Đến nội dung

Hình ảnh

Bài hàm năm 2007


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
tqnst

tqnst

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 170 Bài viết
Ký hiệu $R^+$ là tập các số thực dương.Giả sử $f$:$R^+$$->$$R^+$ là 1 hàm số liên tục thỏa mãn $f(f(x))$=$\sqrt[5]{(x+1)^5 +1}$.Chứng minh rằng:
1.Nếu $f(x_1)$=$f(x_2)$ thì $x_1$=$x_2$
2.Hàm số $f(x)$ đơn điệu tăng và :
$Lim \dfrac{f(x+1)}{f(x)} $=1
$x->+ \infty $

Trái tim anh, em Select bằng Mouse
Chốn hẹn hò: Forum - Internet
Lời yêu thương truyền bằng phương thức Get
Nhận dáng hình qua địa chỉ IP

Nếu một mai em vĩnh viễn ra đi
Anh sẽ chết giữa muôn ngàn biển Search
Lời tỏ tình không dễ gì Convert
Lưu ngàn đời vào biến Constant

Anh nghèo khó mang dòng máu Sun
Em quyền quý với họ Microsoft
Hai dòng Code không thể nào hoà hợp
Dẫu ngàn lần Debug em ơi

Sao không có một thế giới xa xôi
Linux cũng thế mà Windows cũng thế
Hai chúng ta chẳng thể nào chia rẽ
Run suốt đời trên mọi Platform.


#2
tanlsth

tanlsth

    Tiến Sĩ Diễn Đàn Toán

  • Hiệp sỹ
  • 1428 Bài viết
Sử dụng kết quả nếu $f(x)$ đơn ánh và liên tục thì đơn điệu trên miền xác định

Thật vậy,nếu $f(x)$ đơn ánh và liên tục trên $R^{+}$ và không đơn điệu khi đó tồn tại $x>y>z$ sao cho $f(x)>f(y),f(z)>f(y)$

Khi đó xét hàm $G(t)=f(tx+(1-t)y)-f(ty+(1-t)z)$ trên $[0,1]$

Ta có $G(0)=f(y)-f(z)<0$
$G(1)=f(x)-f(y)>0$ nên tồn tại $m$ sao cho $G(m)=0$ hay $f(mx+(1-m)y)=f(my+(1-m)z)$

Do $f$ đơn ánh nên $mx+(1-m)y=my+(1-m)z \to m(x-y)=(1-m)(z-y)$

Dễ thấy đẳng thức vô lí vì vế âm và vế dương

Vậy ta có điều phải chứng minh.Áp dụng bài toán suy ra $f$ đơn điệu tăng vì hàm vế phải tăng

Câu tính giới hạn thì đơn giản rồi :D

Learn from yesterday,live for today,hope for tomorrow
The important thing is to not stop questioning


#3
FOOL90

FOOL90

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 628 Bài viết
a) Nếu tồn tại $x_1 ,x_2$ sao cho $f(x_1)= f(x_2)$ thì $f(f(x_1))=f(f(x_2)) $
$\Rightarrow \sqrt[5]{(x_1+1)^5 +1} =\sqrt[5]{(x_2+1)^5 +1}$
Dễ thấy $ \sqrt[5]{(x+1)^5 +1} $là hàm tăng. Nên $x_1 = x_2$.

b) Do $f$ là đơn ánh, liên tục nên nó là hàm đơn điệu.
Giả sử $f $ là hàm đơn điệu giảm.
Nx1. Tồn tại $x_0$ sao cho $f(x_0) < x_0$.
Giả sử $f(x)=y>x$ với mọi $x \in R^+$ , do f là hảm giảm nên $f(f(x))=f(y) <f(x)=y \Rightarrow f(y) <y$. vô lí.
nên Nx1 đúng.
Nx2. Tồn tại $x_1$ sao cho $f(x_1) >x_1$.
Cm tương tự.
Do đó từ 2 nx1nx2 tồn tại $x_2$ sao cho $f(x_2)=x_2$.
$\Rightarrow f(f(x_2)) =f(x_2) =x_2$ mà $f(f(x_2) )=\sqrt[5]{(x_2+1)^5 +1} >(x_2+1)$ .
nên $x_2>x_2 +1$ .Vô lí.
Do đó $f$ ko là đơn điệu giảm. nên nó là đơn điệu tăng.
lại có:
$1< \dfrac{f(x+1)}{f(x)} < \dfrac{f(\sqrt[5]{(x+1)^5 +1})}{f(x)} = \dfrac{f(f(f(x))} {f(x)} =\dfrac{\sqrt[5]{(f(x)+1)^5 +1}} {f(x)}$
Đưa $x $ra $+\infty$. Ta có $lim_{x \to +\infty} \dfrac{f(x+1)}{f(x)} =1$.
dpcm

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi FOOL90: 14-08-2008 - 22:28

Take it easy

#4
DinhCuongTk14

DinhCuongTk14

    Tiến sĩ Diễn đàn Toán

  • Hiệp sỹ
  • 749 Bài viết
Câu 1 như Tân nói đó :D
câu 2 :D Cm được $x \leq f(x) \leq f(f(x)) $
nên lim cái đó =1 :D




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh