Đến nội dung

Hình ảnh

Topic luyện thi vào lớp 10 năm 2013 – 2014 (Hình học)


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 748 trả lời

#521
Trang Luong

Trang Luong

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1834 Bài viết

Cho $\Delta ABC$ nội tiếp đường tròn tâm $O$ , Kẻ đường kính $AA'$ . Gọi $D$ là hình chiếu của $A$ trên $BC$. gọi $E,F$ là hình chiếu của $B,C$ trên $AA'$. Gọi $M$ là trung điểm của $BC$.  Chứng minh : $M$ là tâm đường tròn nội tiếp $\Delta DEF$


"Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công"
Issac Newton

#522
dangtinh94

dangtinh94

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết

Cho tam giác ABC có ba góc nhọn, AB<AC, ba đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Gọi M là một điểm trên đoạn DF. Trên tia DE lấy điểm N sao  

cho $\widehat{MAN}$ = $\widehat{BAC}$. Chứng minh MA là tia phân giác của $\widehat{NMF}$



#523
phongquocsy9a3

phongquocsy9a3

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 12 Bài viết
Khó hay dễ đây -,-
Bài 1 : Từ điểm A ở ngoài (O) vẽ 2 tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B,C là tiếp điểm) qua A kẻ đường thẳng vuông góc với AB cắt OC tại M.
a. Chứng minh A,B,O,C cùng thuộc 1 đường tròn. Xác định tâm I của đường tròn này
b. Chứng minh Tamgiác AOM cân
c. Chứng minh OA^2 = 2OC.OM
d. Trên đoạn OD lấy điểm D sao cho BC = căn2 CD. Qua D kẻ đường thẳng vuông góc với OB cắt OC tại E. Chứng minh CD đi qua trung điểm đọan EB
Bài 2: Cho tam giác ABC vuông tại A đường cao AH.Vẽ đường tròn (O) bán kính AH .Từ H vẽ dây AC vuông góc HE tại S. Từ B vẽ tiếp tuyến BD của (A) (D khác H )
a. Chứng minh CE là tiếp tuyến của (A)
b.Đường thẳng CD cắt (A) tại V (V khác D). Chứng minh 3 điểm D,A,E thẳng hàng và CS.CA = CV.CD
d) Đường tròn tâm O đường kính BC cắt (A) tại M,N. Gọi I là trung điểm AH. Chứng minh M,I,N thẳng hàng

#524
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết


Cho $\Delta ABC$ nội tiếp đường tròn tâm $O$ , Kẻ đường kính $AA'$ . Gọi $D$ là hình chiếu của $A$ trên $BC$. gọi $E,F$ là hình chiếu của $B,C$ trên $AA'$. Gọi $M$ là trung điểm của $BC$.  Chứng minh : $M$ là tâm đường tròn nội tiếp $\Delta DEF$

$M$ là tâm đường tròn ngoại tiếp $\triangle DEF$ thì đúng hơn chứ nhỉ ? :D

Lời giải.

Untitled.png

Gọi $J$ là trung điểm $AC$. 

Ta có $\angle ADC= \angle AFC= 90^{\circ}$ nên tứ giác $ADFC$ nội tiếp đường tròn $(J)$. Do đó $JD=JF$ và $\angle FAC= \angle FDC$.

Lại có $\angle FAC= \angle CBA'$ nên $\angle FDC= \angle CBA'$. Vậy $DF \parallel BA'$. Mà $BA' \perp AB$ (vì $AA'$ là đường kính) và $JM \parallel AB$ (đường trung bình) nên $JM \perp DF$. Kết hợp với $JD=JF$ suy ra $JM$ là trục đối xứng của $DF$ nên $DM=MF$.

Chứng minh tương tự $DE \parallel A'C$ rồi suy ra $ME=MD$.

Do đó $MD=MF=ME$.

Vậy $M$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $DEF$. $\blacksquare$


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#525
letankhang

letankhang

    $\sqrt{MF}'s$ $member$

  • Thành viên
  • 1079 Bài viết

Bài 1 :
Cho 2 đường tròn $O_1;O_2$ cắt nhau tại $A;B$ có bán kính lần lượt là $1;\sqrt{2}$. Đoạn nối  tâm $O_1O_2=2$. Dây $AC$ thuộc đường tròn $(O_2)$. Tìm độ dài $AC$ sao cho trung điểm của $AC$ nằm trên đường tròn $(O_1)$

Bài 2 :

Cho đường tròn $(O;R)$ có đường kính $AB$ cố định, đường kính $CD$ di động. $BC;BD$ cắt tiếp tuyến của đường tròn $(O)$ tại $A$ lần lượt tại $E;F$. Đường tròn ngoại tiếp $\triangle ODF;\triangle OCE$ căt nhau tại $G;G\neq O$. Chứng minh $A;B;G$ thẳng hàng


        :oto:   :nav:  :wub:  $\mathfrak Lê $ $\mathfrak Tấn $ $\mathfrak Khang $ $\mathfrak tự$ $\mathfrak hào $ $\mathfrak là $ $\mathfrak thành $ $\mathfrak viên $ $\mathfrak VMF $  :wub:   :nav:  :oto:            

  $\textbf{Khi đọc một quyển sách; tôi chỉ ráng tìm cái hay của nó chứ không phải cái dở của nó.}$

 

 


#526
Trang Luong

Trang Luong

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1834 Bài viết

Bài 1. Cho $\Delta ABC$ nhọn đường cao $AD$ , $M$ là trung điểm của $BC$. Trung trực của $BM,CM$ lần lượt cắt cạnh $AB,AC$ tại $E,F$. Gọi $N$ là điểm đối xứng với $M$ qua $EF$. Chứng minh: $ABCN$ là tứ giác nội tiếp

Bài 2. Cho $\Delta ABC$ cân tại $A$ nội tiếp đường tròn tâm $O$. Gọi $M$ là điểm di động trên cạnh $BC$. Dựng hình bình hành $MDAE$. với $D\epsilon AB,E\epsilon AC$. Chứng minh rằng : Đường thẳng từ $M$ vuông góc với $ED$ luôn đi qua điểm cố định


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi khonggiadinh: 29-12-2013 - 20:07

"Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công"
Issac Newton

#527
keptop

keptop

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết

Bài 1: Cho $\triangle ABC$ nhọn ( AB < AC) nội tiếp đường tròn (O), có đường cao AH. Vẽ đường kính AK của (O).

a) CMR: AB.AC=AH.AK

b) Đường tròn đường kính AK cắt AB, AC lần lượt tại D và E. AK cắt DE, BC lần lượt tại F và I. CMR: BDEC nội tiếp và AK $\perp$DE

c) Hạ IM$\perp$AB và IN$\perp$AC. CMR : $\frac{HD}{HE}$ . $\frac{IM}{IN}$ = 1

Bài 2: Cho đường tròn (O;R). Từ điểm S ở ngoài (O) vẽ 2 tiếp tuyến SA, SB ( A,B là tiếp điểm), SO cắt AB tại H. Kẻ đường kính AK.

a) Vẽ cát tuyến SMN (M ở giữa N và S). CMR: $\frac{SM}{SN}$ = $\frac{AM^{2}}{AN^{^{2}}}$

b) SO cắt KM,KN lần lượt tại P và Q. CMR PO=OQ

Tks


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi keptop: 29-12-2013 - 21:52


#528
nghiemthanhbach

nghiemthanhbach

    $\sqrt{MF}'s\;friend$

  • Thành viên
  • 1056 Bài viết

Bài 1: Cho $\triangle ABC$ nhọn ( AB < AC) nội tiếp đường tròn (O), có đường cao AH. Vẽ đường kính AK của (O).

a) CMR: AB.AC=AH.AK

b) Đường tròn đường kính AK cắt AB, AC lần lượt tại D và E. AK cắt DE, BC lần lượt tại F và I. CMR: BDEC nội tiếp và AK $\perp$DE

c) Hạ IM$\perp$AB và IN$\perp$AC. CMR : $\frac{HD}{HE}$ . $\frac{IM}{IN}$ = 1

Bài 2: Cho đường tròn (O;R). Từ điểm S ở ngoài (O) vẽ 2 tiếp tuyến SA, SB ( A,B là tiếp điểm), SO cắt AB tại H. Kẻ đường kính AK.

a) Vẽ cát tuyến SMN (M ở giữa N và S). CMR: $\frac{SM}{SN}$ = $\frac{AM^{2}}{AN^{^{2}}}$

b) SO cắt KM,KN lần lượt tại P và Q. CMR PO=OQ

Tks

1a xét 2 tam giác đồng dạng BAH và CAK



#529
phongquocsy9a3

phongquocsy9a3

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 12 Bài viết
Cho điểm A nằm ngoài đường tròn (O;R). Vẽ các tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B,C là các tiếp điểm), vẽ cát tuyến ADE không đi qua tâm O và nằm trên nửa mặt phẳng bờ là đường OA có chứa điểm B (D nằm giữa A và E).
a. Chứng minh AB^2 = AD .AE
b. Gọi M,S lần lượt là trung điểm của DE và OA. Chứng minh A,M,B,O,C cùng thuộc đường tròn tâm S
c. Chứng minh MA là tia phân giác của góc BMC
d. Đường thẳng qua D vuông góc với OB cắt BC, BE lần lượt tại I,N. Chứng minh góc IDM = góc BAM và tứ giác IDCM nội tiếp
e. Gọi K là giao điển của IE và AB. Tính SK theo E

#530
MotToanHoc

MotToanHoc

    Lính mới

  • Thành viên
  • 7 Bài viết

Không tệ o-O-o
  Cho tam giác ABC. Lấy P thuộc AB, N thuộc AC và M nằm trong tam giác sao cho APMN là hình bình hành. BN cắt PM= E, CP cắt MN tại F. CMR: EF song song BC.

 



#531
hd1999gl

hd1999gl

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 10 Bài viết

có bạn nào có thể chuyển những bài viết này lại thành 1 file được không cho dễ đọc



#532
dotandung

dotandung

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 40 Bài viết

Bài 1: Cho $\triangle ABC$ nhọn ( AB < AC) nội tiếp đường tròn (O), có đường cao AH. Vẽ đường kính AK của (O).

a) CMR: AB.AC=AH.AK

b) Đường tròn đường kính AK cắt AB, AC lần lượt tại D và E. AK cắt DE, BC lần lượt tại F và I. CMR: BDEC nội tiếp và AK $\perp$DE

c) Hạ IM$\perp$AB và IN$\perp$AC. CMR : $\frac{HD}{HE}$ . $\frac{IM}{IN}$ = 1

Bài 2: Cho đường tròn (O;R). Từ điểm S ở ngoài (O) vẽ 2 tiếp tuyến SA, SB ( A,B là tiếp điểm), SO cắt AB tại H. Kẻ đường kính AK.

a) Vẽ cát tuyến SMN (M ở giữa N và S). CMR: $\frac{SM}{SN}$ = $\frac{AM^{2}}{AN^{^{2}}}$

b) SO cắt KM,KN lần lượt tại P và Q. CMR PO=OQ

Tks

câu 1b sai nhá, đường tròn đường kính ak là (O) mà



#533
dotandung

dotandung

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 40 Bài viết

Bài 1: Cho $\triangle ABC$ nhọn ( AB < AC) nội tiếp đường tròn (O), có đường cao AH. Vẽ đường kính AK của (O).

a) CMR: AB.AC=AH.AK

b) Đường tròn đường kính AK cắt AB, AC lần lượt tại D và E. AK cắt DE, BC lần lượt tại F và I. CMR: BDEC nội tiếp và AK $\perp$DE

c) Hạ IM$\perp$AB và IN$\perp$AC. CMR : $\frac{HD}{HE}$ . $\frac{IM}{IN}$ = 1

Bài 2: Cho đường tròn (O;R). Từ điểm S ở ngoài (O) vẽ 2 tiếp tuyến SA, SB ( A,B là tiếp điểm), SO cắt AB tại H. Kẻ đường kính AK.

a) Vẽ cát tuyến SMN (M ở giữa N và S). CMR: $\frac{SM}{SN}$ = $\frac{AM^{2}}{AN^{^{2}}}$

b) SO cắt KM,KN lần lượt tại P và Q. CMR PO=OQ

Tks

ta có: HSB=BAO=BAK=BHK suy ra SMHB nội tiếp nên HBS=HMN=KMN=KAN

mà HBS=HAS(đối xứng) nên HAS=KAN suy ra AH song song KN suy ra đpcm



#534
dotandung

dotandung

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 40 Bài viết

Bài 1: Cho $\triangle ABC$ nhọn ( AB < AC) nội tiếp đường tròn (O), có đường cao AH. Vẽ đường kính AK của (O).

a) CMR: AB.AC=AH.AK

b) Đường tròn đường kính AK cắt AB, AC lần lượt tại D và E. AK cắt DE, BC lần lượt tại F và I. CMR: BDEC nội tiếp và AK $\perp$DE

c) Hạ IM$\perp$AB và IN$\perp$AC. CMR : $\frac{HD}{HE}$ . $\frac{IM}{IN}$ = 1

Bài 2: Cho đường tròn (O;R). Từ điểm S ở ngoài (O) vẽ 2 tiếp tuyến SA, SB ( A,B là tiếp điểm), SO cắt AB tại H. Kẻ đường kính AK.

a) Vẽ cát tuyến SMN (M ở giữa N và S). CMR: $\frac{SM}{SN}$ = $\frac{AM^{2}}{AN^{^{2}}}$

b) SO cắt KM,KN lần lượt tại P và Q. CMR PO=OQ

Tks

bài này nếu không cho sb là tiếp tuyến cũng thành một bài vẽ hình phụ hay đấy



#535
nmd145

nmd145

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết

Đây là 1 số bài ôn tập cuối năm của mình ( được ủng hộ sẽ viết tiếp :D)

1) Cho hình vuông ABCD cố định, cạnh a. E là điểm di chuyển trên canh CD( E khác D). Đường thẳng AE và BC nhau tại tại F. Đường thẳng vuông góc với AE tại A cắt đường thẳng CD tại K
a) CM : $AF(CK-FC) = BD.FK$.
b) Xác định tâm I đường tròn ngoại tiếp ACFK và chứng minh I di động trên 1 đường cố định
c) AF cắt BI ở H. Chứng minh $BH.AI = BA.HF$
d) Đặt DE = x. Tính chu vi và diện tích tam giác AEK theo a và x
e) Chỉ ra vị trí điểm E để độ dài EK ngắn nhất
2) Cho $\triangle {ABC}$ có 3 góc nhọn nội tiếp (O;R),  $sđ\hat {AB} = 90 ^o$,  $sđ\hat { AC} =120^o$. Vẽ $O_1$ qua B,C cắt các cạnh AB,AC lần lượt là D,E.
a) Nếu BDCE ngoại tiếp được đường tròn, hãy tính các cạnh của $\triangle{ ADE}$ theo R
b) (độc lập với câu a) Giả sử $O_1 \in BC$. BE cắt CD tại H, AH cắt BC tại F. Tính DE theo R, từ đó tính $sin15^o, sin 75^o$ và AH theo R. Gọi M,N,P,Q lần lượt là hình chiếu của F trên AB,BE,CD,CA. Chứng minh M,N,P,Q thẳng hàng

 



#536
hoangmanhquan

hoangmanhquan

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 641 Bài viết

Bài toán cực trị hình học đây

 

Cho tam giác ABC vuông cân tại A, trung tuyến AD. Điểm M chuyển động trên AD. Gọi N và P lần lượt là hình chiếu của M trên AB và AC. Vẽ NH vuông góc với PD tại H. Tìm vị trí của M để tam giác AHB có diện tích lớn nhất.

 

p/s: không biết mọi người đăng đến bài bao nhiêu rồi nữa nên không ghi bài. :luoi: 


:icon1: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình :icon1: 

 

 


#537
Trang Luong

Trang Luong

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1834 Bài viết

Cho 2 đường thẳng $d_1\perp d_2$ cắt nhau tại $H$. Điểm $A$ cố định nằm trên $d_1$. và điểm $P$ di động trên $d_2$. kẻ 2 tiếp tuyến $DE,DF$  tới $\left ( A;R \right )\left ( P\neq H,AH=R\sqrt{2} \right )$. $EF$ cắt $AH$ tại $I$. $M,N$ là hình chiếu của $H$ trên $PE,PF$. $MN$ cắt $d_1$ tại $J$. Tính $IJ$ theo $R$


"Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công"
Issac Newton

#538
nguyenhongsonk612

nguyenhongsonk612

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1451 Bài viết

Mình xin đóng góp 1 bài nho nhỏ:

Cho đường tròn (O) và điểm A nằm bên ngoài (O). Kẻ hai tiếp tuyến AM, AN với đường tròn (O) (M, N là các tiếp điểm). Một đường thẳng d đi qua A cắt đường tròn (O) tại hai điểm B và C (AB < AC, d không đi qua tâm O). 

1) Chứng minh tứ giác AMON nội tiếp.

2) Chứng minh $AN^2 = AB.AC$. Tính độ dài đoạn thẳng BC khi AB = 4 cm, AN = 6 cm

3) Gọi I là trung điểm của BC. Đường thẳng NI cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai T. Chứng minh MT // AC

4) Hai tiếp tuyến của đường tròn (O) tại B và C cắt nhau ở K. Chứng minh K thuộc một đường thẳng cố định khi d thay đổi và thỏa mãn điều kiện đề bài


"...Từ ngay ngày hôm nay tôi sẽ chăm chỉ học hành như Stardi, với đôi tay nắm chặt và hàm răng nghiến lại đầy quyết tâm. Tôi sẽ nỗ lực với toàn bộ trái tim và sức mạnh để hạ gục cơn buồn ngủ vào mỗi tối và thức dậy sớm vào mỗi sáng. Tôi sẽ vắt óc ra mà học và không nhân nhượng với sự lười biếng. Tôi có thể học đến phát bệnh miễn là thoát khỏi cuộc sống nhàm chán khiến mọi người và cả chính tôi mệt mỏi như thế này. Dũng cảm lên! Hãy bắt tay vào công việc với tất cả trái tim và khối óc. Làm việc để lấy lại niềm vui, lấy lại nụ cười trên môi thầy giáo và cái hôn chúc phúc của bố tôi. " (Trích "Những tấm lòng cao cả")

~O) 


#539
nguyenhongsonk612

nguyenhongsonk612

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1451 Bài viết


Mình xin đóng góp 1 bài nho nhỏ:

Cho đường tròn (O) và điểm A nằm bên ngoài (O). Kẻ hai tiếp tuyến AM, AN với đường tròn (O) (M, N là các tiếp điểm). Một đường thẳng d đi qua A cắt đường tròn (O) tại hai điểm B và C (AB < AC, d không đi qua tâm O). 

1) Chứng minh tứ giác AMON nội tiếp.

2) Chứng minh $AN^2 = AB.AC$. Tính độ dài đoạn thẳng BC khi AB = 4 cm, AN = 6 cm

3) Gọi I là trung điểm của BC. Đường thẳng NI cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai T. Chứng minh MT // AC

4) Hai tiếp tuyến của đường tròn (O) tại B và C cắt nhau ở K. Chứng minh K thuộc một đường thẳng cố định khi d thay đổi và thỏa mãn điều kiện đề bài

58853251.aa.jpg


"...Từ ngay ngày hôm nay tôi sẽ chăm chỉ học hành như Stardi, với đôi tay nắm chặt và hàm răng nghiến lại đầy quyết tâm. Tôi sẽ nỗ lực với toàn bộ trái tim và sức mạnh để hạ gục cơn buồn ngủ vào mỗi tối và thức dậy sớm vào mỗi sáng. Tôi sẽ vắt óc ra mà học và không nhân nhượng với sự lười biếng. Tôi có thể học đến phát bệnh miễn là thoát khỏi cuộc sống nhàm chán khiến mọi người và cả chính tôi mệt mỏi như thế này. Dũng cảm lên! Hãy bắt tay vào công việc với tất cả trái tim và khối óc. Làm việc để lấy lại niềm vui, lấy lại nụ cười trên môi thầy giáo và cái hôn chúc phúc của bố tôi. " (Trích "Những tấm lòng cao cả")

~O) 


#540
RaikiOmega

RaikiOmega

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết

Mình xin đóng góp 1 bài nho nhỏ:

Cho đường tròn (O) và điểm A nằm bên ngoài (O). Kẻ hai tiếp tuyến AM, AN với đường tròn (O) (M, N là các tiếp điểm). Một đường thẳng d đi qua A cắt đường tròn (O) tại hai điểm B và C (AB < AC, d không đi qua tâm O). 

1) Chứng minh tứ giác AMON nội tiếp.

2) Chứng minh $AN^2 = AB.AC$. Tính độ dài đoạn thẳng BC khi AB = 4 cm, AN = 6 cm

3) Gọi I là trung điểm của BC. Đường thẳng NI cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai T. Chứng minh MT // AC

4) Hai tiếp tuyến của đường tròn (O) tại B và C cắt nhau ở K. Chứng minh K thuộc một đường thẳng cố định khi d thay đổi và thỏa mãn điều kiện đề bài

 
c)
AION nt → AMION nt
→ ∠MAI = ∠MNI
→ sđ MC - sđ BM = sđ MT
→ sđ MC - sđ BM = sđ MC - sđ CT
→ CT = MB
→ MT//CB
 
d) O;I;K thẳng → K luôn thuộc đường thẳng đi qua trung điểm BC cố định





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh