Đến nội dung

Hình ảnh

liên quan đến đa thức

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
mybest

mybest

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 212 Bài viết
1)Tìm dư trong phép chia f(x)=$ x^{2010}+x^{2009}+....+x+1 cho x^{2}-1$
2)Tìm a,b,c,d sao cho đa thức $ x^{4}-x^{3}+ax^{2}+bx+c chia cho x^{2}+d $có số dư là x và chia cho $x^{2}-d $có số dư là -x
3)Cho a la số tự nhiên được viết bằng 223 chữ số 9 .Hãy tính tổng các chữ số của n với n=a^{2}+2010

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi mybest: 23-12-2010 - 08:09


#2
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết

1)Tìm dư trong phép chia $f(x)=x^{2010}+x^{2009}+....+x+1\;$ cho $x^2-1$
2)Tìm a,b,c,d sao cho đa thức $ P(x)=x^4-x^3+ax^2+bx+c\;$ chia cho $\: x^{2}+d $có số dư là x và chia cho $x^{2}-d\; $ có số dư là -x
3)Cho a la số tự nhiên được viết bằng 223 chữ số 9 .Hãy tính tổng các chữ số của n với $n=a^2+2010$

Bài 1
$\;\;f(x)=x^{2010}+x^{2009}+....+x+1\;$
Ta có lần lượt các đẳng thức sau:
$x^{2010}+x^{2009}=(x^{2008}+x^{2007}+....+x+1)(x^2-1)+x+1$
$x^{2008}+x^{2007}=(x^{2006}+x^{2005}+....+x+1)(x^2-1)+x+1$
...
$x^2+x=1.(x^2-1)+x+1$
$1=0.(x^2-1)+1$
Cộng 1006 đẳng thức trên lại ta có
$f(x)=g(x).(x^2-1)+1005(x+1)+1$
Từ đây suy ra
$\dfrac{f(x)}{x^2-1}=g(x)+\dfrac{1005x+1006}{x^2-1}$

Bài 2
Bài này không có gì khó khăn khi theo giả thiết ta viết
$P(x)=x^4-x^3+ax^2+bx+c\;=(x^2+d)(a_1x^2+b_1x+c_1)+x=(x^2-d)(a_2x^2+b_2x+c_2)-x$
Khai triển ra rồi dùng phương pháp cân bằng hệ số ta thu được
$a=b=0,\;c=-1,\;d=1$
$P(x)=x^4-x^3-1=(x^2+1)(x^2-x-1)+x=(x^2-1)(x^2-x+1)-x$

Bài 3
$\;\;a=\underset{223}{99...9}=10^{223}-1$
$\Rightarrow n=a^2+2010=10^{446}-2.10^{223}+2011=\underset{222}{99...9}8\underset{223}{00...0}+2011$
Do đó tổng các chữ số của n bằng S

$S=9.222+8+2+1+1=2010$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hxthanh: 03-01-2011 - 11:31


#3
mybest

mybest

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 212 Bài viết

Bài 1
$\;\;f(x)=x^{2010}+x^{2009}+....+x+1\;$
Ta có lần lượt các đẳng thức sau:
$x^{2010}+x^{2009}=(x^{2008}+x^{2007}+....+x+1)(x^2-1)+x+1$
$x^{2008}+x^{2007}=(x^{2006}+x^{2005}+....+x+1)(x^2-1)+x+1$
...
$x^2+x=1.(x^2-1)+x+1$
$1=0.(x^2-1)+1$
Cộng 1006 đẳng thức trên lại ta có
$f(x)=g(x).(x^2-1)+1005(x+1)+1$
Từ đây suy ra
$\dfrac{f(x)}{x^2-1}=g(x)+\dfrac{1005x+1006}{x^2-1}$

Bài 2
Bài này không có gì khó khăn khi theo giả thiết ta viết
$P(x)=x^4-x^3+ax^2+bx+c\;=(x^2+d)(a_1x^2+b_1x+c_1)+x=(x^2-d)(a_2x^2+b_2x+c_2)-x$
Khai triển ra rồi dùng phương pháp cân bằng hệ số ta thu được
$a=b=0,\;c=-1,\;d=1$
$P(x)=x^4-x^3-1=(x^2+1)(x^2-x-1)+x=(x^2-1)(x^2-x+1)-x$

Bài 3
$\;\;a=\underset{223}{99...9}=10^{223}-1$
$\Rightarrow n=a^2+2010=10^{446}-2.10^{223}+2011=\underset{222}{99...9}8\underset{223}{00...0}+2011$
Do đó tổng các chữ số của n bằng S

$S=9.222+8+2+1+1=2010$

Anh ơi vậy bài 1 dư là bao nhiêu, còn bài 2 phương pháp cân bằng hệ số là gì vậy

#4
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5018 Bài viết
bài 1: nhìn vào công thức f(x) thì f(x) chia x^2-1 dư 1005x+1006.
còn phương pháp cân bằng hệ số là thế này:
đối với đa thức f(x) và g(x) mà f(x)=g(x) (f(x) và g(x) là đa thức có cùng bậc) thì các hệ số tương ứng của f(x) và g(x) sẽ bằng nhau.
vd: f(x)=12x^2+mx+p
g(x)=ax^2+2x.
g(x)=f(x) suy ra, a=12; m=2; p=0.
=> f(x)=g(x)=12x^2+2x
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#5
Van Chung

Van Chung

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 212 Bài viết

1)Tìm dư trong phép chia f(x)=$ x^{2010}+x^{2009}+....+x+1 cho x^{2}-1$

Gọi dư trong phép chia là ax+b. Thay lần lượt x=1;x=-1 ta tìm được a,b. Bạn thông cảm mình ko mang nháp theo nên ko tìm ra kq đuợc chỉ chỉ cho bạn cách làm đuợc thôi nha


                    What doesn't kill you makes you stronger





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh