Đến nội dung

Hình ảnh

Topic luyện thi vào lớp 10 năm 2013 – 2014 (Hình học)


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 748 trả lời

#101
Eizan

Eizan

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 29 Bài viết
Bài 43:
Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn (O). các đường cao AD, BE và CF của tam giác ABC cắt nhau tại H.
a. Cm: tứ giác BCEF là tứ giác nội tiếp và xác định tâm I của đường tròn ngoại tiếp tứ giác.
b. Đường thẳng EF cắt đường thẳng BC tại M và cắt đường tròn (O) tại K và T (K nằm giữa M và T).
Cm: MK.MT=ME.MF
c. Cm: tứ giác IDKT là tứ giác nội tiếp
d. Đường thẳng vuông góc với IH tại I cắt các đường thẳng AB, AC và AD lần lượt tại N, S và J. Cm J là trung điểm của đoạn NS

Hình gửi kèm

  • 43.JPG

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Eizan: 09-05-2012 - 15:14


#102
Eizan

Eizan

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 29 Bài viết

Bài 40:

Cho tam giác ABC không cân, đ­ường cao AH, nội tiếp trong đ­ường tròn tâm O. Gọi E, F thứ tự là hình chiếu của B, C lên đ­ường kính AD của đ­ờng tròn (O) và M, N thứ tự là trung điểm của BC, AB. Chứng minh:a) Bốn điểm A,B, H, E cùng nằm trên đ­ờng tròn tâm N và HE// CD.
b) M là tâm đ­ờng tròn ngoại tiếp tam giác HEF.

40.JPG

a) Bốn điểm A,B, H, E cùng nằm trên đ­ờng tròn tâm N và HE// CD.
ABHE nội tiếp $\Rightarrow$ $\widehat{EHC} = \widehat{BAE}$
mà $\widehat{BCD} = \widehat{BAE}$
$\Rightarrow$ $\widehat{EHC} = \widehat{BCD}$
$\Rightarrow$HE//CD

b) M là tâm đ­ường tròn ngoại tiếp tam giác HEF.
Hướng giải
Cần phải cm HM=ME=MF
Nhận thấy NH=NE
$\Rightarrow$ NM là đường trung trực của HE
$\Rightarrow$ cần chứng minh NM vuông góc với HE
mà NM // AC (đường trung bình)
AC vuông góc với CD (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
lại có CD // HE (cm trên)
Tới đây bài toán được giải quyết.

CM HM =HF cũng tương tự
Cm HF//BD
Gọi L là trung điểm AC
LM là đường trung bình tam giác ABC
....
cm tương tự như trên sẽ có MH = MF =ME
$\Rightarrow$ dpcm

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi L Lawliet: 17-05-2012 - 09:15


#103
hoclamtoan

hoclamtoan

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 274 Bài viết

Bài 43:
Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn (O). các đường cao AD, BE và CF của tam giác ABC cắt nhau tại H.
a. Cm: tứ giác BCEF là tứ giác nội tiếp và xác định tâm I của đường tròn ngoại tiếp tứ giác.
b. Đường thẳng EF cắt đường thẳng BC tại M và cắt đường tròn (O) tại K và T (K nằm giữa M và T).
Cm: MK.MT=ME.MF
c. Cm: tứ giác IDKT là tứ giác nội tiếp
d. Đường thẳng vuông góc với IH tại I cắt các đường thẳng AB, AC và AD lần lượt tại N, S và J. Cm J là trung điểm của đoạn NS

$\Delta IHC\sim \Delta JNA;\Delta IHB\sim \Delta JSA\Rightarrow \frac{IH}{NJ}=\frac{IH}{SJ}\Rightarrow$ đpcm.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoclamtoan: 09-05-2012 - 21:16


#104
tolaphuy10a1lhp

tolaphuy10a1lhp

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 224 Bài viết
Bài 44:
Cho $\triangle ABC(AB<AC) $có ba góc nhọn nội tiếp (O) và ba đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. EF cắt AH tại K, I là trung điểm AH. Từ K vẽ đt $d || BC$ cắt AB, BE lấn lượt tại M, N.

a) Chứng minh K là trung điểm MN.
b) Chứng minh K là trực tâm $\triangle BIC$.
c) Khi SABC = 3 SABH , chứng minh $ \triangle ABC$ có $ \tan A + \tan B = 2\tan C$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tolaphuy10a1lhp: 09-05-2012 - 20:34

Học là ..... hỏi ...............

#105
tolaphuy10a1lhp

tolaphuy10a1lhp

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 224 Bài viết

Anh có thể trình bày rõ bài 27 câu d/ được không anh :lol:

Hôm nay anh sẽ trình bày hướng hai cách giải
Áp dung đinh lý sin:
$\frac{BC}{sinA}=\frac{AC}{sinB}=\frac{AB}{sinC}=2R$
$AB^{2}+AC^{2}=2BC^{2}$ (1)


Cách 1: Cách này ngẫu hứng (dễ mất điểm)
(1)$\Leftrightarrow \frac{AB^{2}}{BC^{2}}+\frac{AC^{2}}{BC^{2}}=2$
$\Leftrightarrow x^{2}+y^{2}=2$(*)
Nhận thấy PT có nghiệm x=y=1
$\Rightarrow AB=BC=AC$

Giải (*) thì mình thấy có người hỏi trên phần số học, các bạn thảo luận ở đó.

Cách 2:
(1)$\Leftrightarrow AH.AD+BH.BE+CH.CF+AH.AD=2BH.BE+2CH.CF$
$\Rightarrow AB^{2}+AC^{2}=4AH.AD=2AF.AB+2AE.AC$
$\Leftrightarrow AB(AB-2AF)+AC(AC-2AE)=0$
Đẳng thức xảy ra khi
$\begin{matrix} AB=2AF & \\ & AC=2AE \end{matrix}$
$\Rightarrow AB=BC=AC$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tolaphuy10a1lhp: 10-05-2012 - 10:24

Học là ..... hỏi ...............

#106
hoclamtoan

hoclamtoan

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 274 Bài viết
h.JPG
c) Câu này xin được sửa lại là : " Từ I ..." thay vì " Từ O ..."
d) Gọi N là trung điểm của ED. Xem ở đây : http://diendantoanho...showtopic=72343

#107
hoclamtoan

hoclamtoan

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 274 Bài viết
Bài 45 :
Cho đường tròn (O) đường kính AB. Vẽ các tiếp tuyến Ax, By với (O). Trên (O) lấy Điểm M (MA < MB) và trên đoạn OA lấy điểm C. Đường vuông góc với MC tại M cắt Ax, BY lần lượt tại P, Q.
a) Cm : APMC, BQMC là các tứ giác nội tiếp.
b) Cm : $PC\perp QC$.
c) MA cắt PC tại D, MB cắt QC tại E. Gọi N là trung điểm của DE. Cm : M, N, O thẳng hàng.
d) Gọi I, K lần lượt là tâm các đường tròn ngoại tiếp các tứ giác APMC và BQMC. Cm : IK đi qua N và $IO\perp KO$.
h.JPG

#108
Eizan

Eizan

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 29 Bài viết

Bài 44:
Cho $\triangle ABC(AB<AC) $có ba góc nhọn nội tiếp (O) và ba đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. EF cắt AH tại K, I là trung điểm AH. Từ K vẽ đt $d || BC$ cắt AB, BE lấn lượt tại M, N.

a) Chứng minh K là trung điểm MN.
b) Chứng minh K là trực tâm $\triangle BIC$.
c) Khi SABC = 3 SABH , chứng minh $ \triangle ABC$ có $ \tan A + \tan B = 2\tan C$

44.JPG

a) Chứng minh K là trung điểm MN.
Hướng giải
Cần chứng minh KM = KN
$\Rightarrow$ kiếm các cặp tam giác đồng dạng có chứa KM, KN. Từ tỉ số đồng dạng suy ra bằng nhau
Dữ kiện cho: MN//BC
$\Rightarrow$ $\Delta AMK \sim \Delta ABD$
$\Rightarrow$$\frac{MK}{BD}=\frac{AK}{AD}$ (1)
Lại có $\Delta HKN \sim \Delta HDB$
$\Rightarrow$ $\frac{KN}{BD}=\frac{KH}{KD}$ (2)
Từ (1) và (2) => cần cm $\frac{AK}{AD} = \frac{KH}{KD}$
Nhận thấy các đoạn thẳng này đều nằm trên cùng 1 đường thẳng, có thể sử dụng tính chất của đường phân giác trong và phân giác ngoài
$\Rightarrow$ Cm: EH là tia phân giác của góc KED (quá dễ)
AE vuông góc với EH $\Rightarrow$ AE là tia phân giác ngoài của góc KED.
VIết các tỉ lệ sẽ thu được $\frac{AK}{AD} = \frac{KH}{KD}$

b) Chứng minh K là trực tâm $\triangle BIC$.
Câu này đã được giải ở đây, post 83
http://forum.mathsco...?t=27989&page=6

c) Khi SABC = 3 SABH , chứng minh $ \triangle ABC$ có $ \tan A + \tan B = 2\tan C$
SABC = 3 SABH => CF = 3HF => CH = 2HF
$\widehat{BAC}=\widehat{BHF}$
$\Rightarrow$ tan A = $\frac{BF}{HF}$
$\widehat{ABC}=\widehat{AHF}$
$\Rightarrow$ tan B = $\frac{AF}{HF}$
tan A + tan B = $\frac{BF}{HF}$ + $\frac{AF}{HF}$ = $\frac{AB}{HF}$ = $\frac{2AB}{HC}$
Ta có tan C = $\frac{BE}{CE}$
Xét tam giác ABE và HCE có 2 góc bằng nhau
$\Rightarrow$ đồng dạng
$\Rightarrow$$\frac{AB}{HC} = \frac{BE}{CE}$
$\Rightarrow$ dpcm

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi L Lawliet: 17-05-2012 - 09:20


#109
Eizan

Eizan

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 29 Bài viết
Bài 46
Cho đường tròn (O;R) và một điểm A nằm ngoài đường tròn. Kẻ các tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B, C là các tiếp điểm). Gọi H là giao điểm của BC và OA.
a. Cm: $OH.OA = R^{2}$
b. Trên cung nhỏ BC của đường tròn (O;R) lấy điểm K bất kỳ khác B và C. Tiếp tuyến tại K cắt AB, AC theo thứ tự tại P và Q. Cm: chu vi tam giác APQ không đổi khi K chuyển động trên cung nhỏ BC.
c. Đường thẳng qua O vuông góc với OA cắt cắt đường thẳng AB, AC theo thứ tự tại M và N. CM: $\Delta OMP \sim \Delta QNO$
d. Cm: $PM + QN \geq MN$

46.JPG

#110
Doilandan

Doilandan

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 141 Bài viết
Đây là bài toán trong Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 Hà Nội năm học 2009-2010. Bạn tham khảo lời giải ở Attach Files.

File gửi kèm


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Doilandan: 10-05-2012 - 19:58


#111
hoclamtoan

hoclamtoan

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 274 Bài viết

Bài 46
Cho đường tròn (O;R) và một điểm A nằm ngoài đường tròn. Kẻ các tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B, C là các tiếp điểm). Gọi H là giao điểm của BC và OA.
a. Cm: $OH.OA = R^{2}$
b. Trên cung nhỏ BC của đường tròn (O;R) lấy điểm K bất kỳ khác B và C. Tiếp tuyến tại K cắt AB, AC theo thứ tự tại P và Q. Cm: chu vi tam giác APQ không đổi khi K chuyển động trên cung nhỏ BC.
c. Đường thẳng qua O vuông góc với OA cắt cắt đường thẳng AB, AC theo thứ tự tại M và N. CM: $\Delta OMP \sim \Delta QNO$
d. Cm: $PM + QN \geq MN$

46.JPG

d) Gọi giao điểm của OP và BC là F.
$\widehat{POQ}=\widehat{BCA}=\frac{1}{2}\widehat{BOC}\Rightarrow COFQ$ nội tiếp
$\Rightarrow \widehat{OQN}=\widehat{CFO}=\widehat{MOP}\Rightarrow \Delta OMP\sim \Delta QNO$
$\Rightarrow MN^{2}=4.MP.NQ$ (1)
Mặt khác : $\Rightarrow (MP-NQ)^{2}\geq 0\Leftrightarrow (MP+NQ)^{2}\geq 4.MP.NQ$ (2)
(1)(2) $\Rightarrow (MP+NQ)^{2}\geq MN^{2}\Rightarrow$ đpcm.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoclamtoan: 10-05-2012 - 19:59


#112
taitwkj3u

taitwkj3u

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 193 Bài viết
45)
c,ta có:
MDCE nội tiếp
suy ra góc DEC=góc DMC=góc APC=góc CQB
suy ra DE//AB suy ra ĐPCM
d,gọi CN cắt PQ tại T
ta có :
CN=MN=0,5 DE
suy ra CN=NT
mà IK là đường trung bình của tam giác CPQ suy ra PQ đi qua N
ta có:
AI=IM=0,5PC
suy ra OI là phân giác AOM. tương tự OK là p/z của MOB
suy ra OK vuông góc OI
vipppppppppppppppppppppppppppppppppppp
and
proooooooooooooooooooooooooooooooooooo
DAM ME TOAN HET SUC

#113
hoclamtoan

hoclamtoan

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 274 Bài viết
Xin phép được thêm một câu nửa vào Bài 46 của bạn Eizan :

e) Gọi r là bán kính của đường tròn nội tiếp $\Delta PQO$. Cm : 2r < R.


#114
Doilandan

Doilandan

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 141 Bài viết
Bài 47 :

Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O;R) có 3 đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H.
a) Cm : tứ giác AFHE nội tiếp và AF.AB = AE.AC
b) Các tia AD, BE, CF lần lượt cắt đường tròn (O) tại M, N, Q. Cm : H là tâm đường tròn nội tiếp tam giác MNQ và EF // QN.
c) MQ cắt AB tại I, MN cắt AC tại J. Cm : 3 điểm I, H, J thẳng hàng.
d) Vẽ ML vuông góc với tia AB tại L, MK vuông góc với tia AC tại K. Xác định vị trí của điểm M trên cung nhỏ BC ( M khác B, C ) để LK đạt giá trị lớn nhất.

#115
taitwkj3u

taitwkj3u

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 193 Bài viết
46e, kẻ OH vuông góc PQ suy ra OH = R
ta có 2 lần diện tích OPQ:
OH.PQ=r(PQ+PO+OQ)
suy ra OH.PQ> 2r.PQ
suy ra ĐPCM
vipppppppppppppppppppppppppppppppppppp
and
proooooooooooooooooooooooooooooooooooo
DAM ME TOAN HET SUC

#116
taitwkj3u

taitwkj3u

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 193 Bài viết
c,bằng cách dùng góc có đỉnh nằm trong đường tròn suy ra :
tứ giác IHMB và MHJC nội tiếp
mà tứ giác ABMC nội tiếp
suy ra :
góc IHM + góc JHM=180
suy ra ĐPCM
b, dễ thấy L,K,D thẳng hàng(đt sim sơn các bạn tự chứng minh)
suy ra
tam giác LMK đồng dạng ta giác BMC
suy ra LK max=BC khi AOM thẳng hàng
vipppppppppppppppppppppppppppppppppppp
and
proooooooooooooooooooooooooooooooooooo
DAM ME TOAN HET SUC

#117
tolaphuy10a1lhp

tolaphuy10a1lhp

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 224 Bài viết

Bài 47: Các bạn nhớ đánh số bài làm cho dễ đọc.
c,bằng cách dùng góc có đỉnh nằm trong đường tròn suy ra :
tứ giác IHMB và MHJC nội tiếp
mà tứ giác ABMC nội tiếp
suy ra :
góc IHM + góc JHM=180
suy ra ĐPCM
b, dễ thấy L,K,D thẳng hàng(đt sim sơn các bạn tự chứng minh)
suy ra
tam giác LMK đồng dạng ta giác BMC
suy ra LK max=BC khi AOM thẳng hàng

Hình như thiếu thiếu .. điểu gì đó. Ở đây M do $AD \perp BC$.???
Học là ..... hỏi ...............

#118
ga nhep

ga nhep

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 19 Bài viết
Bài 48:
Cho tam giác ABC (AB < AC) có 3 góc nhọn. Vẽ đường tròn tâm O đường kính BC. Đường tròn này cắt AB tại E và cắt AC tại D. BD và CE cắt nhau tại H
a) Chứng minh: BD và CE là hai đường cao của tam giác ABC. Suy ra AH vuông góc với BC tại F.
b) Chứng minh: Tam giác ADE và tam giác ABC đồng dạng, suy ra: AD.AC=AE.AB
c) Chứng minh: FH là phân giác của góc DFE
d) Cho BC = 2a và $\widehat{BAC}=60^{0}$. Chứng minh: DEFO là tứ giác nội tiếp và tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tứ giác này theo a.
gợi ý giúp mình câu d!

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ga nhep: 10-05-2012 - 22:06


#119
tolaphuy10a1lhp

tolaphuy10a1lhp

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 224 Bài viết

Bài 48:
Cho tam giác ABC (AB < AC) có 3 góc nhọn. Vẽ đường tròn tâm O đường kính BC. Đường tròn này cắt AB tại E và cắt AC tại D. BD và CE cắt nhau tại H
a) Chứng minh: BD và CE là hai đường cao của tam giác ABC. Suy ra AH vuông góc với BC tại F.
b) Chứng minh: Tam giác ADE và tam giác ABC đồng dạng, suy ra: AD.AC=AE.AB
c) Chứng minh: FH là phân giác của góc DFE
d) Cho BC = 2a và $\widehat{BAC}=60^{0}$. Chứng minh: DEFO là tứ giác nội tiếp và tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tứ giác này theo a.
gợi ý giúp mình câu d!

d) $\triangle DOE$ đều
Học là ..... hỏi ...............

#120
Eizan

Eizan

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 29 Bài viết
Bài 49
CHo tam giác ABC có góc A = 60 độ, nội tiếp đường tròn (O;R). Gọi BF, CE là 2 đường cao cắt nhau tại H.
a. Cm: tứ giác BEFC nội tiếp đường tròn tâm I, xác định tâm I
b. Vẽ đường kính AK. CM: H, I, K thẳng hàng.
c. So sánh AH và EF
d. Tính CH.CE + BH.BF theo R

48.JPG

Ps: bài này rất dễ, có điều câu d không biết có sai đề hay không mà mình giải hoài không ra. Post lên đây để mọi người tham khảo, nếu ai giải ra thì hay quá. Còn không thì chắc là ....sai đề :icon6:

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Eizan: 10-05-2012 - 22:20





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh