Đến nội dung

Hình ảnh

Có bao nhiêu điểm M như thế?

- - - - - đại 9

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
cold_noodles97

cold_noodles97

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 25 Bài viết
Tìm x,y biết M(x;y) cách đều trục hoành trục tung và đường thẳng y=-x+2 Có bao nhiêu điểm M như thế???

#2
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5028 Bài viết
Bổ đề: Cho đường thẳng $(d):ax+by+c=0(a^2+b^2 \neq 0)$
Khoảng cách từ điểm $M(m;n)$ tới (d) là:
$\dfrac{|am+bn+c|}{\sqrt{a^2+b^2}}$
=====================================
Gọi $(d):y=-x+2 \Leftrightarrow x+y-2=0$
M(x;y) cách đều trục hoành và trục tung $\Leftrightarrow y=x$
Hạ MH :perp (d) thì ta có:
\[MH = \frac{{|1.x + 2.y - 2|}}{{\sqrt {{1^2} + {1^2}} }} = \frac{{|x + 2y - 2|}}{{\sqrt 2 }}\]
Do đó, M thoả đề khi:
\[\left\{ \begin{gathered} y = x \\ \frac{{|x + 2y - 2|}}{{\sqrt 2 }} = x \\\end{gathered} \right.\]
Giải hệ này, ta thu được
\[{M_1}\left( {\frac{{6 - 2\sqrt 2 }}{7};\frac{{6 - 2\sqrt 2 }}{7}} \right);{M_2}\left( {\frac{{6 + 2\sqrt 2 }}{7};\frac{{6 + 2\sqrt 2 }}{7}} \right)\]
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#3
tolaphuy10a1lhp

tolaphuy10a1lhp

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 224 Bài viết

Tìm x,y biết M(x;y) cách đều trục hoành trục tung và đường thẳng y=-x+2 Có bao nhiêu điểm M như thế???


Gọi M(xM;yM) để dễ phân biệt.
Ta có $\left\{ \begin{array}{l}
M({x_M};{y_M}) \in y = - x + 2\\
{x_M} = {y_M}
\end{array} \right.$

$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{y_M} = - {x_M} + 2\\
{x_M} = {y_M}
\end{array} \right.$
$ \Leftrightarrow {x_M} = {y_M} = 1$
Vậy có 1 điểm M(1;1) thõa mãn đề bài.
Học là ..... hỏi ...............

#4
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5028 Bài viết

Gọi M(xM;yM) để dễ phân biệt.
Ta có $\left\{ \begin{array}{l}
M({x_M};{y_M}) \in y = - x + 2\\
{x_M} = {y_M}
\end{array} \right.$

$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{y_M} = - {x_M} + 2\\
{x_M} = {y_M}
\end{array} \right.$
$ \Leftrightarrow {x_M} = {y_M} = 1$
Vậy có 1 điểm M(1;1) thõa mãn đề bài.

Bạn làm thế này có nghĩa là $M \in (d):y=-x+2$ là khác đề rồi.
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#5
cold_noodles97

cold_noodles97

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 25 Bài viết

Bổ đề: Cho đường thẳng $(d):ax+by+c=0(a^2+b^2 \neq 0)$
Khoảng cách từ điểm $M(m;n)$ tới (d) là:
$\dfrac{|am+bn+c|}{\sqrt{a^2+b^2}}$
=====================================
Gọi $(d):y=-x+2 \Leftrightarrow x+y-2=0$
M(x;y) cách đều trục hoành và trục tung $\Leftrightarrow y=x$
Hạ MH :perp (d) thì ta có:
\[MH = \frac{{|1.x + 2.y - 2|}}{{\sqrt {{1^2} + {1^2}} }} = \frac{{|x + 2y - 2|}}{{\sqrt 2 }}\]
Do đó, M thoả đề khi:
\[\left\{ \begin{gathered} y = x \\ \frac{{|x + 2y - 2|}}{{\sqrt 2 }} = x \\\end{gathered} \right.\]
Giải hệ này, ta thu được
\[{M_1}\left( {\frac{{6 - 2\sqrt 2 }}{7};\frac{{6 - 2\sqrt 2 }}{7}} \right);{M_2}\left( {\frac{{6 + 2\sqrt 2 }}{7};\frac{{6 + 2\sqrt 2 }}{7}} \right)\]


em không hiểu cái chỗ tính MH == mà em nghĩ sẽ có vô số điểm M chứ ?

#6
Ispectorgadget

Ispectorgadget

    Nothing

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 2946 Bài viết
Cái này hình như của lớp 10 thì phải :P. Hân còn cách nào dùng cho cấp 2 không

►|| The aim of life is self-development. To realize one's nature perfectly - that is what each of us is here for. ™ ♫


#7
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5028 Bài viết
Cho n đường thẳng và khoảng cách từ điểm M đến các đường thẳng đó là $MH_1;MH_2;...;MH_n$
M cách đều n đường thẳng nói trên $\Leftrightarrow MH_1=MH_2=...=MH_n$
Còn cách lớp 9, thực ra cái công thức mình dùng là của lớp 9.
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#8
tolaphuy10a1lhp

tolaphuy10a1lhp

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 224 Bài viết

Bạn làm thế này có nghĩa là $M \in (d):y=-x+2$ là khác đề rồi.

Srr, mình đọc không kỹ đề.
Tuy nhiên cách giải của bạn không hợp với lớp 9.
Điểm M cách đều hai trục như vậy M thuộc y = x hoặc y = -x
Như vậy có thể xác định M bằng đồ thị:
Vẽ đồ thị (d) : y = - x +2
Gọi giao điểm của (d) với hai truc là A và B.
Dựa vào đồ thị có thể xác định M là tâm đường tròn nội tiếp.
Dựa vào tính chất phân giác ta xác định được OM
kẻ MH vuông góc Ox. tam giác OMH vuông cân và tính MH
Học là ..... hỏi ...............





Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: đại 9

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh