Đến nội dung

Hình ảnh

hoc toan the nao de thi hsg

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 21 trả lời

#1
truycap95

truycap95

    Lính mới

  • Thành viên
  • 7 Bài viết
Moi nguoi chi cho em duongloi hoc toan voi!!!

#2
PTH_Thái Hà

PTH_Thái Hà

    David Tennant -- Doctor Who

  • Thành viên
  • 522 Bài viết
Đợt anh thi HSG tỉnh thì chỉ lao vào toán thôi, tập trung toàn lực cho toán, học ngày học đêm
nhà trường xếp lại lớp,những ai thi chuyên thì học riêng và chỉ học mỗi môn đó thôi

đường lối thì anh nghĩ môn nào cũng thế, luôn cần 1 khoảng thời gian nào đó mình tập trung toàn lực
và nhất là phải thật chăm
Giải nhì quốc gia. Yeah

#3
nguyen_dung

nguyen_dung

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết
cá nhân mình nghĩ, chăm xếp cuối,
bản thân mình khá lười, ngày học toán cao lắm cũng chỉ 3 tiếng, nhưng thi vẫn ok. Nhiều khi cứ nghĩ thi là rớt, thấy ai cũng làm tốt, còn mình.... nhưng khi đưa kết quả thì mình đứng top ???
quan trọng nhất là phương pháp.
như bất đẳng thức thì quanh đi quẩn lại có vài cái đặc trưng, kỹ thuật thì có nhiều cuốn dày vĩ đại, nhưng nếu đúc kết lại thì chỉ mỏng te như tờ giấy.
Tinh thần thì thế này => làm => không ra => đặt vấn đề tại sao mình giải không ra => áp dụng những kỹ thuật và phương pháp đã học => vẫn không ra => xem bài giải => đúc kết.
cái quan trọng vẫn là mỗi khi giải không ra thì đúc kết được cái gì, đi thi tỉnh với quốc gia mà học thuộc, cam đoan rớt từ vòng 1

#4
sailormoon1141

sailormoon1141

    Lính mới

  • Thành viên
  • 9 Bài viết

Moi nguoi chi cho em duongloi hoc toan voi!!!

tui nghĩ nếu sắp thi hsg.thì tốt nhất là sưu tập đề thi hsg của các tỉnh khác,và...hì hục giải!nói thiệt...mấy tỉnh thi hsg..quanh di quanh lại cũng có vài dạng được lặp woài!
học mà ko định hướng ko biết học theo chủ đề ji thì cuối cùng cũng như không(kinh nghiệm thực tế của tui đấy)

#5
Nguyễn Thái Vũ

Nguyễn Thái Vũ

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 684 Bài viết
học không quá nhiều. Để đầu óc thư giãn. Quan trọng là rèn luyện khả năng tư duy, liên kết , đưa từ bài toán này về bt khác làm vấn đề trở nên dễ hiểu hơn. Đó là 1 chiêu rất hay đấy, nhất là đối với tổ hợp rời rạc-môn khó nhất thể hiện đẳng cấp toán bạn đến đâu. :(

#6
NguyThang khtn

NguyThang khtn

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1468 Bài viết
EM CUNG CHA BIT HOC RA SAO NHUNG CO NHIEU BAI KHO LAI LAM DUOC CON MAY BAI DE LAI CHA LAM DUOC !
KHO HIEU!!!!!!!!!

It is difficult to say what is impossible, for the dream of yesterday is the hope of today and the reality of tomorrow

 


#7
le anh tu

le anh tu

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 191 Bài viết
em học hình kém lắm.anh chị có kinh nghiệm j` để học tốt hình không

#8
nguyen_dung

nguyen_dung

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết
Tôi nhớ ngày xưa, khi tôi còn là học sinh cấp 3, lúc đó diễn đàn này rất sôi nổi.
Tuy cũng có những trận chiến hào nhoáng giữa tôi và những thành viên khác, nhưng ai cũng có ham muốn tột bật về toán học. Lúc đó còn có rất nhiều anh mà tên tuổi gần như là huyền thoại trên diễn đàn này, anh NangLuong, anh Math... và nhiều người khác nữa, nói chung là bạn thấy mấy cái topic được tick trên các box, đa phần tôi đều nói chuyện cả.
Gio thì gần như ai cũng ra đi...
Còn giờ, nhiều thành viên mới toe, khá buồn.

Ok, quay lại chủ đề:
Thực ra, những ai nói bài toán khó, tôi tin chắc là họ chưa hiểu được ý nghĩa và cách tìm lời giải cho 1 bài toán. Tôi kết luận như thế, vì tôi nhìn lại cách học toán ngày xưa của tôi là vậy, và tôi tin chắc là nhiều người cũng đang và sẽ như vậy.
Nói chung, các bạn học toán như 1 thói quen, nên khi các bạn đụng 1 bài toán, các bạn bắt tay vào giải và suy nghĩ abc xyz cho đến khi 1 cái gì gì đó lóe sáng lên => ok, bài toán giải ra. Như thế, khi cái cần lóe sáng lại không lóe sáng thì sao? Các bạn bí.
Cách học như vậy, vừa có lợi mà cũng vừa có hại. Theo ý kiến cá nhân tôi, các bạn nên hệ thống kiến thức mình lại chứ không nên học như kiểu NGỘ ĐẠO nhà Phật thế.

Các bạn có thể tìm đọc cuốn "Tìm lời giải bài toán như thế nào" của P.Poya, tôi không nhớ tên tác giả cho lắm.
Bạn nào muốn trao đổi thì cứ post lên đây, tôi biết gì sẽ trả lời cho, hoặc không thì add nick hoang_nguyen_dung89 vào chat.
Tôi tin rằng, kinh nghiệm từ 2 lần thất bại trong kỳ thi học sinh quốc gia sẽ giúp ích cho các bạn ít nhiều

#9
Nguyễn Thái Vũ

Nguyễn Thái Vũ

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 684 Bài viết

cá nhân mình nghĩ, chăm xếp cuối,
bản thân mình khá lười, ngày học toán cao lắm cũng chỉ 3 tiếng, nhưng thi vẫn ok. Nhiều khi cứ nghĩ thi là rớt, thấy ai cũng làm tốt, còn mình.... nhưng khi đưa kết quả thì mình đứng top ???
quan trọng nhất là phương pháp.
như bất đẳng thức thì quanh đi quẩn lại có vài cái đặc trưng, kỹ thuật thì có nhiều cuốn dày vĩ đại, nhưng nếu đúc kết lại thì chỉ mỏng te như tờ giấy.
Tinh thần thì thế này => làm => không ra => đặt vấn đề tại sao mình giải không ra => áp dụng những kỹ thuật và phương pháp đã học => vẫn không ra => xem bài giải => đúc kết.
cái quan trọng vẫn là mỗi khi giải không ra thì đúc kết được cái gì, đi thi tỉnh với quốc gia mà học thuộc, cam đoan rớt từ vòng 1

Không đúng.
Mình đồng ý, phương pháp là số 1.^_^
Nhưng có rất nhiều kiến thức toán dc xây dựng dạng tầng tức là được tạo nên bởi rất nhiều kiến thức khác. Do đó không thể không chăm để giỏi toán. Nếu không. Có thể giỏi nhưng cũng chỉ đến thế thôi.

#10
nguyen_dung

nguyen_dung

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết
Ơ , thế tôi không chăm mà gần như 90% kì thi hsg nào tôi cũng hốt giải top,
thế hóa ra tôi biến thái à?

#11
nguyen_dung

nguyen_dung

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết
Dạo rồi tôi khá bận cho 1 số việc nên truy cập diễn đàn và truy cập Y!H rất ít. Khi log vào thì thấy tùm lum người add nick, và nhiều câu hỏi đặt ra.
Thành thật xin lỗi mọi người, và do có hơi bị nhiều câu hỏi nên tôi xin trình bày hết những ý chính ở trên đây luôn.
Tôi xin nói sơ về cuốn "Tìm lời giải toán học như thế nào?" của P.Poya, xin nói trước là tôi không nhớ tên tác giả cho lắm . Cuốn sách này là cuốn thứ 2 hay thứ 3 nằm trong 1 bộ 3 cuốn của tác giả, viết rất hay. Tên tiếng anh của cuốn sách đó là "how to solve the problem", hình như thế.
Thú thật thì tôi chỉ khuyên những ai đang học đại học hoặc đã đi làm thì nên đọc ( nếu có thể ), còn các bạn học sinh thì tốt nhất là nên đọc tiếng việt.
Lý do chính tôi nói như vậy vì tôi biết các bạn khá lười đọc sách tiếng anh mấy trăm chữ 1 trang, bản thân tôi cũng thế thôi, nên tốt nhất là đọc tiếng việt, hoặc không. Mà sách dịch tiếng việt thì hình như đã được bảo tồn , nên kiếm rất khó. Ngày xưa tôi đọc cuốn đó là cách đây 7 năm, hình như thế. Cuốn đó in năm 8x thì phải, giấy vàng, cùi, bìa dễ rách, tôi đi mượn đọc cũng rất trầy trật.
Chính xác thì tôi mượn ở trường THPT Trần Cao Vân - Tam Kỳ - Quảng Nam. Do chất lượng không tốt nên tôi không thể scan lên cho các bạn được. Thông cảm.

Một số bạn còn hỏi tôi kinh nghiệm học, cụ thể nhất là câu hỏi "Làm thế nào để học giỏi đạt kết quả cao trong kỳ thi hsg?"

Ok, câu hỏi này muốn trả lời chẳng đơn giản chút nào. Trả lời 1 cách dễ hiểu, dễ thực hiện thì ai cũng đạt giải hết sao? Mà trả lời khó hiểu hay khó thực hiện quá thì có vẻ như là đánh đố các bạn. Như thế, tôi sẽ trả lời trong tầm vực tôi biết, tôi hiểu; nói cách khác, tôi có thể chỉ đường cho các bạn đi. Còn các bạn có đi được không, đi xa tới đâu thì do khả năng của các bạn. Còn nếu thắc mắc thì lên đây tranh luận tiếp.

Để trả lời câu hỏi trên, tôi sẽ đi vào 2 ý chính:
1) Não bộ của 1 người học tốt toán hoạt động như thế nào?
2) Tại sao lại có người này giỏi hơn người kia?


Câu hỏi 1 : Người học tốt toán đã học như thế nào?

Các bạn chú ý, tôi dùng từ học tốt, không phải từ học giỏi, vì cá nhân tôi cho rằng, muốn học giỏi chỉ có thể nhờ bản thân mình. Không có thầy cô nào đi dạy thêm mà làm cho học sinh mình thi học sinh giỏi cả, tự thân vận động thôi các bạn.
Bản thân người học tốt toán, là do họ nắm vững thời gian để phân chia việc sử dụng toán của mình 1 cách hiệu quả. Nói 1 cách khác, họ học nhiều nhất, trong 1 khoảng thời gian cố định. Vì thế, với tôi, phương pháp học chuẩn có giá trị cao gấp hàng nghìn lần sự chăm học. Vậy, làm sao để học nhiều nhất?
Nhớ rằng, học nhiều và cũng phải đa dạng. Các bạn có thấy trong tiệm sách có cuốn "Những viên kim cương trong bất đẳng thức" không? Các bạn tính xem bao nhiêu trang? Nếu các lĩnh vực khác như pt, hệ pt, hình học, số học, dãy số, hàm số..... cũng chừng đó thì các bạn có xơi hết không? Tôi thì cá là chẳng ai xơi hết cả, vì quá nhiều.
Vì thế, phải chấp nhận loại bỏ 1 số thứ mình muốn.
Tôi xin đưa ví dụ :
Một số bạn có thói quen như sau:
Làm 1 bài thì phải suy nghĩ cho tới cùng.
Làm 1 bài thì giải nhiều cách.
Không thể phủ nhận những lợi ích nó mang lại, nhưng các bạn thử học kiểu đó thì các bạn có sút hết được quyển sách "Những viên kim cương trong bất đẳng thức" như tôi đã nói trên không? Cá là các bạn mất không dưới 1 năm.
Phương pháp trên chỉ nên áp dụng khi các bạn đã rành rẽ những cái cơ bản, còn khi còn lúng túng vì câu hỏi "làm sao để học giỏi" thì không nên áp dụng điều trên làm gì.

Mục tiêu đặt ra là : học nhiều nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Lần trước tôi nói chuyện với 1 bạn, học sinh lớp 9. Khi tôi nói đến việc là những kiến thức cần để thi đậu hsg chỉ gói gọn trong chừng 2~3 tờ A4, bạn ấy có vẻ không tin. Tôi cũng nghĩ là sẽ không có nhiều người tin vào điều đó, nhưng đó là sự thật. Gio đây, khi tôi nghĩ lại thì thấy, những thứ mình rút ra từ nhiều cuốn sách, thậm chí còn chưa tới 2 tờ A4 nữa.
Ví dụ như, bên bất đẳng thức thì có đâu 7 kĩ thuật, pt và hệ pt thì cũng tầm chừng nấy, hoặc 9, có lẽ. Hình học thì rắc rối hơn, đòi hỏi kĩ thuật phân tích chặt chẽ. Nhưng biết kĩ thuật không có nghĩa là thành công, tùy khả năng vận dụng nữa. Như 1 bài toán, ừ, phương pháp đặt ẩn phụ, nhưng đặt ẩn phụ thế nào???
Vì thế, tôi nói 2~3 tờ A4 không có gì ngoa cả. Nhưng đó là điều kiện cần, chưa đủ. Vậy, điều kiện đủ là gì? Tôi muốn các bạn tự suy nghĩ? Vì mỗi câu trả lời sẽ quyết định con đường đi mỗi người.

Cuối cùng, tôi xin đưa thẳng vào ý chính:
Những người học tốt toán vì khả năng vốn liếng về toán học họ nhiều => muốn có được thế, họ phải trải nghiệm nhiều => trong 1 thời gian có hạn, họ học được nhiều thì họ cần giới hạn thời gian cho mỗi bài toán họ lại => mỗi bài họ chỉ giữ từ 5,10 phút.
Liên tục đặt câu hỏi "Tại sao mình giải không ra bài toán đó?". Mỗi lần trả lời sẽ tăng vốn liếng toán học bạn lên.
Cố gắng tổng hợp kiến thức mình lại, đừng để kiến thức mình quá lung tung, hoặc bạn sẽ đau khổ vì điều đó ( đây là câu trả lời cho câu hỏi của 1 số bạn "Em học nhiều nhưng giờ nghĩ lại chẳng thấy có bao nhiêu trong đầu cả", đơn giản vì các bạn học xong, không tổng hợp nên kiến thức bạn như 1 cái ổ rối rắm, khi cần nhớ lại thì mệt lắm)


Hôm nay thế thôi, tôi sẽ nói thêm về câu số 2 lần sau nhé!

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyen_dung: 24-01-2011 - 16:59


#12
Nguyễn Thái Vũ

Nguyễn Thái Vũ

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 684 Bài viết

Dạo rồi tôi khá bận cho 1 số việc nên truy cập diễn đàn và truy cập Y!H rất ít. Khi log vào thì thấy tùm lum người add nick, và nhiều câu hỏi đặt ra.
Thành thật xin lỗi mọi người, và do có hơi bị nhiều câu hỏi nên tôi xin trình bày hết những ý chính ở trên đây luôn.
Tôi xin nói sơ về cuốn "Tìm lời giải toán học như thế nào?" của P.Poya, xin nói trước là tôi không nhớ tên tác giả cho lắm . Cuốn sách này là cuốn thứ 2 hay thứ 3 nằm trong 1 bộ 3 cuốn của tác giả, viết rất hay. Tên tiếng anh của cuốn sách đó là "how to solve the problem", hình như thế.
Thú thật thì tôi chỉ khuyên những ai đang học đại học hoặc đã đi làm thì nên đọc ( nếu có thể ), còn các bạn học sinh thì tốt nhất là nên đọc tiếng việt.
Lý do chính tôi nói như vậy vì tôi biết các bạn khá lười đọc sách tiếng anh mấy trăm chữ 1 trang, bản thân tôi cũng thế thôi, nên tốt nhất là đọc tiếng việt, hoặc không. Mà sách dịch tiếng việt thì hình như đã được bảo tồn , nên kiếm rất khó. Ngày xưa tôi đọc cuốn đó là cách đây 7 năm, hình như thế. Cuốn đó in năm 8x thì phải, giấy vàng, cùi, bìa dễ rách, tôi đi mượn đọc cũng rất trầy trật.
Chính xác thì tôi mượn ở trường THPT Trần Cao Vân - Tam Kỳ - Quảng Nam. Do chất lượng không tốt nên tôi không thể scan lên cho các bạn được. Thông cảm.

Một số bạn còn hỏi tôi kinh nghiệm học, cụ thể nhất là câu hỏi "Làm thế nào để học giỏi đạt kết quả cao trong kỳ thi hsg?"

Ok, câu hỏi này muốn trả lời chẳng đơn giản chút nào. Trả lời 1 cách dễ hiểu, dễ thực hiện thì ai cũng đạt giải hết sao? Mà trả lời khó hiểu hay khó thực hiện quá thì có vẻ như là đánh đố các bạn. Như thế, tôi sẽ trả lời trong tầm vực tôi biết, tôi hiểu; nói cách khác, tôi có thể chỉ đường cho các bạn đi. Còn các bạn có đi được không, đi xa tới đâu thì do khả năng của các bạn. Còn nếu thắc mắc thì lên đây tranh luận tiếp.

Để trả lời câu hỏi trên, tôi sẽ đi vào 2 ý chính:
1) Não bộ của 1 người học tốt toán hoạt động như thế nào?
2) Tại sao lại có người này giỏi hơn người kia?


Câu hỏi 1 : Người học tốt toán đã học như thế nào?

Các bạn chú ý, tôi dùng từ học tốt, không phải từ học giỏi, vì cá nhân tôi cho rằng, muốn học giỏi chỉ có thể nhờ bản thân mình. Không có thầy cô nào đi dạy thêm mà làm cho học sinh mình thi học sinh giỏi cả, tự thân vận động thôi các bạn.
Bản thân người học tốt toán, là do họ nắm vững thời gian để phân chia việc sử dụng toán của mình 1 cách hiệu quả. Nói 1 cách khác, họ học nhiều nhất, trong 1 khoảng thời gian cố định. Vì thế, với tôi, phương pháp học chuẩn có giá trị cao gấp hàng nghìn lần sự chăm học. Vậy, làm sao để học nhiều nhất?
Nhớ rằng, học nhiều và cũng phải đa dạng. Các bạn có thấy trong tiệm sách có cuốn "Những viên kim cương trong bất đẳng thức" không? Các bạn tính xem bao nhiêu trang? Nếu các lĩnh vực khác như pt, hệ pt, hình học, số học, dãy số, hàm số..... cũng chừng đó thì các bạn có xơi hết không? Tôi thì cá là chẳng ai xơi hết cả, vì quá nhiều.
Vì thế, phải chấp nhận loại bỏ 1 số thứ mình muốn.
Tôi xin đưa ví dụ :
Một số bạn có thói quen như sau:
Làm 1 bài thì phải suy nghĩ cho tới cùng.
Làm 1 bài thì giải nhiều cách.
Không thể phủ nhận những lợi ích nó mang lại, nhưng các bạn thử học kiểu đó thì các bạn có sút hết được quyển sách "Những viên kim cương trong bất đẳng thức" như tôi đã nói trên không? Cá là các bạn mất không dưới 1 năm.
Phương pháp trên chỉ nên áp dụng khi các bạn đã rành rẽ những cái cơ bản, còn khi còn lúng túng vì câu hỏi "làm sao để học giỏi" thì không nên áp dụng điều trên làm gì.

Mục tiêu đặt ra là : học nhiều nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Lần trước tôi nói chuyện với 1 bạn, học sinh lớp 9. Khi tôi nói đến việc là những kiến thức cần để thi đậu hsg chỉ gói gọn trong chừng 2~3 tờ A4, bạn ấy có vẻ không tin. Tôi cũng nghĩ là sẽ không có nhiều người tin vào điều đó, nhưng đó là sự thật. Gio đây, khi tôi nghĩ lại thì thấy, những thứ mình rút ra từ nhiều cuốn sách, thậm chí còn chưa tới 2 tờ A4 nữa.
Ví dụ như, bên bất đẳng thức thì có đâu 7 kĩ thuật, pt và hệ pt thì cũng tầm chừng nấy, hoặc 9, có lẽ. Hình học thì rắc rối hơn, đòi hỏi kĩ thuật phân tích chặt chẽ. Nhưng biết kĩ thuật không có nghĩa là thành công, tùy khả năng vận dụng nữa. Như 1 bài toán, ừ, phương pháp đặt ẩn phụ, nhưng đặt ẩn phụ thế nào???
Vì thế, tôi nói 2~3 tờ A4 không có gì ngoa cả. Nhưng đó là điều kiện cần, chưa đủ. Vậy, điều kiện đủ là gì? Tôi muốn các bạn tự suy nghĩ? Vì mỗi câu trả lời sẽ quyết định con đường đi mỗi người.

Cuối cùng, tôi xin đưa thẳng vào ý chính:
Những người học tốt toán vì khả năng vốn liếng về toán học họ nhiều => muốn có được thế, họ phải trải nghiệm nhiều => trong 1 thời gian có hạn, họ học được nhiều thì họ cần giới hạn thời gian cho mỗi bài toán họ lại => mỗi bài họ chỉ giữ từ 5,10 phút.
Liên tục đặt câu hỏi "Tại sao mình giải không ra bài toán đó?". Mỗi lần trả lời sẽ tăng vốn liếng toán học bạn lên.
Cố gắng tổng hợp kiến thức mình lại, đừng để kiến thức mình quá lung tung, hoặc bạn sẽ đau khổ vì điều đó ( đây là câu trả lời cho câu hỏi của 1 số bạn "Em học nhiều nhưng giờ nghĩ lại chẳng thấy có bao nhiêu trong đầu cả", đơn giản vì các bạn học xong, không tổng hợp nên kiến thức bạn như 1 cái ổ rối rắm, khi cần nhớ lại thì mệt lắm)
Hôm nay thế thôi, tôi sẽ nói thêm về câu số 2 lần sau nhé!

Quyển đó e có rồi.:delta
Chắc lần này e đụng nhầm cao thủ rồi. Mà thực ra 3h 1 ngày cho toán chưa hẳn đã là ít. :perp

#13
nguyen_dung

nguyen_dung

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết
Ngày xưa tôi học toán, cầm giấy bút ngồi vào bàn thì 2h cũng là giỏi rồi :lol:
lên trường toàn kêu mình học ngu lắm mà tụi bạn chẳng tin, rồi có khi gặp vấn đề khó, hỏi ai cũng nói "thằng N nó thử mình đó"

#14
mybest

mybest

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 212 Bài viết
Ai chỉ giúp em phương pháp để học giỏi bđt và hình học với.Làm thế nào để mình tổng hợp được kiến thức

#15
nguyenhaanhnkt

nguyenhaanhnkt

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết

Dạo rồi tôi khá bận cho 1 số việc nên truy cập diễn đàn và truy cập Y!H rất ít. Khi log vào thì thấy tùm lum người add nick, và nhiều câu hỏi đặt ra.
Thành thật xin lỗi mọi người, và do có hơi bị nhiều câu hỏi nên tôi xin trình bày hết những ý chính ở trên đây luôn.
Tôi xin nói sơ về cuốn "Tìm lời giải toán học như thế nào?" của P.Poya, xin nói trước là tôi không nhớ tên tác giả cho lắm . Cuốn sách này là cuốn thứ 2 hay thứ 3 nằm trong 1 bộ 3 cuốn của tác giả, viết rất hay. Tên tiếng anh của cuốn sách đó là "how to solve the problem", hình như thế.
Thú thật thì tôi chỉ khuyên những ai đang học đại học hoặc đã đi làm thì nên đọc ( nếu có thể ), còn các bạn học sinh thì tốt nhất là nên đọc tiếng việt.
Lý do chính tôi nói như vậy vì tôi biết các bạn khá lười đọc sách tiếng anh mấy trăm chữ 1 trang, bản thân tôi cũng thế thôi, nên tốt nhất là đọc tiếng việt, hoặc không. Mà sách dịch tiếng việt thì hình như đã được bảo tồn , nên kiếm rất khó. Ngày xưa tôi đọc cuốn đó là cách đây 7 năm, hình như thế. Cuốn đó in năm 8x thì phải, giấy vàng, cùi, bìa dễ rách, tôi đi mượn đọc cũng rất trầy trật.
Chính xác thì tôi mượn ở trường THPT Trần Cao Vân - Tam Kỳ - Quảng Nam. Do chất lượng không tốt nên tôi không thể scan lên cho các bạn được. Thông cảm.

Một số bạn còn hỏi tôi kinh nghiệm học, cụ thể nhất là câu hỏi "Làm thế nào để học giỏi đạt kết quả cao trong kỳ thi hsg?"

Ok, câu hỏi này muốn trả lời chẳng đơn giản chút nào. Trả lời 1 cách dễ hiểu, dễ thực hiện thì ai cũng đạt giải hết sao? Mà trả lời khó hiểu hay khó thực hiện quá thì có vẻ như là đánh đố các bạn. Như thế, tôi sẽ trả lời trong tầm vực tôi biết, tôi hiểu; nói cách khác, tôi có thể chỉ đường cho các bạn đi. Còn các bạn có đi được không, đi xa tới đâu thì do khả năng của các bạn. Còn nếu thắc mắc thì lên đây tranh luận tiếp.

Để trả lời câu hỏi trên, tôi sẽ đi vào 2 ý chính:
1) Não bộ của 1 người học tốt toán hoạt động như thế nào?
2) Tại sao lại có người này giỏi hơn người kia?


Câu hỏi 1 : Người học tốt toán đã học như thế nào?

Các bạn chú ý, tôi dùng từ học tốt, không phải từ học giỏi, vì cá nhân tôi cho rằng, muốn học giỏi chỉ có thể nhờ bản thân mình. Không có thầy cô nào đi dạy thêm mà làm cho học sinh mình thi học sinh giỏi cả, tự thân vận động thôi các bạn.
Bản thân người học tốt toán, là do họ nắm vững thời gian để phân chia việc sử dụng toán của mình 1 cách hiệu quả. Nói 1 cách khác, họ học nhiều nhất, trong 1 khoảng thời gian cố định. Vì thế, với tôi, phương pháp học chuẩn có giá trị cao gấp hàng nghìn lần sự chăm học. Vậy, làm sao để học nhiều nhất?
Nhớ rằng, học nhiều và cũng phải đa dạng. Các bạn có thấy trong tiệm sách có cuốn "Những viên kim cương trong bất đẳng thức" không? Các bạn tính xem bao nhiêu trang? Nếu các lĩnh vực khác như pt, hệ pt, hình học, số học, dãy số, hàm số..... cũng chừng đó thì các bạn có xơi hết không? Tôi thì cá là chẳng ai xơi hết cả, vì quá nhiều.
Vì thế, phải chấp nhận loại bỏ 1 số thứ mình muốn.
Tôi xin đưa ví dụ :
Một số bạn có thói quen như sau:
Làm 1 bài thì phải suy nghĩ cho tới cùng.
Làm 1 bài thì giải nhiều cách.
Không thể phủ nhận những lợi ích nó mang lại, nhưng các bạn thử học kiểu đó thì các bạn có sút hết được quyển sách "Những viên kim cương trong bất đẳng thức" như tôi đã nói trên không? Cá là các bạn mất không dưới 1 năm.
Phương pháp trên chỉ nên áp dụng khi các bạn đã rành rẽ những cái cơ bản, còn khi còn lúng túng vì câu hỏi "làm sao để học giỏi" thì không nên áp dụng điều trên làm gì.

Mục tiêu đặt ra là : học nhiều nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Lần trước tôi nói chuyện với 1 bạn, học sinh lớp 9. Khi tôi nói đến việc là những kiến thức cần để thi đậu hsg chỉ gói gọn trong chừng 2~3 tờ A4, bạn ấy có vẻ không tin. Tôi cũng nghĩ là sẽ không có nhiều người tin vào điều đó, nhưng đó là sự thật. Gio đây, khi tôi nghĩ lại thì thấy, những thứ mình rút ra từ nhiều cuốn sách, thậm chí còn chưa tới 2 tờ A4 nữa.
Ví dụ như, bên bất đẳng thức thì có đâu 7 kĩ thuật, pt và hệ pt thì cũng tầm chừng nấy, hoặc 9, có lẽ. Hình học thì rắc rối hơn, đòi hỏi kĩ thuật phân tích chặt chẽ. Nhưng biết kĩ thuật không có nghĩa là thành công, tùy khả năng vận dụng nữa. Như 1 bài toán, ừ, phương pháp đặt ẩn phụ, nhưng đặt ẩn phụ thế nào???
Vì thế, tôi nói 2~3 tờ A4 không có gì ngoa cả. Nhưng đó là điều kiện cần, chưa đủ. Vậy, điều kiện đủ là gì? Tôi muốn các bạn tự suy nghĩ? Vì mỗi câu trả lời sẽ quyết định con đường đi mỗi người.

Cuối cùng, tôi xin đưa thẳng vào ý chính:
ra bài toNhững người học tốt toán vì khả năng vốn liếng về toán học họ nhiều => muốn có được thế, họ phải trải nghiệm nhiều => trong 1 thời gian có hạn, họ học được nhiều thì họ cần giới hạn thời gian cho mỗi bài toán họ lại => mỗi bài họ chỉ giữ từ 5,10 phút.
Liên tục đặt câu hỏi "Tại sao mình giải khôngán đó?". Mỗi lần trả lời sẽ tăng vốn liếng toán học bạn lên.
Cố gắng tổng hợp kiến thức mình lại, đừng để kiến thức mình quá lung tung
, hoặc bạn sẽ đau khổ vì điều đó ( đây là câu trả lời cho câu hỏi của 1 số bạn "Em học nhiều nhưng giờ nghĩ lại chẳng thấy có bao nhiêu trong đầu cả", đơn giản vì các bạn học xong, không tổng hợp nên kiến thức bạn như 1 cái ổ rối rắm, khi cần nhớ lại thì mệt lắm)
Hôm nay thế thôi, tôi sẽ nói thêm về câu số 2 lần sau nhé!

em rất thích cách đó, nhưng đúc rút kinh nghiệm thì có vẻ không dễ chút nào(em thử nhưng chả đúc rút được gì đáng kể)anh có thể vd 1 bài được ko?
Mà sao đến giờ anh vẫn chưa đưa ra câu trả lời thứ hai nhỉ?đợi hơi lâu
Bạn hãy tiến bước, hãy tiếp tục đi lên,rồi bạn sẽ có được niềm tin

#16
nguyen_dung

nguyen_dung

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết
Thứ nhất là tôi thấy không có mấy người quan tâm đến vấn đề này nên cũng làm biếng viết tiếp.
Thứ hai là chính sự đúc kết kinh nghiệm đó tạo nên sự khác biệt về những nơi rất nổi danh về toán như Hà Tĩnh, HN, HCM...
Lấy ví dụ cho các bạn dễ hiểu nhé : người này đi trước, thấy cuốn sách đó có nhiều bài lặp đi lặp lại 1 kiểu => truyền cho đàn em, đàn em tránh cuốn đó. Thế nên, những cuốn sách dở bị đào thải và chỉ còn những cuốn sách hay.
Hoặc họ đi trước, họ đúc kết thành 1 bộ bách khoa về toán chẳng hạn, rồi lớp sau cứ theo đó mà sút thì.....
Một số tỉnh như Quảng Nam quê tôi, thứ nhất là thầy giáo thì không thật sự giỏi về toán ( nhất là khối thi quốc gia ), thứ hai là những người đi trước thì 1 đi không trở lại, tỉnh cũng không có chính sách thu hút nhân tài nên ai đi trước chả bao giờ truyền được gì cho thế hệ đi sau. Cuối cùng, tôi khởi đầu từ số 0 thì đàn em của tôi cũng khởi đầu từ số 0, chẳng có gì kế thừa gì ở lớp người như tôi cả. Không phải tôi không muốn truyền, nhưng tôi có miếng cơm manh áo của mình, nên nếu để dành thời gian vào việc đó chắc tôi nghèo kiết xác mất.
Các bạn thử ra hiệu sách xem:
Những cuốn như HỌC TỐT TOÁN, TOÁN NÂNG CAO, TOÁN PHÁT TRIỂN.... nói chung là cả rừng. Chẳng ai trong số học sinh chúng ta đọc hết cả, thậm chí giáo viên cũng không đủ sức. Thế làm sao để biết cuốn nào hay dở, nhất là khi cách nhìn nhận vấn đề của chúng ta khác nhau... Có người thấy hay, có người thấy dở. Như cuốn NHỮNG VIÊN KIM CƯƠNG BẤT ĐẲNG THỨC, nhiều người khen lắm, riêng cá nhân tôi, thấy nó cũng bình thường, lượng thời gian bỏ ra để làm hết cuốn đó hiệu quả không cao.
Thứ ba, tôi không thích cách học và cách hoạt động trên diễn đàn của 1 số bạn. Ví dụ như :
Làm thế nào để học giỏi?
Làm thế nào để suy nghĩ ra 1 bài toán?
Hoặc quăng lên 1 bài toán nhờ người khác giải giùm.
Tôi khá dị ứng với mấy kiểu đó. Cá nhân tôi cho rằng, đưa 1 bài toán lên nhờ giải giùm chỉ làm đần đụt đi cái đầu thôi. Hãy tập thói quen suy nghĩ và mở rộng suy nghĩ.
Lời khuyên :
Nên đưa ra 1 bài toán,
cá nhân người đưa ra nói lên hết suy nghĩ của mình về bài toán.
ví dụ như, trước tiên em thấy nó abc, nên em sử dụng phương pháp xyz , rồi từ a đưa đến b rồi suy ra c, đụng ngã cụt, không biết làm sao... nên em suy nghĩ hướng khác, thấy nó có gì đó, em liên tưởng đến gì gì đó, rồi sao sao đó.
Người trả lời sẽ trả lời kiểu, dạng bài này nó abc gì gì đó, bạn tham khảo thêm sách ....., hoặc bạn sử dụng cách đặt ẩn phụ là thế này, lý dó là ....

Nên học và sử dụng diễn đàn như thế để mình học tập cách suy nghĩ của người ta, đừng để người ta suy nghĩ giùm mình!

#17
Nhan Nguyen

Nhan Nguyen

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết
Anh nguyen_dung cho e hỏi: Cấp 3 em chỉ học ở mức cơ bản, lên đại học mới thấy môn toán thật hay, nhưng mà sao em thấy khó quá, giống như những j e biết trước đó chỉ là cộng trừ nhân chia. Trên lớp thầy giảng thì em hiểu, cũng theo kịp những gì thầy nói. Về nhà em coi lại cũng hiểu, nhưng đến khi giở sách bt ra làm, thì dường như chưa học j cả. đọc giải của họ thì hiểu sơ sơ....làm lại thì...như kiểu học thuộc không bằng. Có phải đó là do em không vận dụng lí thuyết vào thực hành được hay sao? làm thế nào để làm được điều đó? Toán em học là toán của người pháp, học sách của J.M.Monier. Kinh nghiệm của anh em thấy rất hay và đang cố gắng làm theo. Mong anh chỉ giáo thêm không chỉ cho em mà còn những bạn còn thấy khó khăn trong việc học toán như em. Cám ơn anh nhiều!

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nhan Nguyen: 09-03-2011 - 12:06


#18
nguyen_dung

nguyen_dung

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết
Thế bạn học chương trình kỹ sư chất lượng cao việt pháp hả? Tôi cũng không biết nên khuyên bạn sao, nhưng cá nhân tôi, nếu thời gian có quay trở lại thì tôi sẵn sàng từ bỏ bọn PFIEV.... Nếu không tin, cứ qua bên diễn đàn việt pháp hỏi tên tôi là biết => tội nhân thiên cổ đấy :Rightarrow
Tuy nhiên, quay lại vấn đề chính, bạn học toán để làm gì? Xác định mục đích ban đầu...
Nếu học toán để áp dụng, thì mỗi chuyên nghành sẽ học theo mỗi kiểu khác nhau. Tuy chương trình bắt chúng ta học hết, nhưng nên cái gì học để biết, còn cái gì học để giỏi.
Xin phép đưa ví dụ, bên viễn thông và năng lượng chẳng hạn, cần học chuỗi + ma trận cực tốt, lơ tơ mơ là đi ngay. Còn cá nhân tôi học về vật lý lượng tử ( bạn không thấy trong chương trình việt pháp có cái nào dính đến cái này đâu ) thì học vững về chuỗi và tích phân.

Sách của M.Monier viết rất hay, nhưng về Việt Nam thì đa phần dịch cực nhảm, nên tôi chỉ đọc cho vui, chứ ôm sách của Monier mà coi như gối đầu giường là chết ( trừ khi bạn đọc nguyên bản tiếng Pháp ra). Kinh nghiệm thì đọc vài cuốn sách tiếng Việt cho biết sơ sơ và đỡ bở ngỡ khi đọc sách nước ngoài, rồi ôm thêm vài cuốn nước ngoài tầm 1000 trang thì mới có cơ là giỏi.
Bạn đừng đặt nặng tham vọng là học hiểu hết trong vòng 2~3 học kỳ, tôi đến giờ còn phải lật đi lật lại đọc sách tích phân nữa là. Đấy là tôi nói học để cho suốt đời, còn học để thi olympic chẳng hạn là 1 chuyện khác.
Ngày xưa thì diễn đàn này rất sôi nổi, tôi còn trao đổi được, giờ thì tàn tạ. Nếu có gì cứ chat yahoo với tôi, tôi online trên điện thoại gần như 24/24
nick : hoang_nguyen_dung89



Thêm 1 lời khuyên rồi đi ngủ : bạn học toán đại học thì nên đi từ giải bài tập rồi suy ngược ra lý thuyết => tôi thì dùng cách này nhanh hơn, còn bạn làm ngược lại thì tùy, mỗi người 1 phong cách.
Kinh nghiệm : đọc sơ qua, tức là scan nhanh mỗi chương, chỉ 15~30 phút, rồi ôm bài tập => suy ngược lại lý thuyết nói gì, đúc kết được cái gì...

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyen_dung: 10-03-2011 - 00:29


#19
Nhan Nguyen

Nhan Nguyen

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết
Trước hết cám ơn anh nhiều, đúng là em chỉ ôm mỗi cái lí thuyết của ông M.M, cũng đa phần trong sách việt, rồi hết time để đọc bt, e sẽ thử. Còn nếu nói về sai lầm khi vào PFIEV thì đã là quá khứ, câu "nếu thời gian quay trở lại..." của anh thì em nghe nhiều rồi. Đã lỡ phóng lao thì phải theo lao thôi, chứ hối hận thì muộn rồi, đúng k anh. Em mới năm 1, chi nhánh Đà Nẵng, nơi mà tình trạng C.C.C.N phổ biến nhất 3 miền. Tóm lại, em sẽ thử một thời gian, e chưa biết e sẽ học ngành j, có thể viễn thông, hàng không, hoặc tệ thì ở lại ĐN học Tin học CN, nhưng em muốn học viễn thông, nên sẽ cố gắng. 1 lần nữa cám ơn a vì nhưng kinh nghiệm quý báu của mình. E biết a bận rộn nên sẽ k làm phiền a nhiều, rảnh thì anh cứ lên đây giúp những bạn như em. Merci beacoup!

#20
nguyen_dung

nguyen_dung

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết
Tùy bạn, bạn vào việt pháp thì có 2 con đường:
hoặc học vì điểm => kiểu này thì ra trường xong bạn sẽ học lại=> nói chung là người khác học đại học mất 4.5 năm, bạn học mất 6~7 năm.
học vì kiến thức => xin thưa là điểm bạn sẽ lè tè.
mời bạn chọn...




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh