Đến nội dung

Hình ảnh

Lời giải lệch đáp án, chấm thế nào?


  • Please log in to reply
Chưa có bài trả lời

#1
chuyentoan

chuyentoan

    None

  • Hiệp sỹ
  • 1650 Bài viết
Lời giải lệch đáp án, chấm thế nào?
14:16' 18/07/2005 (GMT+7)
(VietNamNet) - Công bố đáp án công khai có lợi cho thí sinh trong việc đối chiếu kết quả. Tuy nhiên, trong quá trình đối chiếu rất nhiều thí sinh băn khoăn vì lời giải không "khớp" với đáp án có bị trừ điểm?


Ông Trần Văn Nghĩa
Từ vấn đề đặt ra như vậy, không ít giáo viên chấm thi đã có thắc mắc... Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất luợng giáo dục (Bộ GD - ĐT) Trần Văn Nghĩa sẽ trả lời tất cả những câu hỏi từ thí sinh, phụ huynh và giáo viên chấm thi nêu...



Em nghe nói về việc câu III bài 2 của môn Hóa khối A, việc từ FE-> FE2O3 là vận dụng về thực tiễn. Và trong đề thi đã không đề cập rõ ràng việc phản ứng hoàn toàn hay không? Chúng em đã phản ánh trên trang web của mạng giáo dục nhưng chưa được trả lời thỏa đáng trong khi đó công tác chấm thi đã gần kề... Em mong được hồi âm. ([email protected])

Ông Trần Văn Nghĩa: Về vấn đề này chúng tôi đã trao đổi trực tiếp với nhóm làm đề và chuyên viên cũng như GS Hoàng Nhâm. Cá nhân tôi cũng đọc sách giáo khoa (SGK) lớp 12 và các tài liệu tham khảo thì thấy rằng:

Trong SGK lớp 12 người ta đã khẳng định rõ ràng là khi đốt cháy sắt trong không khí ta sẽ nhận được oxit sắt từ (Fe3O4) và không có phần nào chỉ ra rằng sẽ tạo ra Fe2O3 và FeO, còn theo các tài liệu tham khảo chuyên sâu thì người ta có chỉ ra một số trường hợp có thể tạo ra Fe2 O3 và FeO nhưng phải ở những điều kiện về nhiệt độ xác định:



Chính vì vậy đáp án của Bộ chỉ tính điểm cho trường hợp viết phản ứng tạo ra oxit sắt từ.

Trở lại vấn đề thí sinh thắc mắc "việc viết phản ứng tạo ra FeO hay Fe2O3 có được điểm không?", trả lời chính thức của Bộ GD - ĐT như sau:

Đốt sắt trong không khí thu được Oxit sắt từ (Fe3O4); tính chất này đã được viết trong sách giáo khoa Hoá học lớp 12, trang 136 dòng thứ 5 từ trên xuống:

3Fe + 2O2 (nhiệt độ) = Fe3O4

Các phản ứng tạo ra các oxit sắt khác chỉ xảy ra trong những trường hợp đặc biệt (và cũng không được dẫn ra trong sách giáo khoa lớp 12). Do đó, nếu thí sinh viết phương trình phản ứng của sắt tác dụng với ôxy tạo ra các oxit sắt khác (Fe2O3, hay FeO) thì không được tính điểm.

Bài toán có thể giải theo cách khác không cần theo định luật bảo toàn khối lượng mà đúng kết quả vẫn cho điểm tối đa được không (lập hệ 2 phương trình 3 ấn rồi rút ra tổng số mol H2SO4 bằng phương pháp nhóm). Thí sinh chứng minh được bài toán có kết quả âm vẫn cho điểm tối đa? (Hai câu hỏi của Trưởng môn chấm Hóa Lê Trọng Hải, ĐH Tây Nguyên gửi Bộ GD - ĐT ngày 15/7)

Ông Trần Văn Nghĩa: Cách giải theo đáp án chỉ là một trường hợp cơ bản nhất, nếu thí sinh có cách giải khác với đáp án nhưng có lập luận chặt chẽ, khoa học thì vẫn được tính điểm tối đa. Điều này áp dụng cho tất cả các môn không riêng môn hoá.

Quy trình chấm hai vòng độc lập ở hai phòng chấm thi khác nhau (theo quy chế) sẽ đảm bảo được mức độ chuẩn xác trong việc cho điểm của giám khảo, đặc biệt là trong những trường hợp thí sinh có cách giải khác với đáp án.

Đối với những thí sinh có phân vân về cách giải khác với đáp án thì có được điểm tối đa hay không?

Để có câu trả lời cụ thể, nghị thí sinh gửi nguyên bản nội dung bài giải của mình thì mới có thể trả lời chi tiết được, còn hỏi chung chung thì chỉ có thể trả lời theo tính chất nguyên tắc.

Mọi thắc mắc, các bạn có thể gửi email về [email protected]

VietNamNet
The only way to learn mathematics is to do mathematics




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh