Đến nội dung

Hình ảnh

Bên lề "câu hỏi về thi đại học"


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
kummer

kummer

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 235 Bài viết

cần gì phải thế hả em giai
thi đại học giờ nó dễ như ăn kẹo ý
cần gì phải học hàng ngày
kô cần fải sách tham khảo đâu
trước khi thi 1 tháng giở ra học vẫn còn kịp chán
29 30 dễ như bỡn
mấy quyển của Trần Phương cho mấy em cấp 3 học thì có mà mụ đầu hả, không hiểu người ta nghĩ gì khi giới thiệu sách nữa.

Này cậu em Munmun,điều thứ nhất,anh rất ghét khi phải chỉnh đốn những bài post dạng bôi bác như thế này của cậu( trong bài này đại từ nhân xưng cậu dùng sai hơi nhiều..)...Vì nó chẳng có ích lợi gì cho những bạn sắp thi đại học cả,nếu như không muốn nói,nó là 1 loại tư tưởng chây ỳ và đáng ném thẳng vào Recycle Bin...Nhưng thôi dù sao cậu cũng đã Post rồi,anh cũng thấy có 1 vài điểm cần phân tích rõ tương đối hữu ích với các em đang học phổ thông ...
1) Việc cậu em nói cần gì sách tham khảo,cũng ko cần học hàng ngày cũng dễ dàng 29,30 ấy mà anh thấy câu này vả bôm bốp vào mặt cái câu: " Sách của Trần Phương đọc mù mịt khó hiểu " hoặc nói trắng ra là cậu em khoác không đúng chỗ..Lần sau thích bốc phét thì đi kiếm người khác mà bốc,hoặc là vào các box trong :" Cửa sổ diễn đàn " mà bốc hiểu chưa,đừng có vào những box nghiêm túc rồi phun ra những bài nghe vừa Banana vừa.....( câu này anh mà nói ra chắc lại có người chỉnh mất,thôi kiềm chế vậy )...
2) Nói về chuyện học toán...Bạn còn thấy thích toán khi bạn còn bị thử thách...Đối với những em học phổ thôpng muốn luyện thi đại học( có 1 số cuốn của Trần Phương ) là hơi khó nhưng thực ra những bài khó đó giúp các em rèn luyện tư duy rất nhiều,qua đó hình thành phản xạ về toán...Điều này cũng giúp các em rất nhiều khi lên bậc đại học,vì lúc đấy các em đã có nền tảng cơ bản vững vàng rồi( đặc biệt cho những em học tổng hợp hoặc sư phạm )...
3) Cái tư tửong để đến sát ngày thi mới học như cậu em Mun Mun đưa ra tương đương với câu :" Nước đến chân mới nhảy " hoàn toàn là cầu may... Không những thế nó còn tạo ra 1 tật rất xấu ở trên bậc đại học đấy là cứ canh cho sát ngày thi rồi mới học,cái kiểu học đấy thì may ra applicable cho bọn công tử Bạc Liêu đầu rỗng tuếch chẳng may rơi được vào đại học rồi bắt đầu nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi ăn chơi đú đởn..Nó chỉ làm hư người thôi...
Anh vừa xem thử các bài post của cậu xong Munmun ạ,anh thấy những ý kiến đại loại như thế này,cậu đưa ra có lẽ cũng không ít,nên liệu mà sửa đi,nếu cậu đã không thể để mọi người biết đến và tôn trọng thì cũng đừng để mọi người phải nhìn cậu bằng con mắt tiêu cực thông qua những bài post như vậy....

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi kummer: 26-09-2005 - 18:02


#2
munmun

munmun

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 13 Bài viết
Trước hết chúng ta phải có cái nhìn khách quan về quan điểm của một người và xu hướng đúng đắn cho mọi người
tôi kô muốn nói về những con người riêng biệt và sở thích riêng của họ , dù nó tích cực hay tiêu cực . Cậu muốn làm gì với bản thân cậu thì làm , tôi không quan tâm

tôi chỉ thấy lòng mình cầm kô đặng khi cậu đang cố gắng chỉ dẫn sai lầm cho những người khác đi, khiến họ nhầm tưởng trong tư tưởng .

Từ lâu tôi đã rất muốn cho mọi người hiểu sự thật về nền giáo dục của chúng ta hiện nay. Một nền giáo dục mà ở đó, những cô cậu học sinh từ bé tí cấp 1 , cấp 2 đã sống trong hoàn cảnh bị những người lớn chi phối đến nghẹt thở , đè nén nhồi nhén trong suy nghĩ những thứ mà họ gọi là tôn chỉ bất di bất dịch . Tôi đã chứng kiến rất nhiều những cô cậu học trò mờ mắt bên những trang sách toán ,vã mồ hôi nhễ nhại ,bỏ cả bữa trưa để chạy xô những lò luyện thi , 2h khuya khi những người lớn đã chìm sâu vào giấc ngủ của họ , bên chiếc đèn bàn những ánh mắt mệt mỏi khuôn mặt fờ fạc trẻ thơ vẫn cặm cụi viết bên chiếc đẻ ngủ nhập nhòe , Được gì thì chưa biết nhưng cái mất lớn nhất của những thiếu niên này chính là sức khỏe, thời gian , và 1 sự phát triển tâm sinh lý bình thường , Họ muốn được đi chơi! nhưng những kì thi và những ánh mắt fụ huynh níu kéo họ lại bên chiêc bàn được cho là gắn bó còn hơn cả cái giường ...
Vậy những bé của chúng ta học cái gì ?


Về ý nghĩa của việc học hẳn kô ai có thể fủ nhận, bằng chứng là ở khắp nơi trên thế giới, ở đâu đâu trẻ em cũng đến lớp . Nhưng khác chúng ta ở chỗ hầu hết các nước được coi là fát triển trên thế giới học sinh đến trường để hiểu biết những thứ mà chúng muốn được biết , để vui chơi , để giao lưu, bạn bè. Tôi có may mắn được học vài lớp tiểu học ở 1 nước phương tây, trường học và những thứ liên quan đến nó của họ luôn luôn là mơ ước của tất cả hs việt nam , bàn ghế sạch đẹp như li như lau , mỗi học sinh ngồi ở 1 chiếc bàn riêng biệt được thiết kế fù hợp với lứa tuổi , những tiết học gần như kô phải ghi chép nhiều, giáo viên giảng bài mà như đang hướng dẫn cho chúng ta chơi những trò chơi.... , dụng cụ học tập khỏi phải nói là rất đầy đủ màu sắc đẹp đẽ hình họa bắt mắt.... trên hết tất cả những thứ đó là 1 fòng tập thể dục hệt như phòng tập thể dục nhịp điệu của đội tuyển của chúng ta trên nhổn , 1 sân đã bóng rộng cả ngàn mét vuông với cỏ, cầu môn và lưới .... Tôi vẫn nhớ mãi những buổi cuối tuần khi mà cô giáo chuẩn bị mang chiếc đài lên , cả lớp rục rình cùng nhau hò hét kê những chiếc bàn nép ra 4 bên tường , rồi những bản nhạc vui tươi cất lên , chúng tôi bắt đầu nhảy , một bạn gái với nụ cười khá duyên tiến đến và mời tôi 1 bản tăngô .....

Còn ở vn chúng ta thì sao , khi mà lớp 1 bên kia tôi mới học đếm từ 1 đến 5 cộng các số kô quá 5 thì ở trường kliên, cô giáo đã hỏi tôi số nào có 2 chữ số mà khi đọc xuôi hay đọc ngược lộn xuôi lôn ngược vẫn kô đổi ? Lớp 4 đã mở ra lớp Z , học sinh đua nhau đến nhà thầy nộ cô kia để học lò , ngâm cứu và giải những bài toán mà sau này đến cả chục năm sau họ vẫn chẳng biết nó có tác dụng gì ? Hồi học lớp 9 tôi đã rớt từ trên ghế xuống khi nhìn thấy 1 đề thi toán vào tổng hợp, mới nhìn thì thấy có chút tiếng việt , nhưng nhìn kĩ thì đúng là chữ la mã cổ đại, mặc dù tôi học ở 1 trường tốt vào loại điểm ở HN, điểm phẩy toán của tôi là 10,0. sau kì thi tốt nghiệp, Mẹ tôi chạy đôn chạy đáo đi tìm thầy, và cuối cùng cũng tìm được thầy Lương, rồi thầy PHKhải, thầy Tôn Thân.... đúng là sh!t thật khi mà còn gần 2 tháng nữa thi tôi học toán 6 buổi / tuần,,, cuối cùng thì tổng hợp cũng kô từ chối tôi..mặc dù thực lòng tôi kô chấp nhận nó....
HS cấp 3 vn đúng là học cực trâu điên , họ học như để fá vỡ mọi kỉ lục , học sinh chăm chỉ tự học được thì thức dậy từ 7 giờ sáng học đến 12 h đêm , học sinh khả năng kém cỏi hoặc lười học thì bị fụ huynh bắt ép vào những lò luyện thi với tần suất 3 ca/ngày 7 ngày/ tuần kô ngừng nghỉ... Những bài toán lý mà họ nghiên cưứ cho thấy rằng chẳng có giới hạn nào mà con người kô thể vượt qua, những bài toán mà khi bạn mang đi đố 10 thằng học đại học chuyên ngành ở phương tây , 8 thẳng ngất xỉu , 1 thằng cảm thấy ngứa ngáy cực độ,,, và một thằng duy nhất khi biết đây là bài thi đại học ở 1 trường tầm trung của việt nam đã hét toáng lên: Ô mai gốt,
họ học đến nỗi mà những thầy luyện thi thu nhập 500 nghìn/buổi , 2 buổi/ngày ,30 triệu/ tháng ... học đến nỗi mà các thầy viết ra những quyển sách tham khảo liên tục xuất bản ra những quyển sách tham khảo mới ,.. đẹp hơn bắt mắt hơn,dày hơn và đặc biệt là giá 40 000 70000 thậm chí 100000.... chắc mọi người còn nhớ dáng bệ vệ bụng no căng , má fúnh fính của giáo sư PHKhải, người luôn hết sức tươi cười khi đến các nhà xuất bản đặt các bản thảo dày cộp, khiến các biên tập viên kô cần sửa bông, mi trang gì sất, chỉ cần vào bài (trình bày chữ to chũ nhỏ đậm nhạt )cho khác, dàn trang in can là lại có 1 quyển sách mới... mỗi năm xuất bản 2 quyển sách , 20 năm quyển chót cũng như quyển đầu...

Học như thế nhưng khi đã bước qua cửa ải đại học, các sinh viên của chúng ta bắt đầu gác bỏ việc học và những chương trình giáo dục lạc hậu 20 năm , những chương trình của những năm 1980 .... họ bắt đầu tỏ ra có năng khiếu với các trò đỏ đen , với các trò chơi điện tử nhiều cám dỗ ,,, và đặc biệt là với rượu quốc lủi, mực nướng....
Quan điểm mà đến 90% những sinh viên luôn khắc cốt ghi tâm là" vào được rồi thì sớm muộn đằng nào chẳng ra được" Kô phải mất cân đối mà là chẳng có tí nào được gọi là cân đối.

học khổ cực vậy mà đến lúc đi làm thì nhất là những cán bộ công chức nhà nước, họ làm chẳng được là mấy , suốt ngày chè chén nhậu nhẹt rồi rút tiền rồi tham ô , tham nhũng, chạy chọt lên chức ,... để rồi toán học việt nam, vật lý tin học việt nam chẳng thấy tiến bộ được bao nhiêu, chỉ đi bắc chước mà bắt chước cũng sai cách , olympic quốc tế nhiều giải vàng thế rồi quanh đi quẩn lại lại vào viện lương vài trăm tháng.... chẳng làm được gì cho đất nước suốt ngày chăm chăm vào giải mấy bài toán sơ cấp ...


#3
Alligator

Alligator

    Sĩ quan

  • Founder
  • 428 Bài viết
Bạn munmun, chuyện nào ra chuyện nấy nhé. Bạn Quang_Hình ở trên hỏi các lời khuyên cho kỳ thi đại học sắp tới, cả kummer và munmun đã cho lời khuyên theo ý mỗi người rồi, bạn Quang_Hình sẽ tự tiếp nhận thấy cái gì phù hợp cho bản thân thôi. Đến bài viết vừa rồi thì bạn đã lạc đề xa lắc. Muốn nêu lên nhược điểm của hệ thống giáo dục hiện tại (theo ý bạn) thì cũng được, nhưng mở topic khác nhé.
Lần này lỡ rồi thì thôi, để đó chút nữa mình chuyển cho. :P
<span style='color:blue'>Roses are red,
violets are blue,
Fermat is dead,
but his theorem is true.
</span>




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh