Jump to content

Photo

Đề thi HSG THPT của TPHCM 2010-2011.


  • Please log in to reply
20 replies to this topic

#1
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 posts
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ (THỜI GIAN 180 PHÚT)

BÀI 1:(2 đ)
Giải pt sau: $2sin2x -cos2x=7sinx+2cosx-4$

BÀI 2:(6 đ)
a/ Chứng minh BĐT sau đúng với mọi số thực a,b,c,d: $ad+bc \leq \sqrt{a^2+b^2}.\sqrt{c^2+d^2}$
b/Cho a,b,c>0 thỏa $a+b+c \geq \dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c}$.Chứng minh rằng :$a+b+c \geq \dfrac{3}{a+b+c}+\dfrac{2}{abc}$
c/Cho x,y,z là các số thực thỏa :$x^2+y^2+z^2=2$.Tìm GTLN của $A=x+y+z-xyz$

BÀI 3:(2 đ)
Tìm tất cả số n nguyên dương sao cho $n^4+n^3+1$ là số chính phương.

BÀI 4:(2 đ)
Giải hệ pt sau :$ \left\{\begin{array}{l}x^3+3xy^2=-49\\x^2-8xy+y^2=8x-17y\end{array}\right. $

BÀI 5:(2 đ)
Đinh m để pt sau có nghiệm $\sqrt{1-x}-\sqrt{x}+m\sqrt{x-x^2}=2$

BÀI 6:(4 đ)
Cho tứ diện SABCD có đáy ABCD là hình vuông,SA vuông góc với mp ABCD.XĐ và tính độ dài đoạn vuông góc chung của AC và SD.

BÀI 7:(2 đ)
Cho x,y là các số thực thỏa $x^2-xy+y^2=3$.Tìm GTLN và GTNN của $B=2x^2-xy+2y^2$.

Edited by dark templar, 03-02-2013 - 11:56.

"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#2
hung0503

hung0503

    benjamin wilson

  • Thành viên
  • 492 posts
anh làm đề này chắc ngon hen ^^
em có chị đi thi, về tức quá trời vì bài hình chỉ tính ko xác định---------->pó tay
còn cái bài số học 2đ ngon ăn mà đâm đầu vô bđt nên...........

What if the rain keeps falling?
What if the sky stays gray?
What if the wind keeps squalling,
And never go away?
I still ........

Posted Image


#3
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 posts
Mình cũng chỉ đc 12 đ thôi :Rightarrow( chắc rớt :Rightarrow(
"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#4
Nguyễn Hoàng Lâm

Nguyễn Hoàng Lâm

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 312 posts
Bài số học bạn giải thế nào vậy . Chi tớ với, tớ bí lù :Rightarrow :Rightarrow

Đôi khi ta mất niềm tin để rồi lại tin vào điều đó một cách mạnh mẽ hơn .


#5
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 posts

Bài số học bạn giải thế nào vậy . Chi tớ với, tớ bí lù :( :D

Mình sẽ post những câu mà mình biết giải lên :Rightarrow
Bài 1: Phương trình tương đương với :
$4sinxcosx-8sinx=1-2sin^2x-4+2cosx-sinx$
$ \Leftrightarrow 4sinx(cosx-2)=2(cosx-2)-(2sin^2x+sinx-1)$
$ \Leftrightarrow 2(cosx-2)(2sinx-1)=-(2sinx-1)(sinx+1)$
$ \Leftrightarrow (2sinx-1)(2cosx+sinx-3)=0$
Đến đây dễ rồi nhé :Rightarrow

Bài 2:
a/Căn bản
b/Giả thuyết tương đương với: $abc(a+b+c) \ge ab+bc+ca$.Sử dụng BĐT AM-GM,ta có:$abc(a+b+c) \le \dfrac{(ab+bc+ca)^2}{3}$
$ \Rightarrow \dfrac{(ab+bc+ca)^2}{3} \ge ab+bc+ca \Leftrightarrow ab+bc+ca \ge 3$
Ta có :$VP=\dfrac{3}{a+b+c}+\dfrac{2}{abc} \le \dfrac{1}{3} \left(\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c} \right) +\dfrac{2}{abc}(Cauchy-Schwarzt)$
$=\dfrac{ab+bc+ca+6}{3abc} \le VT=a+b+c \Leftrightarrow ab+bc+ca+6 \le 3abc(a+b+c)$
Có $3abc(a+b+c) \ge 3(ab+bc+ca)(gt) \ge ab+bc+ca+6(đpcm)$.Đẳng thức xảy ra khi $a=b=c=1$.
c/Sử dụng BĐT Cauchy-Schwarzt,ta có:
$x+y+z-xyz=x.(1-yz)+y+z \leq \sqrt{[x^2+(y+z)^2][1+(1-yz)^2]}$
Ta sẽ chứng minh rằng :$\sqrt{[x^2+(y+z)^2][1+(1-yz)^2]} \le 2 \Leftrightarrow 2(yz)^3 \le 2(yz)^2$(luôn đúng do $2=x^2+y^2+z^2 \ge y^2+z^2 \ge 2yz$).Vậy $A_{\max}=2 \Leftrightarrow x=0;y=z=1$ hoặc các hoán vị tương ứng.

Bài 5:
Sử dụng lương giác hóa ,đặt $x=sin \alpha (0< \alpha < \dfrac{ \pi }{2}$ rồi biện luận theo lương giác(xin lỗi nha vì bài này mình giải khá dài nên nhác gõ ra quá :Rightarrow)

Bài cuối cùng thì là của THCS.:vec{AB}

Edited by dark templar, 12-03-2011 - 20:29.

"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#6
supermember

supermember

    Đại úy

  • Hiệp sỹ
  • 1646 posts
Vui vui tí vậy :( :

Bài số 3 :

Tìm tất cả các số nguyên dương $n$ sao cho :

$ n^4 + n^3 +1 $ là số chính phương .

Lời giải :

Giả sử : $ n^4 + n^3 +1 = k^2 \ \ ( k ; n \in \mathbb{N}^{*} )$

$ \implies 4n^4 + 4n^3 + 4 = (2k)^2 \ \ (1)$

Ta có đánh giá như sau :

$ 4n^4 + 4n^3 + 4 < 4n^4 + 4 + n^2 + 8n^2 + 4n^3 + 4n = ( 2n^2 + n + 2)^2 $

Và $ 4n^4 + 4n^3 + 4 > 4n^4 + n^2 +1 - 4n^2 + 4n^3 -2n = (2n^2 + n -1)^2$

Suy ra : $ (2n^2 + n -1)^2 <4n^4 + 4n^3 + 4 <( 2n^2 + n + 2)^2 $

Mà theo $(1)$ thì rõ ràng $ 4n^4 + 4n^3 + 4$ là số chính phương .

Nên chỉ có thể xảy ra $2$ trường hợp :

TH1 : $ 4n^4 + 4n^3 + 4 = (2n^2 + n)^2$

$ \implies 4n^4 + 4n^3 + 4 = 4n^4 + 4n^3 + n^2 \implies n^2 = 4 \implies n = 2$

Thử lại thì $ n = 2$ thỏa yêu cầu bài toán vì $ 2^4 + 2^3 + 1 = 25 = 5^2 $

TH2 : $ 4n^4 + 4n^3 + 4 = (2n^2 + n+1)^2$

$ \implies 3 = 5n^2 + 2n $ ; phương trình này không có nghiệm nguyên dương

Từ đây suy ra : $2$ là số nguyên dương duy nhất thỏa yêu cầu bài toán :ech


Mấy ngày qua trên diễn đàn xuất hiện các mem dark templar ; hxthanh rất tích cực ; đáng khen

Hi vọng trong thời gian tới ; các mem này giữ vững tinh thần để ghóp phần vực dậy VMF :D

Edited by supermember, 17-03-2011 - 22:31.

Khi bạn là người yêu Toán, hãy chấp nhận rằng bạn sẽ buồn nhiều hơn vui :)

#7
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 posts
Em cũng biết bài này cần phải xài kẹp và đánh giá,nhưng em không thể tìm đc chặn thích hợp :geq Cảm ơn anh supermember :geq
P/s:Em cũng chỉ có thể onl cuối tuần được thôi nên không thể thường xuyên lên VMF được :geq
"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#8
h.vuong_pdl

h.vuong_pdl

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1031 posts
đề thành phô co khac, oai am darktemplar nhỉ :geq
nói chung cả đề khó nhất câu hệ 4, còn lại thì cũng vừa vừa nhỉ ?
ukm, câu 6) mình tính đụoc:
$\textup{k/c } = \dfrac{ah}{\sqrt{2h^2+a^2}} $
trog đo: $SA = h, AB = a$
không biêt co đung ko? :geq

rongden_167


#9
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 posts

đề thành phô co khac, oai am darktemplar nhỉ :geq
nói chung cả đề khó nhất câu hệ 4, còn lại thì cũng vừa vừa nhỉ ?
ukm, câu 6) mình tính đụoc:
$\textup{k/c } = \dfrac{ah}{\sqrt{2h^2+a^2}} $
trog đo: $SA = h, AB = a$
không biêt co đung ko? :geq

Tính được như bạn chỉ được có nửa số điểm thôi :geq Còn phải xác định đoạn đó nằm ở đâu nữa chứ :geq
P/s:Mình cũng đinh ninh là rớt rồi vì nghe đồn là chỉ lấy trên 10 điểm thôi (Mình thì làm sai câu cuối và dư trường hợp câu 5 nên tưởng được dưới 10 đ ->rớt) nhưng cuối cùng lại đậu,mừng quá trời mừng :leq
"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#10
Nguyễn Hưng

Nguyễn Hưng

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 140 posts

nói chung cả đề khó nhất câu hệ 4, còn lại thì cũng vừa vừa nhỉ ?

Bài 2c là vừa sức bạn ư :lol:?

PS: bài hệ chỉ mới là VMO 2004 thôi, còn 2c là đề đề nghị IMO

#11
alex_hoang

alex_hoang

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1152 posts
Tuy nhiên câu bĐT ấy quen thộc rồi xuất hiện trong nhiều sách vở và VMO cũng từng có bài tương tự đấy
Xét một cách công bằng thì bài hệ khó nhất nó giống với dạng hệ thi VMO 2009 phải tìm được hằng số thích hợp để cộng vào cho có thể phân tích thành nhân tử được
alex_hoang


HẸN NGÀY TRỞ LẠI VMF THÂN MẾN

http://www.scribd.co...oi-Ban-Cung-The

#12
alex_hoang

alex_hoang

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1152 posts
Làm nốt bài 7
Ta có
$\dfrac{B}{3} = \dfrac{{2{x^2} - 3xy + 2{y^2}}}{{{x^2} - xy + {y^2}}}$
Với y=0 thì $B=\dfrac{3}{2}$
Với $y \ne 0$ thì ta chia cả tử và mẫu cho $y$ Được
$\dfrac{B}{3} = \dfrac{{2{t^2} - 3t + 2}}{{{t^2} - t + 1}}(t = \dfrac{x}{y})$
Khảo sát hàm số trên ta có kết quả
alex_hoang


HẸN NGÀY TRỞ LẠI VMF THÂN MẾN

http://www.scribd.co...oi-Ban-Cung-The

#13
henry0905

henry0905

    Trung úy

  • Thành viên
  • 892 posts

b/Cho a,b,c>0 thỏa $a+b+c \geq \dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c}$.Chứng minh rằng :$a+b+c \geq \dfrac{3}{a+b+c}+\dfrac{2}{abc}$


Cách khác.
$a+b+c\geq \frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\geq \frac{9}{a+b+c}$
$\Leftrightarrow a+b+c\geq 3$
$(1)\Leftrightarrow (a+b+c)^{2}\geq 3+2(ab+bc+ca)$
Đúng theo chứng minh trên.

#14
tramyvodoi

tramyvodoi

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1044 posts
Đây là đề thi HSG cấp TPHCM năm trước nữa. A e ai có đề năm trước hãy post lên nha. Tuy mình có thi nhưng k nhớ đề

#15
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 posts

Đây là đề thi HSG cấp TPHCM năm trước nữa. A e ai có đề năm trước hãy post lên nha. Tuy mình có thi nhưng k nhớ đề

Tức là năm nào chị nhỉ ??

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#16
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 posts

Đây là đề thi HSG cấp TPHCM năm trước nữa. A e ai có đề năm trước hãy post lên nha. Tuy mình có thi nhưng k nhớ đề

Không xài từ viết tắt trong bài post,làm mod thì phải làm gương chứ :excl:
Thể theo yêu cầu :Đề thi HSG TPHCM 2011-2012.
"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#17
tramyvodoi

tramyvodoi

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1044 posts

Tức là năm nào chị nhỉ ??

2012

#18
hoangtrong2305

hoangtrong2305

    Trảm phong minh chủ

  • Phó Quản lý Toán Ứng dụ
  • 861 posts

BÀI 4:(2 đ)
Giải hệ pt sau :$ \left\{\begin{array}{l}x^3+3xy^2=-49\\x^2-8xy+y^2=8x-17y\end{array}\right. $


Theo kinh nghiệm ra đề hệ thi HSG lúc nào cũng có nghiệm đẹp nên ta "ma giáo" làm cách sau :D

Giả sử hệ có nghiệm

$ \left\{\begin{array}{l}x^3+3xy^2=-49\\x^2-8xy+y^2=8x-17y\end{array}\right. $

Xét phương trình $x^3+3xy^2=-49$ (1)

$\Leftrightarrow y^{2}=-(\frac{49+x^{3}}{x})$

Để phương trình (1) có nghiệm thì $x \in (-\sqrt[3]{49};0)$

Khi đó $y$ sẽ có 2 nghiệm trái dấu (nghiệm $y=0$ không thoả hệ) (2)

Xét hàm số $f(x)=x^{3}+3xy^{2}+49=0$ với $y$ là tham số trên $(-\sqrt[3]{49};0)$

$f'(x)=3x^{2}+3y^{2}>0;\forall x \in (-\sqrt[3]{49};0)$

Vậy hàm $f(x)$ là hàm đồng biến nên phương trình $f(x)=0$ có nghiệm duy nhất $\in (-\sqrt[3]{49};0)$ (3)

Xét hàm số $f(y)=y^{2}-8y(x+1)+x^{2}+17x$ với $x$ là tham số trên $\mathbb{R}$

Ta có hàm $f(y)$ liên tục và xác định trên $\mathbb{R}$

$f'(y)=2y-8(x+1)$

$f'(y)=0\Leftrightarrow y=4x+4$

Mà $f(4x+4)=-15x^{2}-15x-16<0$

Vậy phương trình $f(y)=0$ luôn có 2 nghiệm phân biệt (4)

Từ $(2);(3);(4)\Rightarrow$ Hệ phương trình có nghiệm thì ta chỉ có 1 nghiệm $x$ và tối đa 2 nghiệm $y$ và 2 nghiệm này phải trái dấu nhau (5)

Mà $\left\{\begin{matrix} x=-1\\ \begin{bmatrix} y=4\\ y=-4 \end{bmatrix} \end{matrix}\right.$ thoả hệ và thoả cả điều kiện $(5)$

Kết luận: Nghiệm của hệ là:

$\left\{\begin{matrix} x=-1\\ y=4 \end{matrix}\right.$ hay $\left\{\begin{matrix} x=-1\\ y=-4 \end{matrix}\right.$

Toán học là ông vua của mọi ngành khoa học.

Albert Einstein

(1879-1955)

Posted Image


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Click xem Đạo hàm, Tích phân ứng dụng được gì?

và khám phá những ứng dụng trong cuộc sống


#19
bugatti

bugatti

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 208 posts
BÀI 6:(4 đ)
Cho tứ diện SABCD có đáy ABCD là hình vuông,SA vuông góc với mp ABCD.XĐ và tính độ dài đoạn vuông góc chung của AC và SD.
Hình không gian.bmp1.bmp.png
$AB=BC=CD=AD=a$,$SA=h$
Qua $D$ kẻ đường thằng song song với $AC$ cắt đường thằng $AB$ tại $E$.
Ta có:$ACDE$ là hình bình hành.
$AE=DC=AB=AD$
$\Rightarrow$ tam giác AED vuông cân tại $A$
ta có $$\rightarrow d_{(SD;AC)}=d_{(AC;(SED))}=d_{(A;(SED))}=AH$$
-Kẻ $AF$ vuông góc với $ED$
-Ta có:$\left\{\begin{matrix} &ED\perp AF \\ & ED\perp SA \end{matrix}\right.$

$\Rightarrow ED\perp (SAF)$
Kẻ $AH\perp SF$
$\rightarrow d_{(SD;AC)}=d_{(AC;(SED))}=d_{(A;(SED))}=AH$
Tam giác AED vuông cân, mà À vuông góc với ED
$\rightarrow$ F là trung điểm của ED
$\rightarrow$ $AF=\frac{1}{2}AC=\frac{a}{\sqrt{2}}$
$\frac{1}{AH^{2}}=\frac{1}{SA^{2}}+\frac{1}{AF^{2}}$
$AH=\frac{a.h}{\sqrt{a^{2}+2h^{2}}}$
$d_{(A;(SED))}=AH=\frac{a.h}{\sqrt{a^{2}+2h^{2}}}$

Edited by bugatti, 11-02-2013 - 10:53.

Nếu bạn thích bài viết của tôi hãy chọn "LIKE" nhé,
còn nếu không thích hãy chọn "LIKE" coi như đó là 1 viên gạch :))

#20
kbull

kbull

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 18 posts
Cho mình hỏi bài 2a có cần phải chứng minh lại không hay là áp dụng ông Bunhiacopski luôn thì có được trọn điểm không ạ?

Đi Thi Há Nhẽ Về Không

Đại Học Giấy Báo Quyết Tâm Mang Về.





1 user(s) are reading this topic

0 members, 1 guests, 0 anonymous users