Đến nội dung

Hình ảnh

CMR: $1^{2} +2^{2}+3^{2}+....+n^{2}=\dfrac{n(n+1)(2n+1)}{6}$

* * * * * 2 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 6 trả lời

#1
Nguyễn Văn Bảo Kiên

Nguyễn Văn Bảo Kiên

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 170 Bài viết
CMR: $1^{2} +2^{2}+3^{2}+....+n^{2}=\dfrac{n(n+1)(2n+1)}{6}$

Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim người khác.



Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng



......................................VMF........................................


#2
phuonganh_lms

phuonganh_lms

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 293 Bài viết
Với những bài toán chứng minh mệnh đề A(n) đúng với mọi số nguyên dương thì ta thường sử dụng qui nạp
$$1^2+2^2+...+n^2=\dfrac{n(n+1)(2n+1)}{6} $$ (*)
Nhận thấy với $n=1$ thì đẳng thức luôn đúng
Giả sử (*) đúng với $n=k$ $(k>1,k \in Z+)$, tức là có $1^2+2^2+...+k^2=\dfrac{k(K+1)(2k+1)}{6}$
Ta cm (*) đúng với $n=k+1$ $\Leftrightarrow 1^2+2^2+....+k^2+(k+1)^2 =\dfrac{(k+1)(k+2)(2k+3)}{6}$ (1)
Ta có $VT(1)= \dfrac{k(k+1)(2k+1)}{6}+(k+1)^2$ (theo giả thiết qui nạp)
$=\dfrac{(k+1)(k+2)(2k+3)}{6}$
Vậy (1) đúng=> dpcm

Hình đã gửi


#3
Nguyễn Hưng

Nguyễn Hưng

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 140 Bài viết
Mình vừa nghĩ ra một cách giải rất hay và sơ cấp, mọi người tham khảo thêm!

Đặt

\[\begin{array}{l}
A = {1^3} + {2^3} + {3^3} + ... + {n^3} \\
B = {1^2} + {2^2} + {3^2} + ... + {n^2} \\
C = 1 + 2 + 3 + ... + n \\
\end{array}\]
Ta có

\[\begin{array}{l}
2A + 3B + C = 1.2.3 + 2.3.5 + 3.4.7 + ... + \left( {n - 1} \right)n\left( {2n - 1} \right) + n\left( {n + 1} \right)\left( {2n + 1} \right) \\
2A - 3B + C = 0.1.1 + 1.2.3 + 2.3.5 + 3.4.7 + ... + \left( {n - 1} \right)n\left( {2n - 1} \right) \\
\end{array}\]
Trừ hai đẳng thức trên vế theo vế, ta được
\[6B = n\left( {n + 1} \right)\left( {2n + 1} \right) \Rightarrow \boxed{B = \dfrac{{n\left( {n + 1} \right)\left( {2n + 1} \right)}}{6}}\].

#4
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3922 Bài viết
Phương pháp chứng minh bằng quy nạp thì rõ rồi!
Chắc Kiên chưa biết rằng người ta gọi tổng đó là TỔNG CƠ BẢN phải không?

$S_0=1+1+...+1=\sum\limits_{k=1}^n$ Được gọi là tổng cơ bản bậc 0 (!)

$S_1=1+2+...+n=\sum\limits_{k=1}^n k$ Được gọi là tổng cơ bản bậc 1

$S_2=1^2+2^2+...+n^2=\sum\limits_{k=1}^n k^2$ Được gọi là tổng cơ bản bậc 2

$S_3=1^3+2^3+...+n^3=\sum\limits_{k=1}^n k^3$ Được gọi là tổng cơ bản bậc 3

$...$
Ta đi tính lần lượt các tổng cơ bản trên Kiên nhé!

$S_0=1+1+...+1=n$ (có n số 1)

$n^2=\sum\limits_{k=1}^n\left((k^2-(k-1)^2\right)=\sum\limits_{k=1}^n\left(2k-1\right)=2S_1-S_0$

$\Rightarrow S_1=\dfrac{n^2+S_0}{2}=\dfrac{n(n+1)}{2}$

$n^3=\sum\limits_{k=1}^n\left((k^3-(k-1)^3\right)=\sum\limits_{k=1}^n\left(3k^2-3k+1\right)=3S_2-3S_1+S_0$

$\Rightarrow S_2=\dfrac{n^3+3S_1-S_0}{3}=\dfrac{n^3+\dfrac{3n(n+1)}{2}-n}{3}=\dfrac{n(n+1)(2n+1)}{6}$

v.v...

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hxthanh: 24-12-2011 - 12:14


#5
Bong hoa cuc trang

Bong hoa cuc trang

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 166 Bài viết
cái kí hiệu chữ E kia là gì đấy chị hxthanh .
Bôi đen : => Kudo Shinichi

#6
Ispectorgadget

Ispectorgadget

    Nothing

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 2946 Bài viết

cái kí hiệu chữ E kia là gì đấy chị hxthanh .


Ý bạn là chữ $\sum$ này à, Chữ này là kí hiệu tổng.
Mà Thầy hxthanh giới tính nam đấy. :) Không phải chị đâu.

►|| The aim of life is self-development. To realize one's nature perfectly - that is what each of us is here for. ™ ♫


#7
Cao Xuân Huy

Cao Xuân Huy

    Thiếu úy

  • Hiệp sỹ
  • 592 Bài viết
Anh đưa ra một cách khác nhé:

$S = \sum\limits_{i = 1}^n {{i^2}} = \sum\limits_{i = 1}^n {i(i + 1 - 1)} = \sum\limits_{i = 1}^n {i(i + 1)} - \sum\limits_{i = 1}^n i $

Ta có:

$3.\sum\limits_{i = 1}^n {i(i + 1)} = \sum\limits_{i = 1}^n {i(i + 1)[(i + 2) - (i - 1)]} = \sum\limits_{i = 1}^n {i(i + 1)(i + 2)} - \sum\limits_{i = 1}^n {(i - 1)i(i + 1)} $


$= 1.2.3 + 2.3.4 + ... + n(n + 1)(n + 2) - 0.1.2 - 1.2.3 - ... - (n - 1)n(n + 1) = n(n + 1)(n + 2)$

$\Rightarrow \sum\limits_{i = 1}^n {i(i + 1)} = \dfrac{{n(n + 1)(n + 2)}}{3}$

Ta cũng đã học cái đẳng thức: $\sum\limits_{i = 1}^n i = \dfrac{{n(n + 1)}}{2}$

Vậy: $= \sum\limits_{i = 1}^n {i(i + 1)} - \sum\limits_{i = 1}^n i = \dfrac{{n(n + 1)(n + 2)}}{3} - \dfrac{{n(n + 1)}}{2} = \dfrac{{n(n + 1)(2n + 1)}}{6}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Cao Xuân Huy: 25-12-2011 - 07:55

Cao Xuân Huy tự hào là thành viên VMF

Hình đã gửi





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh