Đến nội dung

Hình ảnh

Định lí Viete trong tam giác

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 12 trả lời

#1
anh_offline

anh_offline

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 162 Bài viết
1.Kiến thức cơ bản:
1.1. Định lí Viete cho phương trình bậc 3:
Giả sử phương trình : a.$ x^{3} $+b.$ x^{2} $+c.x+d=0
có 3 nghiệm là $ x_{1} $,$ x_{2} $,$ x_{3} $.KHi đó ta có:
$ x_{1} $+$ x_{2} $+$ x_{3} $=$ \dfrac{-b}{a} $
$ x_{1} $.$ x_{2} $+$ x_{2} $$ x_{3} $+$ x_{3} $.$ x_{1} $=$ \dfrac{c}{a} $
$ x_{1} $.$ x_{2} $.$ x_{3} $=$ \dfrac{-d}{a} $
1.2.Và hiển nhiên ta có thêm hệ quả: $ \dfrac{1}{ x_{1} } $,$ \dfrac{1}{ x_{2} } $,$ \dfrac{1}{ x_{3} } $ là 3 nghiệm của phương trình
d.$ x^{3} $+c.$ x^{2} $+b.x+a=0 .Từ đó ta có 1 bộ Viete mới cho các nghiệm nghịch đảo.
1.3.Các công thức cơ bản
Trong tam giác ,kí hiệu S,p,r,R,$ h_{a,b,c} $ lần lượt là diện tích,nửa chu vi,bàn kính đường tròn nội tiếp , bán kính đường tròn ngoại tiếp và đường cao tam giác.KHi đó:
S=a.$ h_{a} $/2=b.$ h_{b} $/2=c.$ h_{c} $/2
S=r.p
S= $\sqrt{p.(p-a).(p-b).(p-c)}$
S=$ \dfrac{abc}{4R} $
2.Các bộ số Viete trong tam giác
2.1.Kí hiệu a,b,c là độ dài 3 cạnh tam giác.Ta có bộ số Viete cơ bản của tam giác
a+b+c=2p
a.b+b.c+c.a=$ p^{2} $+$ r^{2} $+4Rr
a.b.c=4.R.r.p
(CHứng minh:các công thức trên CM khá dễ bằng việc áp dụng trực tiếp các công thức diện tích.)
Từ trên ,ta thấy a,b,c là 3 nghiệm của phương trình:
$ T^{3} $-2p.$ T^{2} $+($ p^{2} $+$ r^{2} $+4Rr).T-4R.r.p=0
ta có ngay hệ quả là 1/a,1/b,1/c là 3 nghiệm của phương trình mới:
4R.r.p.$ T^{3} $-($ p^{2} $+$ r^{2} $+4Rr)$ T^{2} $.+2p.T-1=0
Theo định lí Viete ta có:
$ \dfrac{1}{a} $+$ \dfrac{1}{b} $+$ \dfrac{1}{c} $=$ \dfrac{p^2+r^2+4R.r}{4Rrp} $
$ \dfrac{1}{ab} $+$ \dfrac{1}{bc} $+$ \dfrac{1}{ca} $=$ \dfrac{1}{2Rr} $
2.2.Thật tình cờ,ta đã thu được các công thức khá đẹp. Ta nghĩ đến các bài toán về bất đẳng thức:
2.2.1 .Ta có $ (a+b+c)^{2} $ :cap 3.(ab+bc+ca) (bất đẳng thức quen thuộc,chứng minh khá đơn giản)
ta nghĩ ngay đến việc thay a+b+c=2p;ab+bc+ca=$ p^{2} $+$ r^{2} $+4Rr vào bất đẳng thức trên.Kết quả thật bất ngờ vì ta có 1 bài toán khó
BÀI TOÁN 1
CHO a,b,c là 3 cạnh tam giác.CMR:
$ p^{2} $ :D 3$ r^{2} $+12.R.r
2.2.2.Lại nghĩ đến bất đẳng thức Schwarzt:
$ \dfrac{1}{a} $+$ \dfrac{1}{b} $+$ \dfrac{1}{c} $ :cap $ \dfrac{9}{a+b+c} $
hay ta có: $ \dfrac{1}{a} $+$ \dfrac{1}{b} $+$ \dfrac{1}{c} $ =$ \dfrac{p^2+r^2+4R.r}{4Rrp} $ :cap $ \dfrac{9}{2p} $
khai triển ra ta có ngay 1 bài mới:
BÀI TOÁN 2
cHỨNG MINH rằng:
$ p^{2} $+$ r^{2} $ :leq 14Rr

NHẬN XÉT:Các bài toán nêu ra khá khó.Ta có thể tạo ra nhiều bài khó với phương pháp trên.Nếu ta không biết trước ẩn sau đó là định lí Viete thì việc giải có thẻ là 1 thách thức.Việc nắm bắt vấn đề gốc là vô cùng quan trọng.
2.3.Ta có thể có thêm các bộ số Viete :
(p-a)+(p-b)+(p-c)=p (2.3.1*)
(p-a).(p-b)+(p-b).(p-c)+(p-c).(p-a)=$ r^{2} $+4Rr (2.3.2*)
(p-a)(p-b)(p-c)=p.$ r^{2} $
Với cái tư tưởng áp dụng bất dẳng thức $ a^{2} $+$ b^{2} $+$ c^{2} $ :cap ab+bc+ca ta thu được:
BÀI TOÁN 3:
Chứng minh rằng:
$ (p-a)^{2} $+$ (p-b)^{2} $+$ (p-c)^{2} $ :leq $ r^{2} $+4Rr
(Bài toán này là hệ quả của đẳng thức 2.3.1* và 2.3.2* )
2.4 Từ 2.3 ta suy ra bộ 3 số p-a,p-b,p-c là 3 nghiệm của phương trình
$ T^{3} $-p.$ T^{2} $+($ r^{2} $+4Rr ).t -p.$ r^{2} $=0
Hệ quả, có ngay bộ số Viete mới ,đó là:$ \dfrac{1}{p-a} $,$ \dfrac{1}{p-b} $,$ \dfrac{1}{p-c} $ là 3 nghiệm của phương trình:
p.$ r^{2} $.$ T^{3} $-($ r^{2} $+4Rr).$ T^{2} $+p.T-1=0
2.4.1.LẠi theo định lí Viete ta có
$ \dfrac{1}{p-a} $+$ \dfrac{1}{p-b} $+$ \dfrac{1}{p-c} $=$ \dfrac{r+4R}{pr} $ (2.4.1*)
$ \dfrac{1}{(p-a)(p-b)} $+$ \dfrac{1}{(p-b)(p-c)} $+$ \dfrac{1}{(p-c)(p-a)} $=$ \dfrac{1}{r^2} $ (2.4.2*)
Vẫn cái tư tưởng giản đơn là dùng bất đẳng thức $ (a+b+c)^{2} $ :leq 3.(ab+bc+ca) ,từ 2.4.1* và 2.4.2* ta có ngay
$ ( \dfrac{r+4R}{pr}) ^{2} $ :leq $ \dfrac{3}{r^2}$
BÀI TOÁN 4
Chứng minh rằng:
r+4R :leq $ \sqrt{3} $.p (bài này có cách giải bằng hàm lồi khá khó)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi anh_offline: 25-07-2008 - 17:36


#2
anh_offline

anh_offline

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 162 Bài viết
hoàn thành bản vik = latex

#3
anh_offline

anh_offline

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 162 Bài viết
có thể tạo dc những bộ viet cho 3 đường cao,hay bộ sin,bộ cos thậm chí là bộ tan

#4
Songohan

Songohan

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 181 Bài viết
Các kết quả tương tự :

$a,b,c$ là 3 nghiệm của pt $t^3 - 2pt^2 + (p^2 + r^2 + 4Rr)t - 4pRr = 0$

$p - a,p - b,p - c$ là 3 nghiệm của pt $t^3 - pt^2 + r(4R + r)t - pr^2 = 0$

$h_a ,h_b ,h_c $ là 3 nghiệm của pt $2Rt^3 - (p^2 + r^2 + 4Rr)t^2 + 4p^2 rt - 4p^2 r^2 = 0$

$r_a ,r_b ,r_c $ là 3 nghiệm của pt $t^3 - (4R + r)t^2 + p^2 t - p^2 r = 0$

$\sin A,\sin B,\sin C$ là 3 nghiệm của pt $4R^2 t^3 - 4Rpt^2 + (p^2 + r^2 + 4Rr)t - 2pr = 0$

$\cos A,\cos B,\cos C$ là 3 nghiệm của pt $4R^2 t^3 - 4R(R + r)t^2 + (p^2 + r^2 - 4R^2 )t + (2R + r)^2 - p^2 = 0$

$\tan A,\tan B,\tan C$ là 3 nghiệm của pt $(p^2 - (2R + r)^2 )t^3 - 2prt^2 + (p^2 - r^2 - 4Rr)t - 2pr = 0$

$\cot A,\cot B,\cot C$ là 3 nghiệm của pt $2prt^3 - (p^2 - r^2 - 4Rr)t^2 + 2prt + (2R + r)^2 - p^2 = 0$

Còn thiếu pt của $l_a ,l_b ,l_c $ nữa.

#5
anh_offline

anh_offline

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 162 Bài viết
chính xác rồi

#6
math10A1_92

math10A1_92

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 11 Bài viết
Mấy cái này có đầy trong sách rồi,post lại để làm gì cơ chứ?

#7
Songohan

Songohan

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 181 Bài viết
math10A1_92 : em còn thiếu cái la,lb,lc thầy biết thì giúp em với. Cám ơn thầy trước.

#8
anh_offline

anh_offline

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 162 Bài viết
la,lb,lc là bộ đơn giản c\vì nó có thể tính trực tiếp.các bộ đấy là các bộ số tầm thường

#9
vuthanhtu_hd

vuthanhtu_hd

    Tiến sĩ Diễn Đàn Toán

  • Hiệp sỹ
  • 1189 Bài viết
Về vấn đề này mọi người có thể tham khảo ở cuốn :''Phương trình bậc ba và các hệ thức lượng trong tam giác'' của tác giả Tạ Duy Phượng

Nếu một ngày bạn cảm thấy buồn và muốn khóc,hãy gọi cho tôi nhé.
Tôi không hứa sẽ làm cho bạn cười nhưng có thể tôi sẽ khóc cùng với bạn.
Nếu một ngày bạn muốn chạy chốn tất cả hãy gọi cho tôi.
Tôi không yêu cầu bạn dừng lại nhưng tôi sẽ chạy cùng với bạn.
Và nếu một ngày nào đó bạn không muốn nghe ai nói nữa,hãy gọi cho tôi nhé.
Tôi sẽ đến bên bạn và chỉ im lặng.
Nhưng nếu một ngày bạn gọi đến tôi mà không thấy tôi hồi âm...
Hãy chạy thật nhanh đến bên tôi vì lúc đó tôi mới là người cần bạn.

______________________
__________________________________
Vu Thanh TuUniversity of Engineering & Technology


#10
anh_offline

anh_offline

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 162 Bài viết
Vâng đúng rồi ạ.Có riêng 1 cuốn viết về vấn đề này,mình ko nhớ rõ tên tác giả.Đây là 1 kiến thức khá mở.Chẳng hạn ta có thể giải bài sau mà chỉ cần dùng định lí Viet cho các nghiệm phương trình:
Tính:
$ tan^{2} ( \pi/7) $+$ tan^{2} (3 \pi/7) $+$ tan^{2} (5 \pi/7) $

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi anh_offline: 26-05-2008 - 19:02


#11
anh_offline

anh_offline

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 162 Bài viết
Có ở đây hết mà anh khong tu_

#12
Allnames

Allnames

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 92 Bài viết
Còn vài vấn đề mà cuốn đó chưa nói đó là cách cm của công thức Ramaj...(cái ông thần đồng ấn độ í)
Còn mở rộng cho nó nữa
Mọi người đều có một niềm tin và hãy giữ cho niềm tin ấy đươc sống mãi

#13
anh_offline

anh_offline

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 162 Bài viết

Còn vài vấn đề mà cuốn đó chưa nói đó là cách cm của công thức Ramaj...(cái ông thần đồng ấn độ í)
Còn mở rộng cho nó nữa

u`k.Định lí có thể mở rộng nhiều nữa




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh