Đến nội dung

Hình ảnh

giúp mình mấy bài hình của đề thi...


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 6 trả lời

#1
0r0ch1m4rU

0r0ch1m4rU

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết
1/ Cho đường tròn (O:R) và điểm S nắm ngoài đường tròn sao cho OS = 2R. Từ S kẻ 2 tiếp tuyến SA, SB của (O) với A, B là tiếp điểm, vẽ cát tuyến SDE bất kì...
a) CM tứ giác SAOB nội tiếp đc đ/tròn, xác định tâm I của đ/tròn ngoại tiếp
b) CM: $SA^{2} = SD.SE$
c) Từ O kẻ đường thẳng vuông góc với OA, đường thẳng này cắt SB tại M. CM: MI là tiếp tuyến của (O)
d) Qua D kẻ đường thẳng vuông góc với OB cắt AB tại H và cắt EB tại K. CM: H là trung điểm của DK

2/ Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn và có $\widehat{A} = 60^{0}$ nội tiếp đ/tròn (O;3cm). Tiếp tuyến tại A của đường tròn cắt BC tại D
a) Tính $\widehat{BOC}$ và độ dài cung BC
b) CM: $DA^{2} = DB.DC$
c) Vẽ bán kính OM vuông góc với BC tại N, AM cắt BC tại E. CM AM là tia phân giác cùa $\widehat{BAC} $ và tam giác DAE cân.
d) Cho biết DB = 5cm. Tính tỉ số diện tích của 2 tam giác BAD và ABC

2 bài trên các câu a, b, c mình đều làm được....Nhưng còn câu d mình suy nghĩ mãi ko ra....

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi inhtoan: 12-06-2009 - 13:26

(_ __")⌂⌂⌂[|3]ù|\| [+)]ê [*|*]iện⌂⌂⌂("__ _)

#2
sakurahime

sakurahime

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 54 Bài viết
bạn ui đề bài 1 sai rùi sao từ O kẻ đường thẳng với OA đc?
Let bygones be bygones
YESTERDAY IS THE PAST
TOMORROW IS MYSTERY
TODAY IS A GIFT !

#3
khaitam

khaitam

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 76 Bài viết

1/ Cho đường tròn (O:R) và điểm S nắm ngoài đường tròn sao cho OS = 2R. Từ S kẻ 2 tiếp tuyến SA, SB của (O) với A, B là tiếp điểm, vẽ cát tuyến SDE bất kì...
d) Qua D kẻ đường thẳng vuông góc với OB cắt AB tại H và cắt EB tại K. CM: H là trung điểm của DK
2/ Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn và có $\widehat{A} = 60^{0}$ nội tiếp đ/tròn (O;3cm). Tiếp tuyến tại A của đường tròn cắt BC tại D
d) Cho biết DB = 5cm. Tính tỉ số diện tích của 2 tam giác BAD và ABC
2 bài trên các câu a, b, c mình đều làm được....Nhưng còn câu d mình suy nghĩ mãi ko ra....

Bài 1: Mình giải câu d vắn tắt thôi nha !
Kéo dài DK cắt (O) tại N . Kẻ OQ vuông góc với DE .
Dễ thấy Tam giác OBI đều(cạnh R) , suy ra tam giác SAB đều $\Rightarrow \widehat{OSA}=30^0, \widehat{SAB}=60^0 $ .Dễ thấy OQAS nội tiếp $ \Rightarrow \widehat{AOQ}= \widehat{ASQ}, \widehat{QAO}= \widehat{QSO}, \Rightarrow \widehat{AOQ}+ \widehat{QAO}= \widehat{ASQ}+ \widehat{QSO}= \widehat{ASO}=30^0\Rightarrow \widehat{AQO}=180^0-30^0=150^0 \Rightarrow \widehat{AQD}=150^0-90^0=60^0(I)$ .
Mặt khác $OB \perp DN \Rightarrow sdBD=SdBN$.
Ta có $ \widehat{AHD}=\dfrac{1}{2}(sdAD+sdBN)=\dfrac{1}{2}(sdAD+sdBD)=\dfrac{1}{2}sdAB= \widehat{SAB} =60^0 (II)$.
Từ (I) &(II)$\Rightarrow \widehat{AQD} =\widehat{AHD}(=60^0), \Rightarrow QADH$ nội tiếp $ \Rightarrow \widehat{HQD}= \widehat{HAD}$. Mà $\widehat{HAD}=\widehat{DEB} \Rightarrow \widehat{HQD}=\widehat{DEB} \Rightarrow QH||EK $.
Xét tam giác DEK , ta có $ QD=QE( OQ\perp DE),QH||EK$. Vậy QH là đường trung bình của tam giác DEK $ \Rightarrow HD=HK $ (đpcm).
Chém lun câu d bài 2 !
Từ D kẻ đường thẳng vuông góc với AC (kéo dài) tại H , qua B kẻ đường thẳng song song với HC cắt AH tại K .
Dễ thấy $ \widehat{NOC}= \dfrac{1}{2}.120^0=60^0$ . Xét tam giác vuông NOC , ta có Sin$60^0= \dfrac{NC}{OC} \Rightarrow NC= \dfrac{3 \sqrt{3} }{2} \Rightarrow BC=2NC=3 \sqrt{3}$
Gọi diện tích tam giác BAD là $ S_{1}$ , diện tích tam giác ABC là $ S_{2} $, diện tích tam giác DAC là $S \Rightarrow S= S_{1} + S_{2} $
Ta có $ \dfrac{ S_{1} }{ S_{2} }= \dfrac{S- S_{2} }{ S_{2} }= \dfrac{S}{ S_{2} }-1 (I)$.
Mà $S= \dfrac{1}{2}AC.DH, S_{2}=\dfrac{1}{2}AC.KH \Rightarrow\dfrac{S}{ S_{2} }= \dfrac{DH}{KH}$.
Mặt khác : Trong tam giác DHC , ta lại có BK||HC
$\Rightarrow \dfrac{DH}{KH} =\dfrac{DC}{BC} =\dfrac{DB+BC}{BC}=\dfrac{DB}{BC}+1= \dfrac{5}{3\sqrt{3}}+1 \Rightarrow\dfrac{S}{ S_{2} }=\dfrac{5}{3\sqrt{3}}+1 (II)$.
Từ $(I) , (II) \Rightarrow \dfrac{ S_{1} }{ S_{2} } =\dfrac{5}{3\sqrt{3}}+1-1=\dfrac{5}{3\sqrt{3}}= \dfrac{5\sqrt{3} }{9} $(đpcm)

"Đã chỉnh ! Nhớ thank nha !"

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi khaitam: 13-06-2009 - 12:29

Chắc quay đầu là bờ quá, Hi!

#4
0r0ch1m4rU

0r0ch1m4rU

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết

bạn ui đề bài 1 sai rùi sao từ O kẻ đường thẳng với OA đc?


Àh mình xin lỗi.....cái đó là từ O kẻ đường thẳng vuông góc với OA...hì hì...
(_ __")⌂⌂⌂[|3]ù|\| [+)]ê [*|*]iện⌂⌂⌂("__ _)

#5
0r0ch1m4rU

0r0ch1m4rU

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết

Bài 1: Mình giải câu d vắn tắt thôi nha !
Kéo dài DK cắt (O) tại N . Kẻ OI vuông góc với DE .
Dễ thấy Tam giác OBI đều(cạnh R) , suy ra tam giác SAB đều $\Rightarrow \widehat{OSA}=30^0, \widehat{SAB}=60^0 $ .Dễ thấy OIAS nội tiếp $ \Rightarrow \widehat{AOI}= \widehat{ASI}, \widehat{IAO}= \widehat{ISO}, \Rightarrow \widehat{AOI}+ \widehat{IAO}= \widehat{ASI}+ \widehat{ISO}= \widehat{ASO}=60^0\Rightarrow \widehat{AIO}=180^0-60^0=120^0 \Rightarrow \widehat{AID}=120^0-90^0=30^0(I)$ .
Mặt khác $OB \perp DN \Rightarrow sdBD=SdBN$.
Ta có $ \widehat{AHD}=\dfrac{1}{2}(sdAD+sdBN)=\dfrac{1}{2}(sdAD+sdBD)=\dfrac{1}{2}sdAB=\dfrac{1}{2}.60^0=30^0 (II)$.
Từ (I) &(II)$\Rightarrow \widehat{AID} =\widehat{AHD}(=30^0), \Rightarrow IADH$ nội tiếp $ \Rightarrow \widehat{HID}= \widehat{HAD}$. Mà $\widehat{HAD}=\widehat{DEB} \Rightarrow \widehat{HID}=\widehat{DEB} \Rightarrow IH||EK $.
Xét tam giác BEK , ta có $ ID=IE( OI\perp DE),IH||EK$. Vậy IH là đường trung bình của tam giác DEK $ \Rightarrow HD=HK $ (đpcm).
Chém lun câu d bài 2 !
Từ D kẻ đường thẳng vuông góc với AC (kéo dài) tại H , qua B kẻ đường thẳng song song với HC cắt AH tại K .
Dễ thấy $ \widehat{NOC}= \dfrac{1}{2}.120^0=60^0$ . Xét tam giác vuông NOC , ta có Sin$60^0= \dfrac{NC}{OC} \Rightarrow NC= \dfrac{3 \sqrt{3} }{2} \Rightarrow BC=2NC=3 \sqrt{3}$
Gọi diện tích tam giác BAD là $ S_{1}$ , diện tích tam giác ABC là $ S_{2} $, diện tích tam giác DAC là $S \Rightarrow S= S_{1} + S_{2} $
Ta có $ \dfrac{ S_{1} }{ S_{2} }= \dfrac{S- S_{2} }{ S_{2} }= \dfrac{S}{ S_{2} }-1 (I)$.
Mà $S= \dfrac{1}{2}AC.DH, S_{2}=\dfrac{1}{2}AC.KH \Rightarrow\dfrac{S}{ S_{2} }= \dfrac{DH}{KH}$.
Mặt khác : Trong tam giác DHC , ta lại có BK||HC
$\Rightarrow \dfrac{DH}{KH} =\dfrac{DC}{BC} =\dfrac{DB+BC}{BC}=\dfrac{DB}{BC}+1= \dfrac{5}{3\sqrt{3}}+1 \Rightarrow\dfrac{S}{ S_{2} }=\dfrac{5}{3\sqrt{3}}+1 (II)$.
Từ $(I) , (II) \Rightarrow \dfrac{ S_{1} }{ S_{2} } =\dfrac{5}{3\sqrt{3}}+1-1=\dfrac{5}{3\sqrt{3}}= \dfrac{5\sqrt{3} }{9} $(đpcm)

"Nhớ thank nha !"



àh bạn ơi, mình thắc mắc chỗ này...
Theo hình vẽ của mình thì góc AOI ko = góc ASI

Và góc IAO tại sao lại = góc ISO đc trong khi 3 điểm đó thẳng hàng...
(_ __")⌂⌂⌂[|3]ù|\| [+)]ê [*|*]iện⌂⌂⌂("__ _)

#6
khaitam

khaitam

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 76 Bài viết

àh bạn ơi, mình thắc mắc chỗ này...
Theo hình vẽ của mình thì góc AOI ko = góc ASI

Và góc IAO tại sao lại = góc ISO đc trong khi 3 điểm đó thẳng hàng...

Mình không để ý các câu trên nên đã lấy điểm I trùng tên với I là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác SAOB rùi! Và còn nhầm số đo góc nữa ! ( Sorry!). Lần sau mình cẩn thận hơn !
Vậy bạn chỉ việc thay I ở câu d bằng một tên khác , chẳng hạn là Q ! Thôi để mình sửa cho !!!

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi khaitam: 13-06-2009 - 12:37

Chắc quay đầu là bờ quá, Hi!

#7
Nguyễn Minh Cường

Nguyễn Minh Cường

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 115 Bài viết
Câu2)d) Bạn khaitam làm dài quá
tính tỉ số $S_{\Delta ABD} ,S_{ \Delta ABC}$ chỉ cần xét tỉ số $BD ,BC$
mà $\widehat{BOC}=120 \Rightarrow BC=3 \sqrt[2]{3} $
$ \Rightarrow S_{\Delta ABD} : S_{ \Delta ABC} = \dfrac{5 \sqrt{3} }{9} $

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nguyễn Minh Cường: 15-06-2009 - 09:37





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh