Đến nội dung

Hình ảnh

Chứng minh đường thẳng $(1-m^{2})x+2my-4m-2=0$ luôn tiếp xúc với 1 đường tròn cố định

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
yulkyun

yulkyun

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 21 Bài viết
Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng (d) có phương trình $(1-m^{2})x+2my-4m-2=0$. Chứng minh (d) luôn tiếp xúc với 1 đường tròn cố định

#2
pretty_sp2

pretty_sp2

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 18 Bài viết

Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng (d) có phương trình $(1-m^{2})x+2my-4m-2=0$. Chứng minh (d) luôn tiếp xúc với 1 đường tròn cố định

gọi phương trình đường tròn cố định mà đường thẳng (d) đã cho đi qua có tâm I(a,b) bán kính R.
Khi đó để (d) tiếp xúc với đường tròn thì d(I,d)=R (1) với mọi m
Từ pt (1) giải 2 trường hợp tương ứng khi phá dấu giá trị tuyệt đối. ta thu được I(0,1) bk R=1
Như vậy đường thẳng (d) tiếp xúc với một đường tròn cố định. ta có dpcm
maths!

#3
nbanba

nbanba

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết

gọi phương trình đường tròn cố định mà đường thẳng (d) đã cho đi qua có tâm I(a,b) bán kính R.
Khi đó để (d) tiếp xúc với đường tròn thì d(I,d)=R (1) với mọi m
Từ pt (1) giải 2 trường hợp tương ứng khi phá dấu giá trị tuyệt đối. ta thu được I(0,1) bk R=1
Như vậy đường thẳng (d) tiếp xúc với một đường tròn cố định. ta có dpcm

Với tâm I(0;1) thì khi đó khoảng cách từ I đến đường thẳng (cũng chính là R) sau khi rút gọn sẽ là |-2m-2| / (m^2 + 1) vẫn phụ thuộc vào m. vậy cũng không rõ bán kính R=1 bạn tính thế nào ra được.
Theo mình để tìm được bán kính là hằng số thì phải làm cho phần trên tử xuất hiện m^2 +1 để triệt tiêu với mẫu. Mình tính ra được là tâm I(1;2) và khi đó R=1.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nbanba: 07-07-2012 - 01:52


#4
lehaison_math

lehaison_math

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 79 Bài viết

Với tâm I(0;1) thì khi đó khoảng cách từ I đến đường thẳng (cũng chính là R) sau khi rút gọn sẽ là |-2m-2| / (m^2 + 1) vẫn phụ thuộc vào m. vậy cũng không rõ bán kính R=1 bạn tính thế nào ra được.
Theo mình để tìm được bán kính là hằng số thì phải làm cho phần trên tử xuất hiện m^2 +1 để triệt tiêu với mẫu. Mình tính ra được là tâm I(1;2) và khi đó R=1.

bạn nói rõ hơn được không
Gâu Gâu Gâu

#5
pretty_sp2

pretty_sp2

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 18 Bài viết
bạn nbanna nói đúng. m tính nhầm I(1;2) R=1 là đúng. bạn sử dụng công thức tính khoảng cách. ta có biểu thức |(1-m^2)a+2mb-4m-2| / (m^2 + 1) =R với mọi m. xét 2 trg hợp khi phá dấu trị tuyệt đối. với mỗi trg hợp sử dụng phương pháp đồng nhất. ta sẽ có kết quả như trên
maths!




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh