Đến nội dung

Hình ảnh

Giúp em gấp môn văn.

5 đề lận

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 8 trả lời

#1
thedragonknight

thedragonknight

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 229 Bài viết
Đề 1:vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và sóng của Ta-go
Đề 2:Phân tích bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy(Mỗi đoạn thơ phân tích kĩ giùm em)
Đề 3:Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh(Mỗi đoạn thơ cũng phân tích kĩ càng)
Đề 4:Những đặc sắc trong bài thơ viếng lăng Bác của Viễn Phương
Đề 5:Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cha con trong bài thơ Nói với con của Y Phương.
đây là nghị luận về đoạn trích của lớp 9.Ai biết làm thì làm nốt cả bài em mượn tham khảo (CHỨ KO CHÉP).Cần gấp thứ 6 này em kiểm tra văn rồi. :(

#2
MIM

MIM

    KTS tương lai

  • Thành viên
  • 334 Bài viết
Mấy cái đề nì cũng bình thường mà. :D em bám vào vở ghi trên lớp thì làm được thôi :D

#3
thedragonknight

thedragonknight

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 229 Bài viết
Cậu làm giúp tớ.dốt văn bẩm sinh. :D

#4
Bong hoa cuc trang

Bong hoa cuc trang

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 166 Bài viết
Anh tự chế biến đề 2 nhá : http://diendankienth...nguyen-duy.html
Bôi đen : => Kudo Shinichi

#5
nthoangcute

nthoangcute

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2003 Bài viết
Bài 1:
Trong bài Cuộc đời tôi Ta-go viết: "Ngay từ lúc bé, tôi đã rất nhạy cảm với vẻ đẹp thiên nhiên, rất thích gần gũi, thân mật với cây cối, chim muông, trăng sao... và như muốn hoà nhập với khúc nhạc của bốn mùa thời tiết". Tình yêu thiên nhiên ấy cũng được thể hiện trong bài thơ Mây và sóng. Nhưng ở bài thơ này, chúng ta còn nhận ra một điều rằng chính vẻ đẹp của cuộc sống con người, tình người mới là bờ bến của tâm hồn thi nhân. Thiên nhiên dường như là một hình thức nào đó để con người bày tỏ tình yêu thương, để gửi vào đó sự sống người bất diệt, không cùng. Tình người ấy kéo tâm hồn phiêu lưu về với cuộc sống bằng sức mạnh níu kéo của tình mẫu tử máu thịt, thiêng liêng.
Mây và sóng là hình ảnh mang tính tượng trưng cao. Đó là không gian mây (không phải mây gọi con mà là trên mây có người gọi con); không gian sóng (không phải sóng gọi con mà là trong sóng có người gọi con). Không gian mây - sóng là thiên nhiên hay còn là chốn diệu vợi, siêu nhiên? Đó là con (Con sẽ là mây..., Con là sóng...) trong trò chơi mẫu tử yêu thương. Hay còn là khát vọng hoà hợp giữa cái không cùng với tình đời gần gụi, là sự phát hiện vẻ đẹp của cái không cùng trong tình mẫu tử?
Bài thơ có bố cục hai phần. Về mặt hình thức, hai phần của bài thơ tương đối song trùng. Về nội dung, phần đầu là câu chuyện giữa con với những người sống trên mây và trò chơi con - mẹ / mây - trăng; phần hai là câu chuyện giữa con với những người sống trong sóng và trò chơi con - mẹ / sóng - bờ. Tất cả được thể hiện trong lời độc thoại của con - thực thể của chủ thể trữ tình. Mặc dù hình thức tổ chức câu thơ, khổ thơ, ý thơ tương đối song trùng nhau nhưng ẩn sâu dưới những hình ảnh của từng phần là mạch cảm xúc phát triển, lời mời gọi sau quyến rũ hơn lời mời gọi trước, hứng thú sau cao hơn hứng thú trước, tình mẫu tử trong câu chuyện sau cũng dào dạt hơn, mênh mang hơn... Lời mời gọi từ mây (Chúng tôi chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà - Chúng tôi chơi với vầng trăng bạc) không hấp dẫn bằng lời mời gọi từ sóng (Chúng tôi ca hát từ bình minh đến tối,- Chúng tôi ngao du nơi này nơi nọ mà không biết mình đến từ nơi nao), trong khi để đến được chốn mây khó khăn hơn (Hãy đến nơi tận cùng Trái Đất) trong khi để đến được chốn sóng phiêu du hơn, quyến rũ hơn mà lại dễ dàng hơn (Hãy đến bên rìa bờ biển). Thêm nữa, lí do để từ chối lời mời gọi từ mây bức thiết hơn (mẹ tôi đang đợi ở nhà), lời mời gọi từ sóng hứng thú hơn mà lí do chối từ lại ít bức thiết hơn (Buổi chiều, mẹ luôn muốn tôi ở nhà); thế mà ở lần sau, khi sóng quyến rũ, con vẫn chối từ để được gần mẹ. Vì thế nên cung bậc tình cảm được đẩy lên từ "mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm" cho đến "Con sẽ lăn, lăn, lăn mãi, cùng tiếng cười vỡ tan vào lòng mẹ - Và không ai trên thế gian này biết chốn nào là nơi ở của mẹ con ta".
Trong đối thoại của con với mây và con với sóng đều thấy có câu "Con hỏi:...". Không yêu mến thiên nhiên, không ước muốn được gần với cuộc sống tự do, phóng khoáng của thiên nhiên thì chắc hẳn đã không có những lời hỏi tha thiết như thế. Nhưng lòng đam mê thiên nhiên ấy chỉ càng tô đậm thêm cho tình mẫu tử trong mỗi trò chơi tưởng tượng của con. Con diễn đạt những phát hiện dường như rất mới mẻ của mình bằng chính "ngôn ngữ của tự nhiên":
Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
Con sẽ lấy đôi tay choàng lên người mẹ,
và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.
hay:
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con sẽ lăn, lăn, lăn mãi, cùng tiếng cười vỡ tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết chốn nào là nơi ở của mẹ con ta.
Vậy là con có thể tận hưởng niềm mê say vũ trụ khoáng đạt, bao la, kì thú ở trong chính tình mẫu tử quấn quýt, thân thương. Và nếu như những người sống trên mây mê mải chẳng biết đâu là lúc dừng, những người sống trong sóng phiêu diêu không biết nơi nao là bến bờ thì con, trong niềm hân hoan của trò chơi tưởng tượng vẫn có mái nhà xanh thẳm để chở che, vẫn có bến bờ kì lạ để neo đậu, có lòng mẹ là chốn vĩnh hằng. Trò chơi tưởng tượng kia cũng mang đậm màu sắc tượng trưng, hay chính là tượng trưng của tượng trưng! Có lẽ những kì thú của tình người mới là vô cùng, vô tận. Trong hưng phấn tột cùng của trò chơi tưởng tượng ấy "mẹ con ta" tới được chốn siêu nhiên, đạt được cái hằng tồn không hình hài: Và không ai trên thế gian này biết chốn nào là nơi của mẹ con ta. Cũng như không ai biết được lòng mẹ rộng nhường nào, và con đã tan vào lòng mẹ. Lòng mẹ, tình mẹ vô độ mênh mông. Đó là nơi trở về sau cuối, an nhiên.
Cái hay của bài thơ Mây và sóng là cái hay của "trò chơi tưởng tượng", cái hay của sức gợi những suy ngẫm chiều sâu, cái hay của những khả năng ý nghĩa từ những câu chuyện trẻ thơ hồn nhiên, trong suốt. Lối kết cấu song trùng, hệ thống hình ảnh tượng trưng trong mạch chảy liên tục của những dòng "thơ văn xuôi" cứ ánh lên theo khúc nhạc miên viễn của Mây và Sóng - sản phẩm tưởng tượng đặc sắc của Ta-go.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nthoangcute: 19-03-2012 - 20:26

BÙI THẾ VIỆT - Chuyên gia Thủ Thuật CASIO

 

Facebook : facebook.com/viet.alexander.7


Youtube : youtube.com/nthoangcute


Gmail : [email protected]


SÐT : 0965734893


#6
nthoangcute

nthoangcute

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2003 Bài viết
Câu 2:

ánh trăng của Nguyễn Duy mang sức sáng nối liền quá khứ - hiện tại, là tấm gương trăng để soi lòng. Con người của gốc lúa bờ tre, của nắng nỏ trời xanh, của lời ru trọn kiếp người không đi hết, của "Nước chè tươi rót vàng mơ" ấy thường hay giật mình giữa chốn đô hội ồn ào:

Tắc kè...

tắc kè...

tôi giật mình

(...)

cái âm thanh của rừng lạc về thành phố

(...)

Chợt hiện về thăm thẳm núi non kia"

6](Nghe tắc kè kêu trong thành phố)

Những năm tháng "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" đã trở thành nguồn mạch hồi ức thường trực trong tâm hồn nhà thơ. Cho nên chỉ một tiếng tắc kè kêu cũng đủ khơi cho nguồn mạch ấy dào dạt chảy. Thì ra, người vốn thiết tha với đồng quê bình dị, say sưa với ca dao hò vè cũng là người ân tình với quá khứ gian lao, nặng lòng với núi rừng một thủa. Với ánh trăng, Nguyễn Duy lại thêm một cái "giật mình".

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

Mạch cảm xúc đi từ quá khứ đến hiện tại và lắng kết trong cái "giật mình" cuối bài thơ. Trăng hiện diện trong quá khứ, đột ngột sáng trong hiện tại và mặc nhiên vằng vặc trong suy ngẫm nhân tình.
Vầng trăng tình nghĩa sáng trong không gian và thời gian kí ức:

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ


Trần trụi với thiên nhiên

hồn nhiên như cây cỏ

ngỡ không bao giờ quên

cái vầng trăng tình nghĩa

Con người và thiên nhiên hài hoà trong mối kết giao tri kỉ, thuỷ chung. Từ những năm tháng tuổi thơ bươn trải nhọc nhằn gắn bó với đồng, với sông rồi với bể cho đến những năm tháng chiến tranh gian khổ sống với rừng, bao giờ trăng cũng gần gũi, thân thiết. Giữa con người với thiên nhiên, với trăng là mối quan hệ chung sống, quan hệ thâm tình khăng khít. Trăng là người bạn đồng hành trên mỗi bước đường gian lao nên trăng hiện diện như là hình ảnh của quá khứ, là hiện thân của kí ức chan hoà tình nghĩa. Người ta cứ đinh ninh về sự bền chặt của mối giao tình ấy, nhưng:

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện, cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường

Cuộc sống hiện đại với ánh sáng chói loà của ánh điện, cửa gương đã làm lu mờ ánh sáng của vầng trăng. Tác giả đã tạo ra sự đối lập giữa hình ảnh vầng trăng tri kỉ, tình nghĩa trong quá khứ và vầng trăng "như người dưng qua đường" trong hiện tại. Sự đối lập này diễn tả những đổi thay trong tình cảm của con người. Thủa trước, ta hồn nhiên sống với đồng, với sông, với bể, với gian lao "ở rừng", khi ấy trăng chan hoà tình nghĩa, thiên nhiên và con người gần gũi, hoà hợp. Bây giờ, thói quen cuộc sống phương tiện đủ đầy khiến ta không còn thấy trăng là tri kỉ, nghĩa tình nữa. Nhà thơ nói về trăng là để nói thế thái, nhân tình.
Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại luôn có những bất trắc. Và chính trong những bất trắc ấy, ánh sáng của quá khứ, của ân tình lại bừng tỏ, là lúc người ta nhận thấy giá trị của quá khứ gian lao mà tình nghĩa, thiếu thốn mà đủ đầy:

Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn

Đây là khổ thơ quan trọng trong cấu tứ của toàn bài, là sự chuyển biến có ý nghĩa bước ngoặt của mạch cảm xúc, bộc lộ rõ chủ đề tư tưởng của bài thơ.
Không chỉ là sự thay thế đúng lúc của ánh trăng cho ánh điện, ở đây còn là sự thức tỉnh, bừng ngộ về ý nghĩa của những ngày tháng đã qua, của những cái bình dị của cuộc sống, của tự nhiên, là sức sống vượt ra ngoài không gian, thời gian của tri kỉ, nghĩa tình. Các từ "bật tung", "đột ngột" diễn tả trạng thái cảm xúc mạnh mẽ, bất ngờ. Có cái gì như thảng thốt, lo âu trong hình ảnh "vội bật tung cửa sổ". Vầng trăng tròn đâu phải khi "đèn điện tắt" mới có?! Cũng như những tháng năm quá khứ, vẻ đẹp của đồng, sông, bể, rừng không hề mất đi. Chỉ có điều con người có nhận ra hay không mà thôi. Và thế là trong cái khoảnh khắc "thình lình" đối diện với trăng ấy, ân tình xưa "rưng rưng" sống dậy, thổn thức lòng người:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Đối diện với trăng là đối diện với chính mình, với con người hiện tại và cả với con người trong quá khứ. Sự đồng hiện thời gian - không gian / trăng - người được thể hiện bằng ngôn ngữ lập thể. Vầng trăng mang ý nghĩa biểu tượng. Mặt trăng đối diện với mặt người, mặt trăng cũng là mặt người, là quá khứ đang sáng trong thực tại, trăng là tri kỉ, ân tình xưa,...
Từ khổ thơ đầu là vầng trăng (4 lần) đến khổ thơ cuối bài là ánh trăng. ánh trăng bất chợt soi chiếu, thản nhiên và độ lượng, sự im lặng của ánh trăng là sự im lặng của chân lí. Bình dị, mộc mạc nhưng đủ khiến "ta giật mình". Cái chân lí giản đơn đã thành đạo lí: "Uống nước nhớ nguồn".ánh trăng của Nguyễn Duy mang sức sáng nối liền quá khứ - hiện tại, là tấm gương trăng để soi lòng. Con người của gốc lúa bờ tre, của nắng nỏ trời xanh, của lời ru trọn kiếp người không đi hết, của "Nước chè tươi rót vàng mơ" ấy thường hay giật mình giữa chốn đô hội ồn ào:

Tắc kè...

tắc kè...

tôi giật mình

(...)

cái âm thanh của rừng lạc về thành phố

(...)

Chợt hiện về thăm thẳm núi non kia"

6](Nghe tắc kè kêu trong thành phố)

Những năm tháng "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" đã trở thành nguồn mạch hồi ức thường trực trong tâm hồn nhà thơ. Cho nên chỉ một tiếng tắc kè kêu cũng đủ khơi cho nguồn mạch ấy dào dạt chảy. Thì ra, người vốn thiết tha với đồng quê bình dị, say sưa với ca dao hò vè cũng là người ân tình với quá khứ gian lao, nặng lòng với núi rừng một thủa. Với ánh trăng, Nguyễn Duy lại thêm một cái "giật mình".

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

Mạch cảm xúc đi từ quá khứ đến hiện tại và lắng kết trong cái "giật mình" cuối bài thơ. Trăng hiện diện trong quá khứ, đột ngột sáng trong hiện tại và mặc nhiên vằng vặc trong suy ngẫm nhân tình.
Vầng trăng tình nghĩa sáng trong không gian và thời gian kí ức:

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ


Trần trụi với thiên nhiên

hồn nhiên như cây cỏ

ngỡ không bao giờ quên

cái vầng trăng tình nghĩa

Con người và thiên nhiên hài hoà trong mối kết giao tri kỉ, thuỷ chung. Từ những năm tháng tuổi thơ bươn trải nhọc nhằn gắn bó với đồng, với sông rồi với bể cho đến những năm tháng chiến tranh gian khổ sống với rừng, bao giờ trăng cũng gần gũi, thân thiết. Giữa con người với thiên nhiên, với trăng là mối quan hệ chung sống, quan hệ thâm tình khăng khít. Trăng là người bạn đồng hành trên mỗi bước đường gian lao nên trăng hiện diện như là hình ảnh của quá khứ, là hiện thân của kí ức chan hoà tình nghĩa. Người ta cứ đinh ninh về sự bền chặt của mối giao tình ấy, nhưng:

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện, cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường

Cuộc sống hiện đại với ánh sáng chói loà của ánh điện, cửa gương đã làm lu mờ ánh sáng của vầng trăng. Tác giả đã tạo ra sự đối lập giữa hình ảnh vầng trăng tri kỉ, tình nghĩa trong quá khứ và vầng trăng "như người dưng qua đường" trong hiện tại. Sự đối lập này diễn tả những đổi thay trong tình cảm của con người. Thủa trước, ta hồn nhiên sống với đồng, với sông, với bể, với gian lao "ở rừng", khi ấy trăng chan hoà tình nghĩa, thiên nhiên và con người gần gũi, hoà hợp. Bây giờ, thói quen cuộc sống phương tiện đủ đầy khiến ta không còn thấy trăng là tri kỉ, nghĩa tình nữa. Nhà thơ nói về trăng là để nói thế thái, nhân tình.
Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại luôn có những bất trắc. Và chính trong những bất trắc ấy, ánh sáng của quá khứ, của ân tình lại bừng tỏ, là lúc người ta nhận thấy giá trị của quá khứ gian lao mà tình nghĩa, thiếu thốn mà đủ đầy:

Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn

Đây là khổ thơ quan trọng trong cấu tứ của toàn bài, là sự chuyển biến có ý nghĩa bước ngoặt của mạch cảm xúc, bộc lộ rõ chủ đề tư tưởng của bài thơ.
Không chỉ là sự thay thế đúng lúc của ánh trăng cho ánh điện, ở đây còn là sự thức tỉnh, bừng ngộ về ý nghĩa của những ngày tháng đã qua, của những cái bình dị của cuộc sống, của tự nhiên, là sức sống vượt ra ngoài không gian, thời gian của tri kỉ, nghĩa tình. Các từ "bật tung", "đột ngột" diễn tả trạng thái cảm xúc mạnh mẽ, bất ngờ. Có cái gì như thảng thốt, lo âu trong hình ảnh "vội bật tung cửa sổ". Vầng trăng tròn đâu phải khi "đèn điện tắt" mới có?! Cũng như những tháng năm quá khứ, vẻ đẹp của đồng, sông, bể, rừng không hề mất đi. Chỉ có điều con người có nhận ra hay không mà thôi. Và thế là trong cái khoảnh khắc "thình lình" đối diện với trăng ấy, ân tình xưa "rưng rưng" sống dậy, thổn thức lòng người:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Đối diện với trăng là đối diện với chính mình, với con người hiện tại và cả với con người trong quá khứ. Sự đồng hiện thời gian - không gian / trăng - người được thể hiện bằng ngôn ngữ lập thể. Vầng trăng mang ý nghĩa biểu tượng. Mặt trăng đối diện với mặt người, mặt trăng cũng là mặt người, là quá khứ đang sáng trong thực tại, trăng là tri kỉ, ân tình xưa,...
Từ khổ thơ đầu là vầng trăng (4 lần) đến khổ thơ cuối bài là ánh trăng. ánh trăng bất chợt soi chiếu, thản nhiên và độ lượng, sự im lặng của ánh trăng là sự im lặng của chân lí. Bình dị, mộc mạc nhưng đủ khiến "ta giật mình". Cái chân lí giản đơn đã thành đạo lí: "Uống nước nhớ nguồn".

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nthoangcute: 19-03-2012 - 20:24

BÙI THẾ VIỆT - Chuyên gia Thủ Thuật CASIO

 

Facebook : facebook.com/viet.alexander.7


Youtube : youtube.com/nthoangcute


Gmail : [email protected]


SÐT : 0965734893


#7
nthoangcute

nthoangcute

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2003 Bài viết
Câu 3:

Không phải Thu mà là Sang thu. Thi nhân muôn đời yêu mến mùa thu, cũng không hiếm trường hợp say sưa trước những đổi thay của tạo vật khi đất trời giao chuyển. Đọc Sang thu của Hữu Thỉnh, thêm một lần ta được thưởng thức vẻ đẹp của sự cảm nhận tinh tế, những rung động của một tâm hồn nhạy cảm nghệ sĩ lúc thu sang. Nhưng sẽ chẳng có mấy ý nghĩa khi xúc cảm ấy chẳng mang nét duyên riêng. Người ta từng nói về Hữu Thỉnh với chất dân gian trong thơ. Quả vậy, ở đây, sự độc đáo bắt đầu bằng "hương thu":

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Gió chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Không phải lá ngô đồng, không phải hương cốm mới, không phải hoa cau rụng, mùa thu bất chợt hiện diện với hương ổi chín thơm lựng trong gió hanh se. Hai chữ phả vào vừa gợi ra cái bất chợt trong cảm nhận, vừa gợi ra một cách thực thể cái hương thơm của ổi, lại vừa gợi ra sự vận động nhẹ nhàng của gió. Từ chùng chình gợi ra sự lay động của cây lá, vẻ tư lự của lòng người, cái man mác của không gian chớm thu. Sao lại là hình như chứ không phải là chắc chắn? Một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng, có cái gì đó không thật rõ ràng. Đúng là một trạng thái cảm xúc của thời điểm chuyển giao. Cảm xúc ấy tiếp tục lan toả, mở ra trong cái nhìn xa hơn, rộng hơn:

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

Sự vận động của mùa được cụ thể hoá bằng những sắc thái đổi thay của tạo vật. Đó là vẻ "dềnh dàng" của dòng sông, cái "bắt đầu vội vã" của cánh chim và, thật đặc biệt, đám mây mang trên mình cả hai mùa. Tất cả đang hoà trong khúc biến tấu giao mùa. Có cái gì đang mơ hồ xâm chiếm, đang thay thế, đang mờ đi, nhạt ra, đang trôi. Không có gì hiện ra thật sắc nét, không có gam màu tương phản nào, ngay cả ở hai nửa của một đám mây thuộc về hai mùa khác biệt. Không phải vẻ đẹp của mùa hạ, cũng không phải vẻ đẹp của mùa thu, mà là vẻ đẹp của chính sự chuyển mùa, vẻ đẹp của tâm hồn con người gần gũi, giao cảm với thiên nhiên để lắng nghe và dự cảm:

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

Khoảnh khắc giao mùa được cảm nhận bắt đầu từ hương ổi phả trong gió se chùng chình qua ngõ, cái "hình như" của lòng người, vẻ dềnh dàng của sông, vội vã của chim,... và đến đây là nắng, là mưa, là sấm, hàng cây. Chưa hết hẳn cái nắng của mùa hè nhưng những cơn mưa đã không còn ào ạt. Hai chữ "bao nhiêu" nghe như say mê, như luyến tiếc. Nắng lắm thì mưa nhiều. Đó là đặc điểm của mùa hè. Nhưng nắng vẫn còn mà mưa thì đã vơi dần. Vơi dần thì không chỉ là ít mưa đi mà còn là mưa ít nước đi. Đây cũng là dấu hiệu của sự chuyển mùa. Rồi đây, nắng sẽ hanh hao, mưa sẽ trở nên hoạ hoằn. Khi ấy mới thực sự là thu. Tưởng chừng chỉ là những câu thơ tả cảnh mà thực ra là kín đáo bộc lộ xúc cảm giao mùa, những rung động ngọt ngào của lòng người trong mối luyến giao thấm quyện với thiên nhiên.
Bài thơ khép lại với hình ảnh sấmhàng cây vừa có tính tả thực vừa mang ý nghĩa ẩn dụ, gợi ra những suy tư thâm trầm. Cuối hạ - đầu thu, khi đã không còn những cơn mưa xối xả thì sấm cũng bớt bất ngờ và dữ dội. Hàng cây đứng tuổi là hàng cây đã qua bao cuộc chuyển mùa? Không biết chính xác là bao nhưng chắc cũng đủ để điềm nhiên trước những biến động. Tựa như con người lịch lãm, từng trải có thể bình tâm, đạt được trạng thái ôn tồn trước những vang chấn của ngoại cảnh.
Với hình ảnh thơ tự nhiên, không chau chuốt mà giàu sức gợi cảm, thể thơ năm chữ vắt dòng tạo ra những liên tưởng thú vị, nhà thơ Hữu Thỉnh đã thể hiện một cách đặc sắc những xúc cảm tinh tế trước bước chuyển giao của mùa. Qua đó bộc lộ một tình cảm yêu mến thiên nhiên, một tâm hồn nhạy cảm, sâu sắc.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nthoangcute: 19-03-2012 - 20:25

BÙI THẾ VIỆT - Chuyên gia Thủ Thuật CASIO

 

Facebook : facebook.com/viet.alexander.7


Youtube : youtube.com/nthoangcute


Gmail : [email protected]


SÐT : 0965734893


#8
nthoangcute

nthoangcute

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2003 Bài viết
Gợi ý câu 4:

1. Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào xen lẫn nỗi xót đau khi tác giả vào lăng viếng Bác được thể hiện qua giọng điệu vừa tha thiết, vừa trang nghiêm.
2. Hàng tre là hình ảnh đầu tiên được tác giả miêu tả trong bài thơ. Đây là hình ảnh thực nhưng đồng thời cũng có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Đó là hình ảnh thân thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam, một biểu tượng của dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất. Cuối bài thơ, hình ảnh hàng tre còn được lặp lại với ý nghĩa cây tre trung hiếu. Đó cũng là một phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Cách kết cấu như vậy gọi là kết cấu đầu cuối tương ứng, làm đậm nét hình ảnh, gây ấn tượng sâu sắc và cảm xúc được nâng cao lên.
3. Tình cảm của nhà thơ, của mọi người đối với Bác đã được thể hiện qua sự kết hợp giữa những hình ảnh thực với những ẩn dụ đặc sắc:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ hai vừa nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ vừa thể hiện được sự thành kính của nhà thơ và của cả dân tộc đối với Bác.
Đến hai câu tiếp theo, hình ảnh "dòng người đi trong thương nhớ" là thực nhưng "Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân" lại là một ẩn dụ đẹp và rất sáng tạo, thể hiện sâu sắc những tình cảm thành kính, thiêng liêng của nhân dân đối với Bác.
Đến khổ thứ ba, dòng người đang yên lặng đi qua linh cữu Bác trong nỗi nhớ thương và xót xa vô hạn. Không khí tĩnh lặng, khung cảnh yên tĩnh nơi đây đã khiến cho ngay cả hình ảnh thơ cũng thay đổi:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Hình ảnh mặt trời rực đỏ trong lăng đã được thay bằng vầng trăng "sáng dịu hiền". Sự thay đổi ấy thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Bác không chỉ là một người chiến sĩ cách mạng, là ngọn đuốc sáng soi đường cho dân tộc (ý nghĩa biểu tượng từ mặt trời), Bác còn là một người Cha có "đôi mắt Mẹ hiền sao!". Hình ảnh vầng trăng còn gợi ta nhớ đến những bài thơ tràn ngập ánh trăng của Người.
Đến hai câu thơ sau, mạch xúc cảm ấy đã được bộc lộ trực tiếp:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Đây là những câu thơ hết sức chân thành, mãnh liệt. Tình cảm mãnh liệt của tác giả đã khiến cho câu thơ vượt lên trên ý nghĩa biểu tượng thông thường, đồng thời tạo nên một mạch liên kết ngầm bên trong. Hình ảnh Bác được ví với mặt trời rực rỡ, với mặt trăng dịu mát, êm đềm và với cả trời xanh vĩnh cửu. Đó đều là những vật thể có ý nghĩa trường tồn gần như là vĩnh viễn nếu so với đời sống của mỗi cá nhân con người. Mặc dù vậy, tác giả vẫn thốt lên: "Mà sao nghe nhói ở trong tim".
Đó là lời giãi bày rất thực, xuất phát từ những tình cảm mãnh liệt của nhân dân, đồng bào đối với Bác. Thông thường, trong những hoàn cảnh tương tự, việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ là một thủ pháp nhằm giảm nhẹ nỗi đau tinh thần. Mặc dù vậy, tác giả thốt lên: "Mà sao nghe nhói ở trong tim". Dường như nỗi đau quá lớn khiến cho những hình ảnh ẩn dụ trở nên không còn ý nghĩa, chỉ có cách diễn tả trực tiếp tâm trạng mới có thể giúp nhà thơ giãi bày tình cảm của mình.
Khổ thơ cuối thể hiện ước nguyện của nhà thơ được mãi mãi ở bên Bác. Đã đến giờ phút phải chia tay, tác giả chỉ có thể biểu hiện tấm lòng mình bằng ước muốn hoá thân vào những cảnh vật, sự vật ở bên Bác: muốn làm con chim cất cao tiếng hót, muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây, và nhất là muốn làm cây tre trung hiếu để có thể mãi mãi ở bên Bác.
4. Đặc sắc nghệ thuật:
- Giọng điệu trong bài thơ thể hiện rất nhiều tâm trạng: đó là giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa xót xa, tha thiết lại chan chứa niềm tin và lòng tự hào, thể hiện đúng những tâm trạng bộn bề của bao người khi vào lăng viếng Bác.
- Bài thơ sử dụng thể 8 chữ là chủ yếu nhưng có những câu 7 chữ hoặc 9 chữ. Nhịp điệu trong thơ chậm rãi, khoan thai, diễn tả khá sát hình ảnh đoàn người đang nối nhau vào cõi thiêng liêng để được viếng Bác, để được nghiêng mình thành kính trước vong linh của một người Cha nhưng cũng đồng thời là một vị anh hùng dân tộc.
- Hình ảnh thơ trong bài rất sáng tạo, vừa cụ thể, xác thực vừa giàu ý nghĩa biểu tượng. Những hình ảnh ẩn dụ như hàng tre, mặt trời, vầng trăng, trời xanh... tuy đã rất quen thuộc nhưng khi đi vào bài thơ này đã thể hiện được những ý nghĩa rất mới mẻ, có sức khái quát cao đồng thời cũng chan chứa tình cảm của tác giả, của đồng bào miền Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung đối với Bác.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nthoangcute: 19-03-2012 - 20:22

BÙI THẾ VIỆT - Chuyên gia Thủ Thuật CASIO

 

Facebook : facebook.com/viet.alexander.7


Youtube : youtube.com/nthoangcute


Gmail : [email protected]


SÐT : 0965734893


#9
nthoangcute

nthoangcute

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2003 Bài viết
Câu 5:

Ngợi ca tình quê hương, gia đình không phải là một đề tài mới. Xét về mặt đề tài, bài thơ Nói với con của Y Phương cũng vậy. Tuy nhiên, bài thơ có một sức sống riêng. Sức sống ấy có được là nhờ cách diễn đạt tình cảm độc đáo mang đậm bản sắc của người dân tộc miền núi. Đúng như nhận định:
"Thơ Y Phương như một bức tranh thổ cẩm đan dệt những màu sắc khác nhau, phong phú và đa dạng, nhưng trong đó có một màu sắc chủ đạo, một âm điệu chính là bản sắc dân tộc rất đậm nét và độc đáo"(1).
Bài thơ Nói với con thể hiện tình cảm gia đình đầm ấm, yên vui, tình quê hương tha thiết, sâu nặng, ngợi ca truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi bằng "ngôn ngữ thổ cẩm" như thế.
Có thể hình dung bố cục bài thơ thành hai phần. Tình cảm gia đình, quê hương đầm ấm, yên vui được tác giả thể hiện trong mười một câu thơ đầu. Tình quê hương tha thiết, sâu nặng, truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi được tác giả thể hiện trong mười bảy câu thơ tiếp sau. Bài thơ mở ra với khung cảnh gia đình ấm cúng, đầy ắp tiếng nói tiếng cười:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Một mái nhà có cha và mẹ, con lớn lên trong tình thương yêu. Hơn thế nữa, con sinh ra, lớn lên trong tình yêu, trong vẻ đẹp của "người đồng mình":

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

Suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc được diễn tả trực tiếp bằng hình ảnh. Tác giả đã vận dụng lối diễn đạt của chính người dân tộc miền núi để xây dựng hình ảnh thơ. Bằng cách diễn đạt như vậy, tác giả đã sáng tạo những hình ảnh vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát cao, mà vẫn giàu chất thơ bay bổng về vẻ đẹp trong cuộc sống của người dân tộc miền núi: Đan lờ cài nan hoa - Vách nhà ken câu hát - Rừng cho hoa; và về truyền thống nghĩa tình, gắn bó, sẻ chia: Con đường cho những tấm lòng. Người cha muốn con mình thấy được vẻ nên thơ của "người đồng mình" để mà "yêu". Cách diễn đạt độc đáo ấy còn được thể hiện ở những hình ảnh đặc sắc trong những câu thơ tiếp theo:

Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.

Từ những câu bộc lộ một cách cụ thể tình cảm gia đình, nghĩa tình quê hương ở phần thứ nhất, sang phần thứ hai của bài thơ, tác giả mượn lời người cha nói với con về sức mạnh truyền thống, lòng thuỷ chung với quê hương. Lấy cái "cao", "xa" của trời đất làm chiều kích của nỗi buồn và chí hướng. Đó là tầm vóc của núi cao, rừng thẳm, của những Đam San, Xinh Nhã. Người cha nói cho con cũng là nhắn nhủ, khuyên răn con mình biết trân trọng nơi mình sinh thành (Sống trên đá không chê đá gập ghềnh - Sống trong thung không chê thung nghèo đói), sống hồn nhiên, cần cù, lạc quan để vượt qua gian khó (Sống như sông như suối - Lên thác xuống ghềnh - Không lo cực nhọc). Con hãy nhớ lấy những điều ấy, để mà "thương". Và cũng là để sống cho xứng đáng. Bởi vì, "người đồng mình" tuy mộc mạc, thô sơ nhưng không nhỏ bé. ở đây, ta lại bắt gặp lối nói độc đáo của người dân tộc miền núi, trong câu: Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương. Có thể thấy ở câu thơ này có hai lớp ý nghĩa: nghĩa thực và nghĩa ẩn dụ. "Đục đá kê cao" là hoạt động có thực, thường thấy ở vùng miền núi. Quê hương vốn là một khái niệm trừu tượng, chỉ một nơi chốn sinh thành của một con người nào đó, gia đình nào đó. Nói "tự đục đá kê cao quê hương" là muốn khái quát về tinh thần tự tôn, ý thức bảo tồn nguồn cội.
Lần thứ nhất người cha nói đến "Người đồng mình thô sơ da thịt" để nói cho con về sức sống mạnh mẽ của quê hương, sức mạnh truyền thống của quê hương; lần thứ hai, người cha nhắc lại như để con khắc cốt ghi xương rằng: quê hương mình tuy mộc mạc, chân chất, người đồng mình tuy thô sơ da thịt nhưng sống cao đẹp, nên trên đường đời con phải làm những điều lớn lao, con phải sống cao thượng, tự trọng để xứng đáng là "người đồng mình". Người cha đã truyền cho con mình vẻ đẹp, sức mạnh của truyền thống quê hương.
Thể thơ tự do, với số câu chữ không theo khuôn định phù hợp với mạch cảm xúc tự nhiên, linh hoạt của bài thơ. Nhịp điệu lúc bay bổng, nhẹ nhàng, lúc khúc triết, rành rọt, lúc mạnh mẽ, sắc nhọn,... tạo ra sự cộng hưởng hài hoà với những cung bậc tình cảm khác nhau trong lời người cha truyền thấm sang con. Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, hình ảnh mộc mạc, cô đọng mà vẫn phong phú, sinh động, quyến rũ.
Y Phương thấu hiểu và bởi vậy lột tả được cái hồn cốt trong bản sắc truyền thống của người dân tộc miền núi. Cha nói với con hay chính là lời trao gửi thế hệ vậy!



(1) Nguyễn Đăng Mạnh - Bùi Duy Tân - Nguyễn Như Ý: Từ điển tác gia tác phẩm văn học Việt Nam dùng trong nhà trường, sđd).


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nthoangcute: 19-03-2012 - 20:25

BÙI THẾ VIỆT - Chuyên gia Thủ Thuật CASIO

 

Facebook : facebook.com/viet.alexander.7


Youtube : youtube.com/nthoangcute


Gmail : [email protected]


SÐT : 0965734893





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh