Đến nội dung

Hình ảnh

Dao động cơ


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 12 trả lời

#1
alex_hoang

alex_hoang

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1152 Bài viết
Tất cả các vấn đề về DAO ĐỘNG CƠ sẽ được thảo luận tai đây nhằm bổ trợ cho các bạn ôn thi ĐẠI HỌC
alex_hoang


HẸN NGÀY TRỞ LẠI VMF THÂN MẾN

http://www.scribd.co...oi-Ban-Cung-The

#2
alex_hoang

alex_hoang

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1152 Bài viết
Mở đầu cho topic này
Bài 1:
Con lắc lò xo nằm ngang có $k=100N/m$ vật $m=400g$.Kéo vật ra khỏ VTCB một đoạn $4cm$ rồi thả nhẹ cho vật dao động.Biết hệ số ma sát giữa vật và sàn là $\mu = {5.10^{ - 3}}$.Xem chu kì dao động không thay đổi ,lấy $g=10m/s ^2$.Quãng đường vật đi được trong $1,5$ chu kì đầu tiên là
A:24cm
B:23,64cm
C:20,4cm
D:23,28cm
Bài 2:Một con lắc đồng hồ được coi như một con lắc đơn có chu kì dao động $T=2(s)$.vật nặng có khối lượng $m=1(kg)$.Biên độ dao động lúc đầu là $\alpha = {5^o}$Do chịu tác dụng của một lực cản không đổi $F_c=0,011(N)$ nên nó chỉ dao dộng được một thời gian $\tau (s)$ rồi dừng lại.Người ta dùng một pin có suất điện động $3(V)$ điện trở trong không đáng kể để bổ sung năng lượng cho con lắc với hiệu suất $25 %$.Pin có điện lượng ban đầu $Q_0=10 ^4 C$.Hỏi đồng hồ chạy được bao lâu thì phải thay pin
A:91 ngày
B:92 ngày
C:93 ngày
D:94ngày

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi alex_hoang: 09-01-2012 - 15:28

alex_hoang


HẸN NGÀY TRỞ LẠI VMF THÂN MẾN

http://www.scribd.co...oi-Ban-Cung-The

#3
alex_hoang

alex_hoang

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1152 Bài viết
Mình xin chuyển bài của go out sang đây cho đúng chủ đề và tạm gọi là Bài 3


Bài 3
Một vật có khối lượng m=100g, gắn vào lò xo có khối lượng không đáng kể, đầu kia treo vật vố định. Vật dao động điều hòa theo phương thẳng đúng với f=10/$\pi$Hz. Trong quá trình dao động độ dài lò xo lúc ngắn nhất là 40cm, dài nhất là 44cm. Tình lực đàn hồi cực đại.
A.8.98N B.8N C.10N D.1.78N
P/s: Góp ý topic của Hoàng: Nên quy định post luôn lời giải, chứ A, C, B... luôn thì khó coi lắm. Mong mọi người hưởng ứng ý tưởng hay của Hoàng.
alex_hoang


HẸN NGÀY TRỞ LẠI VMF THÂN MẾN

http://www.scribd.co...oi-Ban-Cung-The

#4
alex_hoang

alex_hoang

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1152 Bài viết

Mình xin chuyển bài của go out sang đây cho đúng chủ đề và tạm gọi là Bài 3


Bài 3
Một vật có khối lượng m=100g, gắn vào lò xo có khối lượng không đáng kể, đầu kia treo vật vố định. Vật dao động điều hòa theo phương thẳng đúng với f=10/$\pi$Hz. Trong quá trình dao động độ dài lò xo lúc ngắn nhất là 40cm, dài nhất là 44cm. Tình lực đàn hồi cực đại.
A.8.98N B.8N C.10N D.1.78N
P/s: Góp ý topic của Hoàng: Nên quy định post luôn lời giải, chứ A, C, B... luôn thì khó coi lắm. Mong mọi người hưởng ứng ý tưởng hay của Hoàng.

Mình xin tiếp thu ý kiến của bạn
Giải
Từ điều kiện đề bài
\[A = \dfrac{{{l_{m{\rm{ax}}}} - {l_{\min }}}}{2} = 2\]
\[\omega = 2\pi f = 20 = \sqrt {\dfrac{k}{m}} = \sqrt {\dfrac{g}{{\Delta l}}} \Rightarrow k = 40;\Delta l = 2,5cm\]
Vậy\[{F_{m{\rm{ax}}}} = k(A + \Delta l) = 1,8\]
Đ Án là D
alex_hoang


HẸN NGÀY TRỞ LẠI VMF THÂN MẾN

http://www.scribd.co...oi-Ban-Cung-The

#5
alex_hoang

alex_hoang

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1152 Bài viết
Các bạn là học sinh lớp $12$ của diễn đàn ta đâu rồi.Mình lập ra những topic này để trao đổi cùng các bạn cơ mà hãy thảo luận sôi nổi hơn nữa nha
alex_hoang


HẸN NGÀY TRỞ LẠI VMF THÂN MẾN

http://www.scribd.co...oi-Ban-Cung-The

#6
hoangcuong12a3

hoangcuong12a3

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 70 Bài viết
mình có mấy bài hay các bạn làm nè:
Bài 4.Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T và A=10cm.Biết trong một chu kỳ khoảng thời gian để vật nhỏ của con lắc có độ lớn vận tốc không vượt quá $5\pi$ cm/s là $\frac{T}{3}$.Tần số dao động của vật là :
A.0.5Hz
B.$\frac{1}{\sqrt{3}}Hz$
C.4Hz
D.$\frac{1}{2\sqrt{3}}Hz$
Bài 5.Một con lắc đơn được kéo ra khỏi vị trí cân bằng một góc nhỏ $\alpha _{0}$ rồi buông không vận tốc ban đầu.Coi rằng trong quá trình dao động lực cản của môi trường tác dụng lên con lắc không đổi và bằng $\frac{1}{1000}$ trọng lượng của con lắc.Số dao động toàn phần mà con lắc thực hiện được cho đến khi dừng lại là:
A.500
B.25
C.50
D.1000

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi alex_hoang: 12-01-2012 - 19:30


#7
hoangcuong12a3

hoangcuong12a3

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 70 Bài viết
không bạn nào vô giải ak`?

#8
alex_hoang

alex_hoang

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1152 Bài viết

mình có mấy bài hay các bạn làm nè:
Bài 4.Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T và A=10cm.Biết trong một chu kỳ khoảng thời gian để vật nhỏ của con lắc có độ lớn vận tốc không vượt quá $5\pi$ cm/s là $\frac{T}{3}$.Tần số dao động của vật là :
A.0.5Hz
B.$\frac{1}{\sqrt{3}}Hz$
C.4Hz
D.$\frac{1}{2\sqrt{3}}Hz$
Bài 5.Một con lắc đơn được kéo ra khỏi vị trí cân bằng một góc nhỏ $\alpha _{0}$ rồi buông không vận tốc ban đầu.Coi rằng trong quá trình dao động lực cản của môi trường tác dụng lên con lắc không đổi và bằng $\frac{1}{1000}$ trọng lượng của con lắc.Số dao động toàn phần mà con lắc thực hiện được cho đến khi dừng lại là:
A.500
B.25
C.50
D.1000

Lưu ý các bạn đánh số thứ tự bài theo màu mình đã đánh cho đồng đều nhé
Giải
Bài 4
Ta có \[\alpha = \frac{T}{3}\frac{{2\pi }}{T} = \frac{{2\pi }}{3}\]
Vậy thì
\[{v_{m{\rm{ax}}}} = \frac{v}{{\sin \frac{\pi }{3}}} = \frac{{10\pi }}{{\sqrt 3 }}\]
Vậy \[\omega = \frac{{{v_{m{\rm{ax}}}}}}{A} = \frac{\pi }{{\sqrt 3 }} \Rightarrow f = \frac{1}{{2\sqrt 3 }}\]
Đáp án chọn D
alex_hoang


HẸN NGÀY TRỞ LẠI VMF THÂN MẾN

http://www.scribd.co...oi-Ban-Cung-The

#9
hoangcuong12a3

hoangcuong12a3

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 70 Bài viết
bạn alex_hoang giải sai bài 4 rùi nhé.
gọi x là vị trí mà vật có vận tốc = $5\pi$ cm/s.do dao động điều hòa có tính đối xứng qua gốc O lên sẽ có 4 lần vật đi qua vị trí đó => sẽ có 4 khoảng thời gian như nhau để vật có vận tốc chưa tới $5\pi$ cm/s mà vận tốc tăng dần từ A về O lên 4 khoảng thời gian đó là lúc vật đi từ A về vị trí x đó.vậy $4t=\frac{T}{3}=>t=\frac{T}{12}$.
vậy thời gian vật đi từ x đến A = $\frac{T}{12}$ => x = $\frac{A\sqrt{3}}{2}=5\sqrt{3}$
áp dụng hệ thức : $A^{2}=x^{2}+(\frac{v^{2}}{\omega ^{2}})=>\omega =\pi =>f=0.5Hz$
=> đáp án là A

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoangcuong12a3: 14-01-2012 - 15:57


#10
~nuna~

~nuna~

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 17 Bài viết
Bài 5.Một con lắc đơn được kéo ra khỏi vị trí cân bằng một góc nhỏ $\alpha _{0}$ rồi buông không vận tốc ban đầu.Coi rằng trong quá trình dao động lực cản của môi trường tác dụng lên con lắc không đổi và bằng $\frac{1}{1000}$ trọng lượng của con lắc.Số dao động toàn phần mà con lắc thực hiện được cho đến khi dừng lại là:
A.500
B.25
C.50
D.1000

Độ giảm biên độ góc sau một lần vật qua vị trí cân bằng :
BTNL ta có $\frac{mgl.\alpha^2_1}{2}-\frac{mgl\alpha^2_0}{2}=-F_C.l(\alpha_o+\alpha_1)) => \Delta \alpha=\frac{2F_C}{mg} $
Số lần vật qua VTCB là N=$\frac{\alpha_o}{\Delta \alpha}=500.\alpha_o $
Số dao động toàn phần là n=$\frac{N}{2}=250\alpha_o$
Bài này ko cho góc lệch sao bạn :S

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ~nuna~: 17-01-2012 - 14:18

There 's no one I 'd rather share my love, laughter and life with than you

#11
lovely_kunju_1803

lovely_kunju_1803

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 31 Bài viết

Bài này ko cho góc lệch sao bạn :S

bài này cho góc lệch $\alpha_0$ nhỏ, dao động là dao động điều hòa nên tính theo radian $\alpha_0$ lấy giá trị 0,1
Các bạn tích cực nữa nha. Dao động cơ là phần kiến thức trọng tâm và có nhiều dạng bài tập khó, mọi người ủng hộ nhiệt tình cho topic này nha! :wub:
Bài 6:
Một vật dao động theo phương trình x=2cos(5$\pi$t+$\frac{\pi }{6}$)+1(cm). Trong giây đầu tiên kể từ lúc vật bắt đầu dao động vật di qua vị trí có li độ x=2cm theo chiều dương được mấy lần.
A: 2 lần
B: 4 lần
C: 3 lần
D: 5 lần

....The key to success is to focus our conscious mind on things we desire not things we fear....

...................................................

.......................

No name. It 's me


#12
~nuna~

~nuna~

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 17 Bài viết

Bài 6:
Một vật dao động theo phương trình x=2cos(5$\pi$t+$\frac{\pi }{6}$)+1(cm). Trong giây đầu tiên kể từ lúc vật bắt đầu dao động vật di qua vị trí có li độ x=2cm theo chiều dương được mấy lần.
A: 2 lần
B: 4 lần
C: 3 lần
D: 5 lần

$x=2\cos(5\pi.t+\frac{\pi}{6})+1$ => $x-1=2\cos(5\pi.t+\frac{\pi}{6})$
đặt x-1=X khi này vật dao động xung quanh vị trí X=1 vật đi qua li độ x=2 theo chiều dương tương đương với vật đi qua li độ X=1 theo chiều dương
TA có ban đầu vật ở li độ X=$\sqrt{3}$ theo chiều âm,trong một chu kì vật qua li độ X=1 theo chiều dương một lần
t=1 s=2T +T/2 vẽ đường tròn lượng giác ta có sau 2,5 T vật qua li độ X=1 được 2 lần
như vậy trong thời gian t=1 s vật qua vị trí x=2 theo chiều dương 2 lần
There 's no one I 'd rather share my love, laughter and life with than you

#13
tieulyly1995

tieulyly1995

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 435 Bài viết

Bài 4.Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T và A=10cm.Biết trong một chu kỳ khoảng thời gian để vật nhỏ của con lắc có độ lớn vận tốc không vượt quá $5\pi$ cm/s là $\frac{T}{3}$.Tần số dao động của vật là :
A.0.5Hz
B.$\frac{1}{\sqrt{3}}Hz$
C.4Hz
D.$\frac{1}{2\sqrt{3}}Hz$


Một cách khác :

Ta sử dụng đường tròn lượng giác, ta chọn trục hoành là đường biểu diễn vận tốc $(\omega A)$.
gọi A,B,C,D là các điểm trên đường tròn có hoành độ lần lượt là $5\pi ; 5\pi; -5\pi; -5\pi$
Khi đó góc quét ứng với $\left | v \right |\leq 5\pi$ là góc $\widehat{AOD}+\widehat{BOC}= \Delta \varphi = \omega .\Delta t= \frac{2\pi }{T}.\frac{T}{3}= \frac{2\pi }{3}$
$\Rightarrow \widehat{A0y}= \frac{\pi }{6}$
Ta có :
$sin \frac{\pi }{6}= \frac{5\pi }{\omega A}= \frac{5\pi }{2\pi .f.10}= \frac{1}{2}\Rightarrow f=0,5$ (Hz)
Đáp án A

p/s :Mình không vẽ được hình, mong các bạn thông cảm =.=




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh