Đến nội dung

Hình ảnh

Phương trình đường thẳng

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 8 trả lời

#1
Lamat

Lamat

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 74 Bài viết
Giúp em mấy bài này với...

1. Cho $A (-6 ; -3) , B (-4 ; 3) , C (9 ; 2)$.
a) Viết phương trình đường phân giác trong $(d)$ của góc $A$ trong $\Delta ABC$.
b) Tìm $P \in (d)$ sao cho $ABCP$ là hình thang.

2. Trong mặt phẳng $Oxy$ cho $\Delta ABC$ biết $A (3 ; 7) , B (9 ; 5) , C (-5 ; 9)$.
a) Viết phương trình đường phân giác trong góc lớn nhất của $\Delta ABC$.
b) Qua $M (-2 ; -7)$ viết phương trình đường thẳng tiếp xúc với đường tròn ngoại tiếp $\Delta ABC$.

3. Cho $\Delta ABC$, 3 cạnh có phương trình là: $AB : x - y + 4 = 0 ; BC : x + 2y - 5 = 0 ; CA : 8x + y - 40 = 0$.
a) Tính độ dài đường cao$ AH$
b) Cmr: $\widehat{BAC}$ nhọn.
c) Viết phương trình đường phân giác trong góc $A$.

4. Viết phương trình tổng quát của đường thẳng qua $I (-2 ; 3)$ và cách đều hai điểm $A (5 ; -1) ; B (0 ; 4)$

#2
dehin

dehin

    Chém gió thần!

  • Thành viên
  • 733 Bài viết
Cho 1.
a) Có 2 cách hay nhất:
Cách 1:Chỉ cần tìm giao của đường phân giác trong của góc A với BC .
Cách làm mình đã hướng dẫn bạn tại đây
http://diendantoanho....php?...nh nhất
cách 2: G/s $ M(x,y) \in $ đường phân giác trong của A (d):
=> k/c từ M đến AB= k/c M đến AC.
Từ PT này rút đc PT (d) (Chính là hệ thức giữa x và y)
Có 2 PT thỏa mãn ( đường phân giác trong và ngoài của A)
Ktra đk B,C nằm khác phía đối với đường phân giác trong là ra.
b.
Gọi P( x,y) :geq (d) => rút x theo y, hoặc y theo x.
ABCP là hình thang có 2 trường hợp.
+) AB // CP.
Tính $ \vec{CP} $
Giải pt $ \vec{AB} // \vec{AB} $ là ra.
+) AC//BP.
tương tự
Thế là xong!
Love Lan Anh !

#3
dehin

dehin

    Chém gió thần!

  • Thành viên
  • 733 Bài viết
Bài 2:
a) Tính các cạnh AB, BC, CA. Góc đối diện với cạnh lớn nhất là lớn nhất.
Rồi lập PT đường phân giác đó như trên.
b.Lập PT đường tròn ngoại tiếp của tam giác ABC.
G/s PT ( C) là: $ x^2+y^2+2ax+2by+c=0$
Thay tọa độ A, B, C vào => hệ 3 PT giải ra a,b,c.
=> tâm O(..), bán kính R
Viết PT tiếp tuyến của ( C) qua M(-2,-7).
G/s PT tiếp tuyến ( d) là: $ a(x+2)+b(y+7)=0$
Giải PT k/c từ tâm O đến ( d) = R là ra 1 hệ thức a,b.
Chọn giá trị a,b là xong.
Love Lan Anh !

#4
dehin

dehin

    Chém gió thần!

  • Thành viên
  • 733 Bài viết
Câu 3.
$ A=AB \cap AC, B= BA \cap BC, C= CA \cap CB $
=> tọa độ A, B, C
a. AH = k/c từ A đến BC.
b. Sư dụng định lý cos
$ cos \widehat{BAC}=\dfrac{{AB}^2+{AC}^2-{BC}^2}{2AB.AC}$
Nếu $ \widehat{BAC} $ nhọn thì cos >0.
Vậy bạn chỉ cần c/m $ {AB}^2+{AC}^2> {BC}^2$ thôi.
c. Viết PT như bài 1.
Love Lan Anh !

#5
dehin

dehin

    Chém gió thần!

  • Thành viên
  • 733 Bài viết
Bài 4.
Gọi PT ( d) qua I(-2,3) là $ a(x+2)+b(y-3)=0$
Giải PT
K/c từ A đến d =k/c từ B đến d.
Ra 1 PT 2 ẩn a,b.
Ta chọn nghiệm thôi ( $ a^2+b^2 >0 $)
Love Lan Anh !

#6
Lamat

Lamat

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 74 Bài viết

b.
Gọi P( x,y) :geq (d) => rút x theo y, hoặc y theo x.
ABCP là hình thang có 2 trường hợp.
+) AB // CP.
Tính $ \vec{CP} $
Giải pt $ \vec{AB} // \vec{AB} $ là ra.
+) AC//BP.
tương tự
Thế là xong!

Anh giải đầy đủ, rõ ràng cho em câu này với...

#7
dehin

dehin

    Chém gió thần!

  • Thành viên
  • 733 Bài viết
Bài 1:
Ta dễ dàng lập đc PT AB, AC :
$(AB): 3x-y+15=0$
$(AC): x-3y-3=0$
a. Để lập PT đg phân giác trong góc A (d).
G.s M(x,y) :geq (d)
=> k/c từ M tới AB= k/c từ M tới AC.
=>$ \dfrac{{|3x - y + 15|}}{{\sqrt {9 + 1} }} = \dfrac{{|x - 3y - 3|}}{{\sqrt {9 + 1} }} \Rightarrow \left[ \begin{array}{l} 3x - y + 15 = x - 3y - 3 \\3x - y + 15 = - x + 3y + 3 \\ \end{array} \right.$
$ \Rightarrow \left[ \begin{array}{l} x + y + 9 = 0 \\ x - y + 3 = 0 \\ \end{array} \right.$.
Kiểm tra đk B, C khác phía đối với đg phân giác trong góc A => pt (d): $ x-y+3=0$.
b.
G/s $ P(a,a+3) \in (d): x-y+3=0$
+) TH AB//CP
Ta có $\overrightarrow {AB} = (2,6),\overrightarrow {CP} = (a - 9,a + 1)$
$ \Rightarrow \dfrac{{a - 9}}{2} = \dfrac{{a + 1}}{6}$
=> a.
+) TH AC// BP làm tưong tự
Love Lan Anh !

#8
Lamat

Lamat

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 74 Bài viết

Bài 2:
a) Tính các cạnh AB, BC, CA. Góc đối diện với cạnh lớn nhất là lớn nhất.
Rồi lập PT đường phân giác đó như trên.

Câu này anh làm ra như nào ạ, sao em làm hoài nó ra kì kì...

#9
dehin

dehin

    Chém gió thần!

  • Thành viên
  • 733 Bài viết
Sao nữa! Tính cạnh AB, BC, CA ra rồi so sánh. Góc ứng với cạnh lớn nhất là góc lớn nhất.
Còn lập PT đg phân giác thì tương tự như trên. Có gì đâu!
Love Lan Anh !




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh