Đến nội dung

Hình ảnh

$(c):(X-1)^2 + (y-1)^2 =0$ và đường thẳng (d): 2x + my + 2=0. Tìm m để trên (d) có duy nhất 1 điểm A sao cho từ đó kẻ được 2 tiếp tuyến A

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 8 trả lời

#1
thanhmai96

thanhmai96

    Lính mới

  • Thành viên
  • 8 Bài viết
Cho e hỏi bài này ạ! E cảm ơn!
Cho đường tròn ©$:(X-1)^2 + (y-1)^2 =0$ và đường thẳng (d): 2x + my + 2=0. Tìm m để trên (d) có duy nhất 1 điểm A sao cho từ đó kẻ được 2 tiếp tuyến AM, AN tới đường tròn và tam giác AMN đều.

MOD: Công thức kẹp trong cặp dấu $

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Ispectorgadget: 09-04-2012 - 18:44


#2
le_hoang1995

le_hoang1995

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 314 Bài viết
Bạn xem lại đề được không, tại sao bán kính đường tròn lại bằng không được


Cho đường tròn ©$:(X-1)^2 + (y-1)^2 =0$



#3
thanhmai96

thanhmai96

    Lính mới

  • Thành viên
  • 8 Bài viết
Cho đường tròn ©:(X-1)2 + (y-1)2 =1 và đường thẳng (d): 2x + my - 2=0. Tìm m để trên (d) có duy nhất 1 điểm A sao cho từ đó kẻ được 2 tiếp tuyến AM, AN tới đường tròn và tam giác AMN đều.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi thanhmai96: 16-04-2012 - 20:52


#4
Mylovemath

Mylovemath

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 225 Bài viết
Bạn tham khảo cách này nhé
Hình đã gửi

Giả sử ta có điểm $A(x;y)$ thỏa mãn sao cho $\Delta AMN$ đều

Gọi $I$ là tâm của đường tròn © : $(x-1)^2 + (y-1)^2 =1$ Từ đó ta có:

$I(1;1)$ và bán kính © là 1

Dễ dàng chứng minh được $\Delta NKI$ hoặc $\Delta IKM$ là tam giác đều cạnh 1

$=>$ $NK=KI=NI=1$

Ta lại chứng minh được tam giác $NKA$ cân tại $K$ $=>$ $NK=KA =1$

suy ra : $AI=IK+KA=1+1=2$

Áp dụng công thức tính độ dài ta có:

$AI=\sqrt{(x-1)^2 + (y-1)^2}=2$

Suy ra $x^2 + y^2 -2x -2y -2=0$

Mà A thuộc đường thẳng d: $2x+my-2=0$ nên ta có hệ phương trình :

$\left\{\begin{matrix} x^2+y^2-2x-2y-2=0\\ 2x+my-2=0 \end{matrix}\right.$

$\left\{\begin{matrix} x^2+y^2-2x-2y-2=0\\ x=\frac{2-my}{2} \end{matrix}\right.$

$(m^2 + 4)y^2 - 8y -12=0$ $(1)$

VÌ đề bài yêu cầu tìm $m$ để có duy nhất 1 điểm $A$ thỏa mãn tam giác $AMN$ đều nên $(1)$ sẽ chỉ có 1 nghiệm duy nhất

Bạn tính $\Delta$1 $= 3m^2 +16$

Phương trình có 1 nghiệm duy nhất khi và chỉ khi $\Delta$1 $= 3m^2 +16 = 0$ $=>$ $m = \pm\sqrt{\frac{16}{3}}$

Vậy : tại $m = \pm\sqrt{\frac{16}{3}}$ thì tìm được A thỏa mãn đề bài

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Mylovemath: 10-04-2012 - 19:11

i LOVE u

""Yêu hay sao mà Nhìn ""

#5
thanhmai96

thanhmai96

    Lính mới

  • Thành viên
  • 8 Bài viết
Theo mình thì khó mà có thể chứng minh tam giác NKI cũng như tam giác IKM là tam giác đều bạn ak`!!!!
bạn còn cách nào khác để chứng minh được NK = KI = NI = 1 ko?

#6
Mylovemath

Mylovemath

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 225 Bài viết

Theo mình thì khó mà có thể chứng minh tam giác NKI cũng như tam giác IKM là tam giác đều bạn ak`!!!!
bạn còn cách nào khác để chứng minh được NK = KI = NI = 1 ko?


Ơ mình đã giả sử có 1 điểm $A(x;y)$ thỏa mãn tam giác $AMN$ đều rồi mà. từ đó bạn sẽ chứng minh được tam giác $NKI$ là tam giác cân có góc 60 độ nữa thì thành tam giác đều..mình cũng có cách thuận nhưng mà dài lắm :P

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Mylovemath: 11-04-2012 - 21:31

i LOVE u

""Yêu hay sao mà Nhìn ""

#7
thanhmai96

thanhmai96

    Lính mới

  • Thành viên
  • 8 Bài viết
thanks bạn nhiều nha!Mình hiểu rồi!hj`
Cho mình hỏi bài này nữa nha!
Cho mặt phẳng Oxy có đường thẳng d:3x+y+7=0 và đường thẳng d':ax+y+2a-5=0
a. Viết phương trình đường tròn tâm I(2;5)và tiếp xúc với d.
b. Tìm a để d và d' hợp nhau góc 60 độ.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi thanhmai96: 12-04-2012 - 21:15


#8
tieulyly1995

tieulyly1995

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 435 Bài viết

Cho mặt phẳng Oxy có đường thẳng d:3x+y+7=0 và đường thẳng d':ax+y+2a-5=0
a. Viết phương trình đường tròn tâm I(2;5)và tiếp xúc với d.
b. Tìm a để d và d' hợp nhau góc 60 độ.


Chị nêu sơ lược cách giải, em tham khảo nhé :icon6:
a. Vì đường tròn $(I)$ tiếp xúc với đường thẳng $d$ nên khoảng cách giữa $I$ tới $d$ bằng bán kính R của đường tròn. Từ đây em áp dụng :
- công thức tính khoảng cách từ một điểm cho trước đến đường thẳng.
- công thức pt đuòng tròn khi biết tâm và bán kính.
b. Ta thấy:
đường thẳng $d$ có VTPT là $\overrightarrow{u}(3;1)$, $d'$ có VTPT là $\overrightarrow{v}(a;1)$.
$d$ và $d'$ hợp với nhau một góc $60^{0}$ khi
$cos60^{0}= \left | cos(\overrightarrow{u};\overrightarrow{v}) \right |= \frac{\left | \overrightarrow{u}.\overrightarrow{v} \right |}{\left | \overrightarrow{u} \right |.\left | \overrightarrow{v} \right |}$
Em chú ý phần tử là kí hiệu tích vô hướng, phần mẫu là tích độ dài .

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tieulyly1995: 12-04-2012 - 21:34


#9
vuhoanganh96

vuhoanganh96

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 19 Bài viết

Cho e hỏi bài này ạ! E cảm ơn!
Cho đường tròn ©$:(X-1)^2 + (y-1)^2 =0$ và đường thẳng (d): 2x + my + 2=0. Tìm m để trên (d) có duy nhất 1 điểm A sao cho từ đó kẻ được 2 tiếp tuyến AM, AN tới đường tròn và tam giác AMN đều.

MOD: Công thức kẹp trong cặp dấu $

I(1,1) R=1
$\Delta$ AMN đều góc IAM=30 =>AI =2
I(1,1) AI=2=const => A thuộc (I,2)
để A duy nhất <=> (d) là tiếp tuyến (I,2) tại A.
d(I,d) =2. giải ta sẽ đc m
shift mode 3 ==
reset restart all




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh