Đến nội dung

Hình ảnh

Problem in Cao Bang


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết
Give me the solution for all this problem.

File gửi kèm


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Phạm Quang Toàn: 25-09-2011 - 07:38

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#2
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT TỈNH CAO BẰNG NĂM 2011-2012

Môn: Toán

Thời gian làm bài: 150 phút


Bài 1.
a. Giải hệ phương trình
$$\begin{cases} \dfrac{x}{y}- \dfrac{x}{y+12}=1 \\ \dfrac{x}{y-12}- \dfrac{x}{y}=2 \end{cases}$$
b. Giải phương trình: $3x^4+6x^3+x^2-2x-1=0$.
Bài 2.
a. Cho hai số dương $x,y$ thoả mãn $x+y=1$.Tìm giá tị nhỏ nhất của biểu thức $A= \left(1- \dfrac{1}{x^2} \right) \left( 1- \dfrac{1}{y^2} \right)$.
b. Tìm $m$ để phương trình sau có ba nghiệm phân biệt;
$$x^3-(2m+1)x^2+3(m+4)x-m-12=0$$
Bài 3. Cho ba số dương $x,y,z$ thoả mãn $xy+yz+zx=2$. Tính tổng:
$$S=x.\sqrt{\dfrac{\left ( 2+y^2 \right )\left ( 2+z^2 \right )}{\left (2+x^2 \right )}}+y.\sqrt{\dfrac{\left ( 2+x^2 \right )\left ( 2+z^2 \right )}{\left ( 2+y^2 \right )}}+z.\sqrt{\dfrac{\left ( 2+x^2 \right )\left ( 2+y^2 \right )}{\left ( 2+z^2 \right )}}$$
Câu 4. Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$. Trên cạnh $AC$ lấy điểm $D$, vẽ đường tròn tâm $O$, đường kính $CD$. Đường thẳng $BD$ cắt đường tròn $(O)$ tại $E$, đường thẳng $AE$ cắt đường tròn $(O)$ tại $F$.
a. Chứng minh rằng $CA$ là đường phân giác của góc $BCF$.
b. Lấy điểm $M$ đối xứng với $D$ qua $A$, điểm $N$ đối xứng với $D$ qua $BC$. Chứng minh tứ giác $BMCN$ nội tiếp.
c. Xác định vị trí điểm $D$ trên $AC$ để đường tròn ngoại tiếp tứ giác $BMNC$ có bán kính nhỏ nhất.
Câu 5. Cho ba số dương $a,b,c$. Chứng minh rằng
$$\dfrac{1}{a}+ \dfrac{1}{b}+ \dfrac{1}{c} \ge 3 \left( \dfrac{1}{a+2b}+ \dfrac{1}{b+2c}+ \dfrac{1}{c+2a} \right)$$

__________ Hết __________


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#3
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5019 Bài viết
Bài 2:a)

\[
gt \Rightarrow 1 - x^2 = y^2 + 2xy;1 - y^2 = x^2 + 2xy
\]

\[
A = \dfrac{{\left( {1 - x^2 } \right)\left( {1 - y^2 } \right)}}{{x^2 y^2 }} = \dfrac{{y\left( {y + 2x} \right)x\left( {x + 2y} \right)}}{{x^2 y^2 }} = \dfrac{{\left( {y + 2x} \right)\left( {x + 2y} \right)}}{{xy}}
\]

\[
= \dfrac{{\left( {x + 1} \right)\left( {y + 1} \right)}}{{xy}} \geqslant \dfrac{{2\sqrt x .2\sqrt y }}{{xy}} = \dfrac{4}{{\sqrt {xy} }} \geqslant \dfrac{4}{{\dfrac{{x + y}}{2}}} = 8
\]

\[
\Rightarrow \min A = 8 \Leftrightarrow x = y = \dfrac{1}{2}
\]

Bài 3:

\[
2 + x^2 = xy + xz + yz + x^2 = \left( {x + y} \right)\left( {x + z} \right)
\]

\[
\Rightarrow x\sqrt {\dfrac{{\left( {2 + y^2 } \right)\left( {2 + z^2 } \right)}}{{\left( {2 + x^2 } \right)}}} = x\sqrt {\dfrac{{\left( {y + x} \right)\left( {y + z} \right)\left( {z + x} \right)\left( {z + y} \right)}}{{\left( {x + y} \right)\left( {x + z} \right)}}} = x\left( {y + z} \right)
\]

\[
\Rightarrow S = x\left( {y + z} \right) + y\left( {x + z} \right) + z\left( {x + y} \right) = 4
\]

Bài 5:

\[
\dfrac{1}{{a + 2b}}\mathop \leqslant \limits^{C - S} \dfrac{1}{9}\left( {\dfrac{1}{a} + \dfrac{2}{b}} \right)
\]

\[
\Rightarrow VP \leqslant 3.\dfrac{1}{9}\left( {\dfrac{3}{a} + \dfrac{3}{b} + \dfrac{3}{c}} \right) = \dfrac{1}{a} + \dfrac{1}{b} + \dfrac{1}{c}
\]

Bài 4:
Bài này khá dễ.
a)BAEC là tgnt $\Rightarrow \angle BCA=\angle BEA=\angle DCF \Rightarrow Q.E.D$
b)$\angle BMC+\angle BNC=\angle BDA+\angle BDC=180^o \Rightarrow Q.E.D$
c)Gọi I là tâm (BMCN). Dễ thấy I thuộc trung trực BC.
Hạ IH :perp BC tại H.
Chú ý: $\angle IBC=\angle DAB$
$R_{(BMCN)}=IB \ge HB$
Đẳng thức xảy ra khi $I \equiv H \Leftrightarrow \angle IBC=0^o$
$\Leftrightarrow \angle DAB=0^o \Leftrightarrow D \equiv A$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 27-09-2011 - 22:02

Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#4
Phạm Hữu Bảo Chung

Phạm Hữu Bảo Chung

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1360 Bài viết
Bài 1.
a. Giải hệ phương trình
$$\begin{cases} \dfrac{x}{y}- \dfrac{x}{y+12}=1 \\ \dfrac{x}{y-12}- \dfrac{x}{y}=2 \end{cases}$$
b. Giải phương trình: $3x^4+6x^3+x^2-2x-1=0$.

Giải


a, ĐK: $x \neq -12; 0; 12$
Từ phương trình thứ nhất của hệ, ta có:
$\dfrac{x.( y + 12) - xy}{y( y + 12)} = 1 \Rightarrow 12x = y( y + 12) \,\,\, (1)$
Từ phương trình thứ hai của hệ, ta có:
$\dfrac{xy - x.( y - 12)}{y( y - 12) } = 2 \Rightarrow 12x = 2y( y - 12)\,\,\, (2)$
Từ (1) và (2), suy ra:
$y( y + 12) = 2y( y - 12) \Leftrightarrow y^2 - 36y = 0 \Rightarrow \left[\begin{array}{l} y = 0\\y = 36\end{array}\right.$
Do y khác 0 nên y = 36
$\Rightarrow 12x = 36( 36 + 12) \Leftrightarrow x = 144$

b, Ta có:
$3x^4+6x^3+x^2-2x-1=0 \Leftrightarrow 3x^2( x^2 + 2x + 1) - 2x^2 - 2x - 1 = 0$
$\Leftrightarrow 3x^2(x + 1)^2 - 2x.( x + 1 ) - 1 = 0$
Đặt $a = x.( x + 1)$, phương trình trở thành:
$3a^2 - 2a - 1 = 0 \Leftrightarrow (3a^2 - 3a) + (a - 1 ) = 0 \Leftrightarrow (3a + 1 )( a - 1) = 0$
$\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} a = \dfrac{- 1}{3}\\a = 1\end{array}\right. \Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} x.( x + 1 ) = \dfrac{- 1}{3} \\x.( x + 1 ) = 1\end{array}\right.$
Phương trình thứ nhất vô nghiệm. Phương trình thứ hai có nghiệm:

$x_{1, 2} = \dfrac{- 1 \pm \sqrt{5}}{2}$

Vậy phương trình ban đầu có hai nghiệm: $x_{1, 2} = \dfrac{- 1 \pm \sqrt{5}}{2}$

Bài 2.
b. Tìm $m$ để phương trình sau có ba nghiệm phân biệt;
$$x^3-(2m+1)x^2+3(m+4)x-m-12=0$$

Giải


Nhận thấy, tổng các hệ số của VT bằng:

$$1 - 2m - 1 + 3m + 12 - m - 12 = 0$$



Do đó phương trình có nghiệm x = 1:
Ta phân tích được:
$$VT = (x - 1)(x^2 - 2mx + m + 12)$$
Xét phương trình $x^2 - 2mx + m + 12 = 0$ là phương trình (1).
Phương trình ban đầu có 3 nghiệm phân biệt khi và chỉ khi:
$\left\{\begin{array}{l}\Delta’_{1} > 0\\1^2 - 2m.1 + m + 12 \neq 0\end{array}\right. \,\,\,\,\,\,\,\,\,\, (2)$
Có nghĩa là trong hai nghiệm của phương trình (1), không có nghiệm nào là 1( vì đề yêu cầu có 3 nghiệm phân biệt)
Ta có: $(2) \Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}m^2 - m - 12 > 0\\-m + 13 \neq 0\end{array}\right.$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}( m - 4 )( m + 3 ) > 0\\m \neq 13\end{array}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}\left[\begin{array}{l} m > 4\\m < -3\end{array}\right.\\ m \neq 13\end{array}\right.$
$\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} \left\{\begin{array}{l}m > 4\\m \neq 13\end{array}\right.\\ m < - 3\end{array}\right.$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Phạm Hữu Bảo Chung: 26-09-2011 - 22:19

Thế giới này trở nên bị tổn thương quá nhiều không phải bởi vì sự hung bạo của những kẻ xấu xa mà chính bởi vì sự im lặng của những người tử tế :)




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh