắc của Elip thì vẫn xét 2 trường hợp $ a>b$ và$a<b$.Khi gọi đến SDT ghi trong sách thì thầy Lê Hồng Đức nói rằng:" đây là 1 hạn chế của SGK cũ.SGK mới bây giờ và những sách nâng cao người ta vẫn xet 2 trường hợp .Trong TH $a<b$ thì tiêu điểm nằm trên Oy còn không khác gì cả, chỉ là 1 hình thức "xoay đồ thị" đi thôi.Và khi thi ta vẫn phải chấp nhận xét 2 TH (mặc dù đang học SGK cũ)".
Thêm nữa, trong quyển "Giải toán hình học" (của trường chuyên Lê Hồng Phong_thầy Nguyễn Thành Minh chủ biên) họ cũng coi TH $a<b$ là phương trình chính tắc của Elip.
Trong khi đó cô giáo mình thì khăng khăng khẳng định chỉ TH $ a>b$ mới được gọi là phương trình chính tắc của Elip.Mong mọi người cho ý kiến.SGK sai hay.......các thầy viết sách sai?

Cứ theo SGK mà làm. Đơn giản chỉ vì đề thi Đại học do Bộ ra!

#3
Lity124

Lity124

    Economy_NEU !

  • Thành viên
  • 124 Bài viết

Cứ theo SGK mà làm. Đơn giản chỉ vì đề thi Đại học do Bộ ra!

Ở đây, chúng ta đang bàn về việc :"ai đúng, ai sai ???"

#4
kyoshiro_hp

kyoshiro_hp

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 202 Bài viết
Thế tôi hỏi bạn giữa chuyện đúng và sai nó có khác nhau gì không ?
Vừa táy máy lên enwikipedia thì thấy định nghĩa của họ chả nhắc đến cái gì gọi là "phương trình chính tắc của elipse" cả (lướt qua, chưa xem kĩ lắm).
Vậy có chăng, cái "tên gọi" kia chẳng qua chỉ là qui ước của các thầy Việt Nam với nhau, để cho các cháu nó dễ học, dễ nhớ, để toàn dân Việt Nam ta đều được tiếng là giỏi, là học lắm, biết nhiều, nhưng hiểu thì chỉ sợ chả được bao nhiêu.
Những ai sau này theo toán thì thôi, còn như bạn, như tôi, việc chúng ta chỉ cần chuẩn theo cái SGK cũ kia rồi lấy điểm 10 toán, thắc mắc cái đó làm gì. Mà nếu có thắc mắc, cũng đừng nên thắc mắc 1 cái "chỉ mang tính tượng trưng" như thế, làm gì có đúng với sai ở đây,khi nó ko ảnh hưởng đến bản chất toán học của bài toán hay điểm thi của bạn ?
Ầy, bài viết hơi có màu sắc bức xúc với nên giáo dục, thật có lỗi ;)
Tạm biệt toán, tạm biệt diễn đàn.

#5
Lity124

Lity124

    Economy_NEU !

  • Thành viên
  • 124 Bài viết

Thế tôi hỏi bạn giữa chuyện đúng và sai nó có khác nhau gì không ?
Vừa táy máy lên enwikipedia thì thấy định nghĩa của họ chả nhắc đến cái gì gọi là "phương trình chính tắc của elipse" cả (lướt qua, chưa xem kĩ lắm).
Vậy có chăng, cái "tên gọi" kia chẳng qua chỉ là qui ước của các thầy Việt Nam với nhau, để cho các cháu nó dễ học, dễ nhớ, để toàn dân Việt Nam ta đều được tiếng là giỏi, là học lắm, biết nhiều, nhưng hiểu thì chỉ sợ chả được bao nhiêu.
Những ai sau này theo toán thì thôi, còn như bạn, như tôi, việc chúng ta chỉ cần chuẩn theo cái SGK cũ kia rồi lấy điểm 10 toán, thắc mắc cái đó làm gì. Mà nếu có thắc mắc, cũng đừng nên thắc mắc 1 cái "chỉ mang tính tượng trưng" như thế, làm gì có đúng với sai ở đây,khi nó ko ảnh hưởng đến bản chất toán học của bài toán hay điểm thi của bạn ?
Ầy, bài viết hơi có màu sắc bức xúc với nên giáo dục, thật có lỗi :)

Thật buồn !
Chúng ta học chẳng nhẽ lại chỉ để "đối phó" với kì thi???Thật chẳng khác nào "múa rìu qua mắt thợ" khi nói câu này với những người như HUYVAN (CTV)......Mình không phải là người giỏi toán.Nhưng chẵng nhẽ thấy cái sai mà "khuất mắt trông coi".Ai bảo là nó không ảnh hưởng đến điểm của bài thi? Nếu bài thi cho là lập PTCT của Elip , khi làm ra KQ thấy a<b thì KL sao?không tồn tại à???Sai cơ bản !!!

#6
Songohan

Songohan

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 181 Bài viết

Ở đây, chúng ta đang bàn về việc :"ai đúng, ai sai ???"

Không ai sai cả, đây chẳng qua chỉ là cách gọi tên thôi, gọi kiểu gì thì bản chất vẫn không đổi. Còn nếu đi thi đại học thì tốt nhất là làm theo sách vì đơn giản là đề do bộ ra.




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh