Đến nội dung

Hình ảnh

một vài bài tập hình nho nhỏ


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 1 trả lời

#1
zzz.chelsea.zzz

zzz.chelsea.zzz

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 96 Bài viết
(Nếu có thể thì các bác tải cả hình lên cho dễ hiểu nhá)
Bài 1: Cho (O;R). Hai tiếp tuyến tại A và B cắt nhau tại M và tạo với nhau một góc bằng $ \60^0 $
a. Tính độ dài cung lớn AB theo R
b. Tính diện tích hình giới hạn bởi 2 tiếp tuyến và cung nhỏ AB

Bài 2: Cho (O;R)
a. Tính $ \widehat{AOB} $ biết độ dài cung bằng $ \dfrac{5 \pi R}{6} $
b. Xác định điểm C trên cung lớn AB sao cho khi kẻ $ \ CH \perp AB $ tại H thì AH=CH
c. Tính độ dài các cung AC, BC
d. Tính chu vi, diện tích $ \Delta ABC $
Bài 3: Cho $ \Delta ABC $ nhọn, các đường cao AD, BE, CF. Gọi R là bán kính đường tròn ngoại tiếp $ \Delta ABC $. Gọi P và r là chu vi và bán kính đường tròn nội tiếp $ \Delta DEF $. CMR:
a. $ \ S_{ABC} = \dfrac{P.r}{2} $
b. $ \dfrac{S_{DEF}}{S_{ABC}} = \dfrac{r}{R} $
Bài 4: Cho đoạn thẳng AB, M nằm giữa A và B. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AB dựng các hình vuông AMCD và MBEF. Hai đường thẳng AF và BC cắt nhau tại N
a. CMR: Nếu $\ AF \perp BC $ => N nằm trên 2 đường tròn ngoại tiếp các hình vuông AMCD và MBEF.
b. CM: D,N,E thẳng hàng và $ \ MN \perp EF $ tại N
c. Cho A, B cố định, còn M di động trên AB. CMR: đường thẳng MN luôn đi qua 1 điểm cố định
d. Tìm vị trí của M sao cho MN có độ dài lớn nhất
Bài 5: Cho hình vuông ABCD nội tiếp (O); M :P cung AD.
CMR: $ \ MA-MD=( \sqrt{2}+1)(MB-MC) $ .
Bài 6:Cho hình quạt tâm A, bán kính R có số đo cung $\ BC=120^0 $ Tính bán kính (I) biết rằng (I) tiếp xúc với cung BC và các bán kính AB, AC
Bài 7: Tính độ dài đường chéo ngũ giác đều cạnh a theo a.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi zzz.chelsea.zzz: 28-11-2010 - 19:58

Điều ta biết là một giọt nước, điều ta chưa biết là cả một đại dương.
ISAAC NEWTON

#2
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5017 Bài viết
Bài 7:
Dựng ngũ giác đều ABCDE nội tiếp.
Hình đã gửi
(xem hình vẽ nhá)(không dùng điểm F, vẽ bị thừa)
Vẽ G là trung điểm của AC.
Suy ra BG :P AC. Mà góc ABC bằng 108 độ.
Nên góc ABG bằng 54 độ.
Dễ chứng minh $\sin 54^ \circ = \dfrac{1}{4}(1 + \sqrt 5 )$
Nên $AC = 2AG = 2a\sin 54^ \circ = 2a.\dfrac{1}{4}(1 + \sqrt 5 ) = \dfrac{{a(1 + \sqrt 5 )}}{2}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 28-11-2010 - 22:09

Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh