Đến nội dung

Hình ảnh

Topic luyện thi vào lớp 10 năm 2013 – 2014 (Hình học)


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 748 trả lời

#121
NLT

NLT

    Trung úy

  • Hiệp sỹ
  • 871 Bài viết

Bài 50: Cho đường tròn © và điểm I nằm trong đường tròn. Dựng qua I hai dây cung bất kỳ MIN, EIF. Gọi M’, N’, E’, F’ là các trung điểm của IM, IN, IE, IF.
a) Chứng minh rằng : tứ giác M’E’N’F’ là tứ giác nội tiếp.
b) Giả sử I thay đổi, các dây cung MIN, EIF thay đổi. Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tứ giác M’E’N’F’ có bán kính không đổi.
c) Giả sử I cố định, các day cung MIN, EIF thay đổi nhưng luôn vuông góc với nhau. Tìm vị trí của các dây cung MIN, EIF sao cho tứ giác M’E’N’F’ có diện tích lớn nhất.

----------------


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi princeofmathematics: 10-05-2012 - 22:19

GEOMETRY IS WONDERFUL !!!

Some people who are good at calculus think that they will become leading mathematicians. It's funny and stupid.


Nguyễn Lâm Thịnh

#122
davildark

davildark

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 223 Bài viết

Bài 49
CHo tam giác ABC có góc A = 60 độ, nội tiếp đường tròn (O;R). Gọi BF, CE là 2 đường cao cắt nhau tại H.
a. Cm: tứ giác BEFC nội tiếp đường tròn tâm I, xác định tâm I
b. Vẽ đường kính AK. CM: H, I, K thẳng hàng.
c. So sánh AH và EF
d. Tính CH.CE + BH.BF theo R



Ps: bài này rất dễ, có điều câu d không biết có sai đề hay không mà mình giải hoài không ra. Post lên đây để mọi người tham khảo, nếu ai giải ra thì hay quá. Còn không thì chắc là ....sai đề :icon6:

Câu d sai rồi
Theo mình là $ CH.CF + BH.BE$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi davildark: 10-05-2012 - 22:24


#123
Doilandan

Doilandan

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 141 Bài viết
Bài 49 mình cũng nghĩ như bạn davildark, phải là :

CH.CF=BH.BE=BC2

Cũng ở bài này có đề nghị Cm: HF.AB=HC.AF các bạn xem dùm mình đúng không nhe!

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Doilandan: 11-05-2012 - 10:41


#124
Eizan

Eizan

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 29 Bài viết
Câu đó chắc chắn là sai đề, vì mình có đo trên máy, không thể bằng nhau.

#125
Eizan

Eizan

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 29 Bài viết

Bài 50: Cho đường tròn © và điểm I nằm trong đường tròn. Dựng qua I hai dây cung bất kỳ MIN, EIF. Gọi M’, N’, E’, F’ là các trung điểm của IM, IN, IE, IF.
a) Chứng minh rằng : tứ giác M’E’N’F’ là tứ giác nội tiếp.
b) Giả sử I thay đổi, các dây cung MIN, EIF thay đổi. Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tứ giác M’E’N’F’ có bán kính không đổi.
c) Giả sử I cố định, các day cung MIN, EIF thay đổi nhưng luôn vuông góc với nhau. Tìm vị trí của các dây cung MIN, EIF sao cho tứ giác M’E’N’F’ có diện tích lớn nhất.

----------------



50.JPG
a) Chứng minh rằng : tứ giác M’E’N’F’ là tứ giác nội tiếp.
$\widehat{M'F'E'} = \widehat{MFE}$ (đường trung bình)
$\widehat{M'N'E'} = \widehat{MNE}$ (đường trung bình)
mà $\widehat{MFE} = \widehat{MNE}$ (cùng chắn cung ME)
$\Rightarrow$ tứ giác nội tiếp

b) Giả sử I thay đổi, các dây cung MIN, EIF thay đổi. Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tứ giác M’E’N’F’ có bán kính không đổi.
Gọi J là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác M’E’N’F’
$\Rightarrow$ $\Delta M'JF' \sim \Delta MOF$ (2 tam giác cân, có $\widehat{M'JF'} = 2\widehat{M'N'F'}$ , $\widehat{MOF} = 2\widehat{MNF}$)
$\Rightarrow$ $\frac{JF'}{OF} = \frac{M'F'}{MF} = \frac{1}{2}$
$\Rightarrow$ bán kính đường tròn J luôn không đổi

c) Giả sử I cố định, các dây cung MIN, EIF thay đổi nhưng luôn vuông góc với nhau. Tìm vị trí của các dây cung MIN, EIF sao cho tứ giác M’E’N’F’ có diện tích lớn nhất.
$S_{M'E'N'F'} = \frac{1}{2}M'N'.E'F'=\frac{1}{2}\frac{MN.EF}{4}$
$\Rightarrow$ $S_{M'E'N'F'}max$ khi MN.EF max
Ta có $MN\leq 2R, EF\leq 2R$
$\Rightarrow$ $MN.EF\leq 4R^{2}$
Dấu "=" xảy ra khi MN và EF là 2 đường kính.
$\Rightarrow$ I trùng với O

Ps: câu c giải có vẻ không ổn lắm, có gì thiếu sót mọi người đóng góp ý kiến cho mình nhe.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi L Lawliet: 17-05-2012 - 09:23


#126
tolaphuy10a1lhp

tolaphuy10a1lhp

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 224 Bài viết

Bài 50:
c) Giả sử I cố định, các dây cung MIN, EIF thay đổi nhưng luôn vuông góc với nhau. Tìm vị trí của các dây cung MIN, EIF sao cho tứ giác M’E’N’F’ có diện tích lớn nhất.
$S_{M'E'N'F'} = \frac{1}{2}M'N'.E'F'=\frac{1}{2}\frac{MN.EF}{4}$
=> $S_{M'E'N'F'}max$ khi MN.EF max
Ta có $MN\leq 2R, EF\leq 2R$
=> $MN.EF\leq 4R^{2}$
Dấu "=" xảy ra khi MN và EF là 2 đường kính.
=> I trùng với O

Ps: câu c giải có vẻ không ổn lắm, có gì thiếu sót mọi người đóng góp ý kiến cho mình nhe.

Đúng là sai. Bài này có nhiều cách giải..
Thêm câu d)
Tìm vị trí của các dây cung MIN, EIF sao cho tứ giác M’E’N’F’ có diện tích nhỏ nhất.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tolaphuy10a1lhp: 11-05-2012 - 17:47

Học là ..... hỏi ...............

#127
tolaphuy10a1lhp

tolaphuy10a1lhp

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 224 Bài viết
Bài 51:
Cho $\triangle ABC (AB<AC)$vuông tại A . Vẽ đường tròn (O) đường kính AC cắt BC tại H. Tia phân giác $\widehat{CAH}$ cắt (O) tại D. Gọi E là giao điểm của AB và CD, F là giao điểm của AD và HC.

a) Chứng minh $ AH \perp OD$.
b) Chứng minh tứ giác BHDE nội tiếp.
c) Chứng minh $AF^{2} < AC.AH$ và $AD> \frac{AC+AH}{2}$.
d) Cho $\widehat{CAH} =\alpha $. Chứng minh rằng $sin\frac{\alpha }{2}\leq \frac{CH}{2\sqrt{AH.AC}}$

Cảm ơn bạn.taitwkj3u: mình đã sửa lại đề.
Còn bài 47: kết quả chưa chính xác vì $AM \perp BC$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tolaphuy10a1lhp: 11-05-2012 - 21:07

Học là ..... hỏi ...............

#128
taitwkj3u

taitwkj3u

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 193 Bài viết

Hình như thiếu thiếu .. điểu gì đó. Ở đây M do $AD \perp BC$.???

đề là xác định vị trí M trên cung BC bạn
vipppppppppppppppppppppppppppppppppppp
and
proooooooooooooooooooooooooooooooooooo
DAM ME TOAN HET SUC

#129
taitwkj3u

taitwkj3u

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 193 Bài viết
bài 51 tớ thấy đề có vấn đề caua,b đã thấy sai rồi
vipppppppppppppppppppppppppppppppppppp
and
proooooooooooooooooooooooooooooooooooo
DAM ME TOAN HET SUC

#130
boyhand11

boyhand11

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 14 Bài viết
xem

Bài 51:
Cho $\triangle ABC (AB<AC)$ . Vẽ đường tròn (O) đường kính AC cắt BC tại H. Tia phân giác $\widehat{CAH}$ cắt (O) tại D. Gọi E là giao điểm của AB và CD, F là giao điểm của AD và HC.

a) Chứng minh $ AH || CD$.
b) Chứng minh tứ giác BHDE nội tiếp.
c) Chứng minh $AF^{2} < AC.AH$ và $AD> \frac{AC+AH}{2}$.
d) Cho $\widehat{CAH} =\alpha $. Chứng minh rằng $sin\frac{\alpha }{2}\leq \frac{CH}{2\sqrt{AH.AC}}$

xem lai de nha hinh nhu sai roi
Mod: Gõ tiếng Việt có dấu, viết hoa đầu dòng và tên riêng nhé bạn.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi L Lawliet: 17-05-2012 - 09:25

Thậm chí ngay cả trong trò chơi của con trẻ cũng có những điều khiến nhà toán học vĩ đại nhất phải quan tâm.

Even in the games of children there are things to interest the greatest mathematician.

Gottfried Wilhelm Leibniz


~*~


Không có gì hủy hoại những khả năng toán học bằng thói quen tiếp nhận những phương pháp giải có sẵn mà không hề tự hỏi vì sao cần giải đúng như thế và làm thế nào để có thể tự nghĩ ra điều đó.


#131
tolaphuy10a1lhp

tolaphuy10a1lhp

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 224 Bài viết

xem
xem lai de nha hinh nhu sai roi

Cảm ơn bạn, mình đã sửa đề. Srr nh...
Học là ..... hỏi ...............

#132
taitwkj3u

taitwkj3u

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 193 Bài viết

Bài 51:
Cho $\triangle ABC (AB<AC)$vuông tại A . Vẽ đường tròn (O) đường kính AC cắt BC tại H. Tia phân giác $\widehat{CAH}$ cắt (O) tại D. Gọi E là giao điểm của AB và CD, F là giao điểm của AD và HC.

a) Chứng minh $ AH \perp OD$.
b) Chứng minh tứ giác BHDE nội tiếp.
c) Chứng minh $AF^{2} < AC.AH$ và $AD> \frac{AC+AH}{2}$.
d) Cho $\widehat{CAH} =\alpha $. Chứng minh rằng $sin\frac{\alpha }{2}\leq \frac{CH}{2\sqrt{AH.AC}}$

Cảm ơn bạn.taitwkj3u: mình đã sửa lại đề.
Còn bài 47: kết quả chưa chính xác vì $AM \perp BC$

nếu AM vuông góc BC mà tam giác ABC lại cố định thì cả bài này tất cả các điểm đều cố định cả sao tìm được cực trị
vipppppppppppppppppppppppppppppppppppp
and
proooooooooooooooooooooooooooooooooooo
DAM ME TOAN HET SUC

#133
hathanh123

hathanh123

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 158 Bài viết

Bài 47 :

Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O;R) có 3 đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H.
a) Cm : tứ giác AFHE nội tiếp và AF.AB = AE.AC
b) Các tia AD, BE, CF lần lượt cắt đường tròn (O) tại M, N, Q. Cm : H là tâm đường tròn nội tiếp tam giác MNQ và EF // QN.
c) MQ cắt AB tại I, MN cắt AC tại J. Cm : 3 điểm I, H, J thẳng hàng.
d) Vẽ ML vuông góc với tia AB tại L, MK vuông góc với tia AC tại K. Xác định vị trí của điểm M trên cung nhỏ BC ( M khác B, C ) để LK đạt giá trị lớn nhất.

Mình cũng nghĩ kq của bạn thiếu.
LKmax khi LK = BC lúc đó $L\equiv B \Rightarrow AB \perp MB$
suy ra AM là đường kính (O)
Tới đây bạn đã suy ra M đối xứng với A qua O.
Thực ra M do $AD \perp BC$ và AD cắt (O) tại M.
nên kết hợp hai ý lại thì A là điểm chính giữa cung lớn BC, còn M là điểm chính giữa cung nhỏ BC.

Còn A, B, C cố định ??? thì đề bài không cho. Nếu M là điểm bất kỳ trên cung BC thì KQ của bạn đúng. Nếu đề bài cho B, C cđ thì quá hay.

#134
hathanh123

hathanh123

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 158 Bài viết

50.JPG
Bài 50
c) Giả sử I cố định, các dây cung MIN, EIF thay đổi nhưng luôn vuông góc với nhau. Tìm vị trí của các dây cung MIN, EIF sao cho tứ giác M’E’N’F’ có diện tích lớn nhất.
$S_{M'E'N'F'} = \frac{1}{2}M'N'.E'F'=\frac{1}{2}\frac{MN.EF}{4}$
=> $S_{M'E'N'F'}max$ khi MN.EF max
Ta có $MN\leq 2R, EF\leq 2R$
=> $MN.EF\leq 4R^{2}$
Dấu "=" xảy ra khi MN và EF là 2 đường kính.
=> I trùng với O

Ps: câu c giải có vẻ không ổn lắm, có gì thiếu sót mọi người đóng góp ý kiến cho mình nhe.


Tham khảo trong " Nâng cao và phát triển Toán 9-tập 2 của Thấy Vũ Hữu Bình "

#135
hathanh123

hathanh123

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 158 Bài viết

45)
c,ta có:
MDCE nội tiếp
suy ra góc DEC=góc DMC=góc APC=góc CQB
suy ra DE//AB suy ra ĐPCM
d,gọi CN cắt PQ tại T
ta có :
CN=MN=0,5 DE
suy ra CN=NT
mà IK là đường trung bình của tam giác CPQ suy ra PQ đi qua N ???
ta có:
AI=IM=0,5PC
suy ra OI là phân giác AOM. tương tự OK là p/z của MOB
suy ra OK vuông góc OI

bài này bạn đưa về tg ICOK nội tiếp
$\Rightarrow\widehat{ICK }=\widehat{IOK }=90^{0}$ thì hay hơn.

#136
davildark

davildark

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 223 Bài viết
Bài 50 nhá mình mới xem sách xog
Hình đã gửi
$$S_{ABCD}=\frac{1}{2}AC.BD$$
$\Rightarrow$ S MAX $\Leftrightarrow$ AC,BD max $\Leftrightarrow$ (AC+BD) max
Ta có $(AC+BD)^2+(AC-BD)^2=2(AC^2+BD^2) $
Ta sẽ chứng minh $2(AC^2+BD^2) $ không đổi
Thật vậy $AC^2+BD^2=4(AK^2+BH^2 )=4(AK^2-OK^2+OB^2-OH^2)=4(2R^2-OI^2)$
Vậy (AC+BD) max khi (AC-BD)^2 min $\Leftrightarrow$ AC=BD $\Leftrightarrow$ OH=OK $\Leftrightarrow$ AC hoặc BD hợp với OI 1 góc = 45 độ
S min khi (AC-BD) max $\Leftrightarrow$ AC max BD min $\Leftrightarrow$ AC là đường kính

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi L Lawliet: 17-05-2012 - 09:26


#137
davildark

davildark

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 223 Bài viết

Bài 51:
Cho $\triangle ABC (AB<AC)$vuông tại A . Vẽ đường tròn (O) đường kính AC cắt BC tại H. Tia phân giác $\widehat{CAH}$ cắt (O) tại D. Gọi E là giao điểm của AB và CD, F là giao điểm của AD và HC.

a) Chứng minh $ AH \perp OD$.
b) Chứng minh tứ giác BHDE nội tiếp.
c) Chứng minh $AF^{2} < AC.AH$ và $AD> \frac{AC+AH}{2}$.
d) Cho $\widehat{CAH} =\alpha $. Chứng minh rằng $sin\frac{\alpha }{2}\leq \frac{CH}{2\sqrt{AH.AC}}$




Hình đã gửi
a) Chắc là Cm $ CH \perp OD$
Thật vậy vì D là điểm giữa cung HC
b) $$\widehat{ABC}=\widehat{HAC}=\widehat{HDE}$$
$\Rightarrow$ BHDE nội tiếp.
c)
$$\bigtriangleup AHF \sim \bigtriangleup ADC \Rightarrow \frac{AH}{AD}=\frac{AF}{AC}\Rightarrow AH.AC=AF.AD> AF.AF=AF^2$$

Lấy K như hình vẽ sao cho $CK=AH$
$$\Rightarrow \bigtriangleup AHD=\bigtriangleup KCD \Rightarrow AD=DK$$
$$\Rightarrow 2AD=AD+DK>AK=AC+CK=AC+AH\Rightarrow AD> \frac{AC+CH}{2}$$
d)
Trên tia đối tia AH lấy I sao cho $AI=AC$
$$\Rightarrow \frac{\alpha }{2}=\widehat{AIC}\Rightarrow \sin \widehat{AIC}=\frac{HC}{IC}$$
Áp dụng BĐT AM-GM ta có
$$\frac{CH}{2\sqrt{AH.AC}}\geq \frac{CH}{AH+AC}$$
Do đó ta cần CM
$$\frac{HC}{IC}\leq \frac{HC}{AH+AC}\Leftrightarrow IC\geq AH+AC$$
Mà$$IC\geq IH=AI+AH=AH+AC$$
$\Rightarrow$ dpcm
Dấu = xảy ra khi tam giác ABC vuông cân

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi L Lawliet: 17-05-2012 - 09:27


#138
tolaphuy10a1lhp

tolaphuy10a1lhp

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 224 Bài viết
Các bạn giải nhanh quá. Topic được nhiều bạn giỏi tham gia nên phát triển rất tốt,
Bài 52:
Cho $\triangle ABC, AB<AC$ có ba góc nhọn và nội tiếp (O). Tiếp tuyến tại A của (O) cắt đường thẳng BC tại M. Vẽ đường cao BD cùa $\triangle ABC$. Đường thẳng qua D và song song MA cắt AB tại E.

a) Chứng minh tg BCDE nội tiếp, xác định tâm O' của đường tròn.
b) Tia OO' cắt (O) tại N và AN cắt BC tại H. Chứng minh AN là phân giác của $\widehat{BAC}$ và $MH^{2}= MB.MC$.
c) Cho $\widehat{BAC}= 60^{0}$, Gọi I, K lần lượt là giao điểm của AN với BD và CE. Chứng minh :$\frac{IB}{ID}.\frac{KC}{KE}=\frac{IB}{ID}+\frac{KC}{KE}$
d) Cho $\widehat{BAC}= 60^{0}$, gọi F là giao điểm BD và CE. Chứng minh $OF = AC - AB$.

Bài 53: (Ôn thi vào chuyên Toán)
Cho $\triangle ABC, AB<AC$ có ba góc nhọn nội tiếp (O), các đường cao AA' và BB' . Trên cung ACB lấy điểm D. Giả sử các đường thẳng AA' và BD cắt nhau tại P, BB' cắt AD tại Q. Chứng minh đường thẳng A'B' đi qua trung điểm PQ.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tolaphuy10a1lhp: 12-05-2012 - 21:08

Học là ..... hỏi ...............

#139
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5004 Bài viết
Bài 53:
Vẽ A'B' cắt PQ tại I. Vẽ AA' cắt BB' tại H.
$\vartriangle AB'Q \sim \vartriangle BA'P \Rightarrow \dfrac{A'B}{AB'}=\dfrac{A'P}{B'Q}$
$\vartriangle BA'H \sim \vartriangle AB'H \Rightarrow \dfrac{B'H}{A'H}=\dfrac{B'A}{A'B}$
$\vartriangle HPQ$ có cát tuyến A'IB' nên
\[
\frac{{IP}}{{IQ}}.\frac{{B'Q}}{{B'H}}.\frac{{A'H}}{{A'P}} = 1 \Leftrightarrow \frac{{IP}}{{IQ}} = \frac{{B'H}}{{A'H}}.\frac{{A'P}}{{B'Q}} = \frac{{B'H}}{{A'H}}.\frac{{A'B}}{{AB'}} = 1 \Rightarrow Q.E.D
\]
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#140
Poseidont

Poseidont

    Dark Knight

  • Thành viên
  • 322 Bài viết
Bài 54 Cho $\vartriangle ABC$ có 3 góc nhọn nội tiếp $(O)$. $BE, CF$ là các đường cao, các tiếp tuyến với đường tròn $(O)$ tại $B;C$ cắt nhau tại $S$. Các đường thẳng $ BC, OS $ cắt nhau tại $M$
a/CMR $\frac{AB}{AE}=\frac{SB}{ME}$
b/ CMR $\vartriangle AEM\sim \vartriangle ABS$
c/ Gọi $N$ là giao điểm của $AM$ và $EF$ , $P$ là giao điểm của $SA$ và $BC$.CMR $NP \perp BC $

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nguyen Duc Nghia: 13-05-2012 - 08:36

Nguyễn Đức Nghĩa tự hào là thành viên VMF





2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 2 khách, 0 thành viên ẩn danh