Đến nội dung

Hình ảnh

Luyện thi ĐH,CĐ môn Vật Lí năm học 2008-2009


  • Chủ đề bị khóa Chủ đề bị khóa
Chủ đề này có 212 trả lời

#141
cyclic

cyclic

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 40 Bài viết

Một vật dao động với phương trình $x=10cos(\pi t-\dfrac{\pi}{2}) (cm)$. Độ dài quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian $t_1=1,5s$ đến $=\dfrac{13}{3}s$ là?
Bài này mình ra đáp số là $60-5\sqrt{3}cm$ nhưng đáp án lại khác, các bạn giúp nhá.


Tiếp bài tương tự nà:


Một vật dao động với phương trình $x=4\sqrt{2}cos(5\pi t-\dfrac{3\pi}{4})$. Quãng đường mà vật đi từ thời điểm $t=\dfrac{1}{10}s$ đến $6s$ là?

#142
cyclic

cyclic

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 40 Bài viết
Trong phòng thí nghiệm có một lượng chất phóng xạ, ban đầu trong 1 phút người ta đếm được có $360$ nguyên tử của chất bị phân rã, sau đó 2h, trong 1 phút có $90$ phân tử bị phân rã. Chu kì bán rã của chất phóng xạ đó là?


@All: Mọi người thấy đế này có vấn đề không, ở phần nguyên tử và phân tử á, mình chưa rõ chỗ này lắm.

#143
cyclic

cyclic

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 40 Bài viết
Rảnh tay gõ tiếp bài nữa,

Chúng ta biết rằng Mặt trời (và hệ Mặt trời) hình thành $4,6$ tỉ năm về trước, nó nằm cách tâm thiên hà của chúng ta khoảng $2,5.10^4$ năm ánh sáng và dịch chuyển quanh tâm thiên hà với tốc độ khoảng $200km/s$. Từ khi hình thành đến bây giờ, Mặ trời đã đi được số vòng là?

#144
vuthanhtu_hd

vuthanhtu_hd

    Tiến sĩ Diễn Đàn Toán

  • Hiệp sỹ
  • 1189 Bài viết

Trong phòng thí nghiệm có một lượng chất phóng xạ, ban đầu trong 1 phút người ta đếm được có $360$ nguyên tử của chất bị phân rã, sau đó 2h, trong 1 phút có $90$ phân tử bị phân rã. Chu kì bán rã của chất phóng xạ đó là?
@All: Mọi người thấy đế này có vấn đề không, ở phần nguyên tử và phân tử á, mình chưa rõ chỗ này lắm.

Cái này chắc in nhầm thôi

Nếu một ngày bạn cảm thấy buồn và muốn khóc,hãy gọi cho tôi nhé.
Tôi không hứa sẽ làm cho bạn cười nhưng có thể tôi sẽ khóc cùng với bạn.
Nếu một ngày bạn muốn chạy chốn tất cả hãy gọi cho tôi.
Tôi không yêu cầu bạn dừng lại nhưng tôi sẽ chạy cùng với bạn.
Và nếu một ngày nào đó bạn không muốn nghe ai nói nữa,hãy gọi cho tôi nhé.
Tôi sẽ đến bên bạn và chỉ im lặng.
Nhưng nếu một ngày bạn gọi đến tôi mà không thấy tôi hồi âm...
Hãy chạy thật nhanh đến bên tôi vì lúc đó tôi mới là người cần bạn.

______________________
__________________________________
Vu Thanh TuUniversity of Engineering & Technology


#145
cyclic

cyclic

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 40 Bài viết

Cái này chắc in nhầm thôi

Có lẽ thế!

#146
L_Euler

L_Euler

    Leonhard Euler

  • Hiệp sỹ
  • 944 Bài viết

Hehe, hôm trước hỏi lại thầy tớ thì thầy khẳng định là không bức xạ nhưng có hấp thụ. Trạng thái dừng được hỏi tới thường đc mặc định là trạng thái dừng cơ bản. Tớ thì tớ ko đồng tình với cái bài đồng chí Tuấn dẫn ra lắm, người ta dùng gần đúng là trong tính toán, chứ ai lại dùng gần đúng trong một vấn đề lí thuyết đã có tiên đề :D

Tiện làm luôn mấy câu trên
1.A
2.C
3.D
4.C
5.Câu này mình nghĩ là không hấp thụ hay bức xạ, liên tục, thuận với tần số or nghịch với bước sóng

Có câu nào sai bà con chỉ luôn hộ nhá :Leftrightarrow


Có vẻ mẫu thuẫn thế nào ấy nhỉ :beat

Theo định nghĩa trạng thái dừng: [.......], nguyên tử không bức xạ." , nhưng đến tiên đề về sự bức xạ: "Khi nguyên tử từ $E_m>E_n$ chuển vè $E_n$ thì nó bức xạ ra một photon có nặng lượng $hf=E_m-E_n$"

Nhưng mà 2 cái có vẻ khác nhau, 1 cái là "Tiên đề của Bo về trạng thái dừng", còn 1 cái là "Tiên đề về sự bức xah và hấp thụ năng lượng của nguyên tử"
Mình không thể nói các tiên đề là sai, vì nó là nền tảng để mình làm nên các định lí.

Nhưng mà phải nên hiểu thế nào cho chuẩn nhỉ?

Tiếp bài tương tự nà:
Một vật dao động với phương trình $x=4\sqrt{2}cos(5\pi t-\dfrac{3\pi}{4})$. Quãng đường mà vật đi từ thời điểm $t=\dfrac{1}{10}s$ đến $6s$ là?


$T=2\pi/5\pi=0.4(s)$

Xét trong khoảng thời gian từ $0$ đến $6 (s)$, $\Delta t=6(s)=15T.$

Vậy $S(15T)=S(0 \to 6s)=S(0 \to 1/10s)+S(1/10 \to 6s) <==>S(1/10 \to 6s)=S(15T)-S(0 \to 1/10s)\\S(15T)=15.4.A\\S(0 \to 1/10s)=2(A-A.\sqrt{2})==>S=60A-A(2-\sqrt{2})=58A+A\sqrt{2}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi L_Euler: 23-06-2009 - 15:55


#147
LEONARDO DA VINCI

LEONARDO DA VINCI

    DĐTH PhD Candidate

  • Thành viên
  • 105 Bài viết

Có vẻ mẫu thuẫn thế nào ấy nhỉ :D

Tớ ngâm cứu kĩ vụ này rồi, ở trạng thái dừng cơ bản thì ko thể chuyển sang mức năng lượng thấp hơn, mà chỉ có thể chuyển sang mức năng lượng cao hơn đúng ko, kết hợp với cái tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ thì suy ra nó có hấp thụ mà ko bức xạ :Leftrightarrow. Mà đáp án mấy câu trên của tớ có đúng ko thế, cho đáp án luôn đi Tuấn :S
Những việc làm cho người chết chỉ là để cho người sống xem thôi!

#148
L_Euler

L_Euler

    Leonhard Euler

  • Hiệp sỹ
  • 944 Bài viết

Tớ ngâm cứu kĩ vụ này rồi, ở trạng thái dừng cơ bản thì ko thể chuyển sang mức năng lượng thấp hơn, mà chỉ có thể chuyển sang mức năng lượng cao hơn đúng ko,


Cái này đúng! :beat, nhưng mà phải ở trạng thái dừng cơ bản mà :D

kết hợp với cái tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ thì suy ra nó có hấp thụ mà ko bức xạ :beat.


Cái này theo tớ thì chưa chắc, vì trong tiên đề Bo không có đả động gì đến trạng thái dừng cơ bản cả :Leftrightarrow, SGK trang 237, dòng đầu tiên bên dưới cái tiên đề có 1 dòng: "Bình thường, nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng thấp nhất gọi là trạng thái dừng cơ bản.............", như vậy thì chỉ có nguyên tử khi ở trạng thái dừng cơ bản mới không có khả năng bức xạ do nó ở mức năng lượng thấp nhất??????, các mứuc năng lượng cao hơn thì có khả năng bức xạ để về trạng thái cơ bản. ==> .............?????

Mà đáp án mấy câu trên của tớ có đúng ko thế, cho đáp án luôn đi Tuấn :S


4 câu trên đúng rồi, câu cuối tớ cũgn thắc mắc có 2 đáp án, nhưng cô tớ chọn đáp án "tỉ lệ thuận với tần số", cô tớ giải thích là" Một ánh sáng sẽ có bước sóng káhc nhau trong các mô ỉtường káhc nhau, nhưng tần số không đổi. Như vậy ta phải chọn tần số). :beat

#149
SuperDragon

SuperDragon

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 64 Bài viết

Bạn nói rõ cách làm được không ? :D .Mình tính ra 360

Có 360 vòng ,mà có 6 cuộn(1 cặp cực ứng với 2 cuộn) ,vậy 1 cuộn có 60 vòng :Leftrightarrow

Có vẻ mẫu thuẫn thế nào ấy nhỉ :beat

Theo định nghĩa trạng thái dừng: [.......], nguyên tử không bức xạ." , nhưng đến tiên đề về sự bức xạ: "Khi nguyên tử từ $E_m>E_n$ chuển vè $E_n$ thì nó bức xạ ra một photon có nặng lượng $hf=E_m-E_n$"

Nhưng mà 2 cái có vẻ khác nhau, 1 cái là "Tiên đề của Bo về trạng thái dừng", còn 1 cái là "Tiên đề về sự bức xah và hấp thụ năng lượng của nguyên tử"
Mình không thể nói các tiên đề là sai, vì nó là nền tảng để mình làm nên các định lí.

Nhưng mà phải nên hiểu thế nào cho chuẩn nhỉ?

2 tiên đề của Bo sai bạn ạ .Nó chỉ giúp giải thích thành công quang phổ của hiđrô và các ion tương tự nhưng nó không giải thích được quang phổ của các nguyên tố khác ,và có lẽ thế Cơ học lượng tử ra đời để khắc phục nhược điểm của các tiên đề Bo.Có lẽ các tiên đề của Bo và cơ lượng tử tương tự như hình học Ơclit và phi Ơclit(cái này thì các bạn rành hơn mình)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi SuperDragon: 22-06-2009 - 23:33

Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn !


Cộng Đồng Học sinh -Sinh viên yêu Toán Việt Nam

#150
cyclic

cyclic

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 40 Bài viết

Rảnh tay gõ tiếp bài nữa,

Chúng ta biết rằng Mặt trời (và hệ Mặt trời) hình thành $4,6$ tỉ năm về trước, nó nằm cách tâm thiên hà của chúng ta khoảng $2,5.10^4$ năm ánh sáng và dịch chuyển quanh tâm thiên hà với tốc độ khoảng $200km/s$. Từ khi hình thành đến bây giờ, Mặ trời đã đi được số vòng là?

Các bạn giải bài này giúp mình.

#151
L_Euler

L_Euler

    Leonhard Euler

  • Hiệp sỹ
  • 944 Bài viết

Rảnh tay gõ tiếp bài nữa,

Chúng ta biết rằng Mặt trời (và hệ Mặt trời) hình thành $4,6$ tỉ năm về trước, nó nằm cách tâm thiên hà của chúng ta khoảng $2,5.10^4$ năm ánh sáng và dịch chuyển quanh tâm thiên hà với tốc độ khoảng $200km/s$. Từ khi hình thành đến bây giờ, Mặ trời đã đi được số vòng là?



Các bạn giải bài này giúp mình.


Cái này chỉ đơn thuần là chuyển động tròn đều thôi mà, có điều số liệu hơi khủng 1 chút. (*)

Bán kính quỹ đạo: $R=2,5.10^4.365.24.3600.3.10^5=2,3652.10^{17}(km)$ ==> chiều dài quỹ đạo là $2\pi.2,3652.10^{17}(km)$

Thời gian để Hệ MT quay 1 vòng quanh quỹ đạo là: $\dfrac{2\pi.2,3652.10^{17}}{200}(s)$

Vậy số vòng quay được là $\dfrac{4,6.10^9.365.24.3600}{\dfrac{2\pi.2,3652.10^{17}}{200}}=19.5$(vòng)

(*)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi L_Euler: 23-06-2009 - 15:53


#152
cyclic

cyclic

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 40 Bài viết
Một sóng dọc truyền đi theo phương trục Ox với vận tốc $2m/s$. Phương trình dao động tại O là $x=sin(20\pi t-\dfrac{\pi}{2})$ (mm). Sau thời gian $t=0.725s$, thì điểm M nằm trên Ox cách O một khoảng $1.3m$ có trạng thái chuyển động là?

#153
vuthanhtu_hd

vuthanhtu_hd

    Tiến sĩ Diễn Đàn Toán

  • Hiệp sỹ
  • 1189 Bài viết
1Chọn phát biểu đúng
A.Khi vật qua vị trí cân bằng thì vận tốc và gia tốc có độ lớn cự tiểu
B.Khi chất điểm qua vị trí cân bằng thì vận tốc cực đại và gia tốc cực tiểu
C.Khi chất điểm đến vị trí biên thì vận tốc triệt tiêu và gia tốc có độ lớn cực đại.
D.Khi chất điểm đến vịt trí biên âm thì vận tốc và gia tốc có trị số âm.

2.Một vật DĐ ĐH dọc theo trục Ox ,qua VTCB O với chu kì $T$ ,biên độ dao động $A$ .Quãng đường nhỏ nhất mà vật đi được trong khoảng thời gian $\dfrac{T}{3}$ là

A.$(\sqrt{3}-1)A$
B.$A$
C$A\sqrt{3}$
D.$(2-\sqrt{2})A$

Nếu một ngày bạn cảm thấy buồn và muốn khóc,hãy gọi cho tôi nhé.
Tôi không hứa sẽ làm cho bạn cười nhưng có thể tôi sẽ khóc cùng với bạn.
Nếu một ngày bạn muốn chạy chốn tất cả hãy gọi cho tôi.
Tôi không yêu cầu bạn dừng lại nhưng tôi sẽ chạy cùng với bạn.
Và nếu một ngày nào đó bạn không muốn nghe ai nói nữa,hãy gọi cho tôi nhé.
Tôi sẽ đến bên bạn và chỉ im lặng.
Nhưng nếu một ngày bạn gọi đến tôi mà không thấy tôi hồi âm...
Hãy chạy thật nhanh đến bên tôi vì lúc đó tôi mới là người cần bạn.

______________________
__________________________________
Vu Thanh TuUniversity of Engineering & Technology


#154
cyclic

cyclic

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 40 Bài viết

1Chọn phát biểu đúng
A.Khi vật qua vị trí cân bằng thì vận tốc và gia tốc có độ lớn cự tiểu
B.Khi chất điểm qua vị trí cân bằng thì vận tốc cực đại và gia tốc cực tiểu
C.Khi chất điểm đến vị trí biên thì vận tốc triệt tiêu và gia tốc có độ lớn cực đại.
D.Khi chất điểm đến vịt trí biên âm thì vận tốc và gia tốc có trị số âm.

[

Chọn B

#155
meocon_123

meocon_123

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 47 Bài viết

Có 360 vòng ,mà có 6 cuộn(1 cặp cực ứng với 2 cuộn) ,vậy 1 cuộn có 60 vòng (*)

Tớ tưởng trong động cơ không đồng bộ ba pha mỗi cặp cực gồm 3 cuộn dây nên 3 cặp cực ứng với 9 cuộn dây chứ? bạn giải thích kĩ tí đi .Tớ nghĩ 360 mới đúng (*)
Điều chế

PTPU vi rút cúm gà
*** Cannot compile formula:
t^{o},p,xt

*** Error message:
Error: Nothing to show, formula is empty

*** Cannot compile formula:
5H_{2}+N_{2} ------> 2H_{5}N_{1}

*** Error message:
Error: Nothing to show, formula is empty



PTPU vi rút cúm lợn
*** Cannot compile formula:
t^{o},p,xt

*** Error message:
Error: Nothing to show, formula is empty

*** Cannot compile formula:
H_{2}+N_{2} ------> 2H_{1}N_{1}

*** Error message:
Error: Nothing to show, formula is empty

#156
L_Euler

L_Euler

    Leonhard Euler

  • Hiệp sỹ
  • 944 Bài viết

2.Một vật DĐ ĐH dọc theo trục Ox ,qua VTCB O với chu kì $T$ ,biên độ dao động $A$ .Quãng đường nhỏ nhất mà vật đi được trong khoảng thời gian $\dfrac{T}{3}$ là

A.$(\sqrt{3}-1)A$
B.$A$
C$A\sqrt{3}$
D.$(2-\sqrt{2})A$


Câu 2 chọn B, vật đi từ A/2 đến A rồi về A/2 (*)

#157
vuthanhtu_hd

vuthanhtu_hd

    Tiến sĩ Diễn Đàn Toán

  • Hiệp sỹ
  • 1189 Bài viết

1Chọn phát biểu đúng
A.Khi vật qua vị trí cân bằng thì vận tốc và gia tốc có độ lớn cự tiểu
B.Khi chất điểm qua vị trí cân bằng thì vận tốc cực đại và gia tốc cực tiểu
C.Khi chất điểm đến vị trí biên thì vận tốc triệt tiêu và gia tốc có độ lớn cực đại.
D.Khi chất điểm đến vịt trí biên âm thì vận tốc và gia tốc có trị số âm.





Chọn B

Câu này thi trên Moon ,đáp án là C (*) .Tớ thấy B với C đều đúng

Nếu một ngày bạn cảm thấy buồn và muốn khóc,hãy gọi cho tôi nhé.
Tôi không hứa sẽ làm cho bạn cười nhưng có thể tôi sẽ khóc cùng với bạn.
Nếu một ngày bạn muốn chạy chốn tất cả hãy gọi cho tôi.
Tôi không yêu cầu bạn dừng lại nhưng tôi sẽ chạy cùng với bạn.
Và nếu một ngày nào đó bạn không muốn nghe ai nói nữa,hãy gọi cho tôi nhé.
Tôi sẽ đến bên bạn và chỉ im lặng.
Nhưng nếu một ngày bạn gọi đến tôi mà không thấy tôi hồi âm...
Hãy chạy thật nhanh đến bên tôi vì lúc đó tôi mới là người cần bạn.

______________________
__________________________________
Vu Thanh TuUniversity of Engineering & Technology


#158
L_Euler

L_Euler

    Leonhard Euler

  • Hiệp sỹ
  • 944 Bài viết
Tớ có chứng minh được mấy cái này:

Bài toán: Tìm quãng đường lớn nhất vật đi được trong khoảng thời gian T/4?

Trên đường tròn $(O;A)$ ta lấy 2 điểm A và B

Trường hợp 1: A và B đều nằm trên trục hoành. Gọi M và N theo thứ tự là hình chiều của A,B trên Ox, nên M và N nằm 2 phái đối với Oy
Ta thấy vật đi từ A đến B hết$ T/4$ nên góc $\widehat{AOB}=90^0$. Đặt $\widehat{AOM}=\alpha$.

Thế thì $MN^2=(OM+ON)^2=(Asin\alpha+Acos\alpha)^2 \le 2A^2.(sin^2\alpha+cos^2\alpha)$ nên $MN \le A\sqrt{2}$

Xảy ra dấu = khi và chỉ khi $\alpha=\pi/4$

Trường hợp 2: B nằm trên, A nằm dưới (tương tự cho ngược lại).

Đặt $\widehat{BOx}=\alpha$, khi đó ta tính được $MN=2A-(Asin\alpha+Acos\alpha) <{A}{{\sqrt 2 }}$ (vì trên khoảng 0 đến $\pi/2$ thì $sin\alpha+cos\alpha \ge 1 > 2- \sqrt{{2}}$ nên $MN=2A-(Asin\alpha+Acos\alpha) <{A}{{\sqrt 2 }}$.

Vậy thì trong T/4 thì vât đi đươc S lớn nhất là $S=A\sqrt{{2}}$.

Từ đó tổng quát bằng phương pháp tương tự ta tìm được quãng đường đi được lớn nhất của 1 vật là trạng thái vật đi từ điểm có li độ -x đến x theo 1 chiều, từ đó tổng quát lên nữa cho khoảng thời gian $t+k.T/2$ (với $t<T/2$)...

Trường hợp đi được quãng đường nhỏ nhất thì căn cứ theo TH2, khi đó cũng sử dụng phương pháp hình học và BĐT giống như trường hợp 1, tìm được quãng đường đi được nhỏ nhất trong khoảng thời gian $t<T/2$ là trạng thái vật đi được từ vị trí x đến x trên đường tròn đơn vị A theo chiều tạo ra góc quay nhỏ hơn. (*)

Đi thi thì nhớ mấy cái kết quả để làm cho nhanh (*)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi L_Euler: 23-06-2009 - 16:59


#159
L_Euler

L_Euler

    Leonhard Euler

  • Hiệp sỹ
  • 944 Bài viết

1Chọn phát biểu đúng
A.Khi vật qua vị trí cân bằng thì vận tốc và gia tốc có độ lớn cự tiểu
B.Khi chất điểm qua vị trí cân bằng thì vận tốc cực đại và gia tốc cực tiểu
C.Khi chất điểm đến vị trí biên thì vận tốc triệt tiêu và gia tốc có độ lớn cực đại.
D.Khi chất điểm đến vịt trí biên âm thì vận tốc và gia tốc có trị số âm.


Nên thay từ "cực tiểu" bằng từ "triệt tiêu" thì đúng hơn, chọn C có vẻ hợp lí nhất.

#160
SuperDragon

SuperDragon

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 64 Bài viết

Câu này thi trên Moon ,đáp án là C :geq .Tớ thấy B với C đều đúng

Cực tiểu là $ -A{\omega}^2$

Tớ tưởng trong động cơ không đồng bộ ba pha mỗi cặp cực gồm 3 cuộn dây nên 3 cặp cực ứng với 9 cuộn dây chứ? bạn giải thích kĩ tí đi .Tớ nghĩ 360 mới đúng (*)

Đây là máy phát điện mà ,mình nghĩ đây là máy phát điện xoay chiều 1 pha vì mình chưa nghe máy phát xoay chiều 3 pha có 3 cặp cực(có lẽ thế) (*)
to @all:Theo các bạn thi trắc nghiệm nên chọn bút chì loại nào ;)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi SuperDragon: 23-06-2009 - 22:26

Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn !


Cộng Đồng Học sinh -Sinh viên yêu Toán Việt Nam




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh