Đến nội dung

Hình ảnh

Cho biết DK =$\frac{1}{2}$AB .Tính DK theo R.


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 11 trả lời

#1
firering

firering

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết
Mọi người giúp mình một vài bài với, tạm thời các bạn giúp mình câu d bài này nha
Cho ABC ( AB <AC) nội tiếp trong (O;R), đường cao AD kéo dài cắt (O) tại E. Trên doạn DA lấy H sao cho DH = DE. Tia BH cắt AC tại K; cắt (O) tại F
a) Chứng minh : Tứ giác CDHK và ABDK nội tiếp được đường tròn.
b) Chứng minh: KD // EF và H là trực tâm của ABC
c) Chứng minh: BM.AB + CK.AC = BC^2.
d) Cho biết DK =$\frac{1}{2}$AB .Tính DK theo R.

#2
henry0905

henry0905

    Trung úy

  • Thành viên
  • 892 Bài viết

Mọi người giúp mình một vài bài với, tạm thời các bạn giúp mình câu d bài này nha
Cho ABC ( AB <AC) nội tiếp trong (O;R), đường cao AD kéo dài cắt (O) tại E. Trên doạn DA lấy H sao cho DH = DE. Tia BH cắt AC tại K; cắt (O) tại F
a) Chứng minh : Tứ giác CDHK và ABDK nội tiếp được đường tròn.
b) Chứng minh: KD // EF và H là trực tâm của ABC
c) Chứng minh: BM.AB + CK.AC = BC^2.
d) Cho biết DK =$\frac{1}{2}$AB .Tính DK theo R.

a,b chắc dễ rồi
c) Mình không biết M là điểm nào???
d) $\triangle CDK\sim CAB$
$\Rightarrow \frac{DK}{AB}=\frac{CD}{CA}=\frac{1}{2}$
$\Rightarrow \widehat{DAC}=30^{\circ}$$\Rightarrow \widehat{DAC}=30^{\circ},\widehat{ACB}=60^{\circ}$
$\Rightarrow AB=R\sqrt{3}\Rightarrow DK=\frac{R\sqrt{3}}{2}$

#3
triethuynhmath

triethuynhmath

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1090 Bài viết

Mọi người giúp mình một vài bài với, tạm thời các bạn giúp mình câu d bài này nha
Cho ABC ( AB <AC) nội tiếp trong (O;R), đường cao AD kéo dài cắt (O) tại E. Trên doạn DA lấy H sao cho DH = DE. Tia BH cắt AC tại K; cắt (O) tại F
a) Chứng minh : Tứ giác CDHK và ABDK nội tiếp được đường tròn.
b) Chứng minh: KD // EF và H là trực tâm của ABC
c) Chứng minh: BM.AB + CK.AC = BC^2.
d) Cho biết DK =$\frac{1}{2}$AB .Tính DK theo R.

Bạn chẳng cho điểm M ở đâu làm sao bọn mình làm được câu c!!!.Theo mình đoán M là giao điểm của CH với AB.
Nếu đúng vậy thì mình xin chứng minh:
Ta có: H là trực tâm => tam giác CMB vuông tại M,tam giác ADB vuông tại D
$=>\frac{BM}{BC}=cosB=\frac{BD}{AB}$$=>\frac{BM}{BC}=cosB=\frac{BD}{AB}$
$=>BM.BA=BD.BC$
CMTT,ta có:
$CK.AC=CD.CB$
$=>CK.AC+BM.AB=BC(CD+BD)=BC.BC=BC^2$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi triethuynhmath: 19-07-2012 - 13:38

TRIETHUYNHMATH

___________________________

08/12/1997


#4
firering

firering

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết
Cảm ơn hai bạn nhiều nha :wub:
Mà nhờ hai bạn giải giúp mình một vài câu nữa nha, mỗi bài mình làm được có một phần. Cảm ơn trước nha
1. Cho đường tròn (O;R) với OI=2R. Vẽ cát tuyến IAB không qua tâm O. Từ A và B vẹ hai tiếp tuyến cắt nhau tại M. Kẻ MH vuông góc OI cắt cung nhỏ AB tại C và cát tuyến IAB tại N. Gọi K là giao điểm OM với AB

a) Chứng minh tứ giác MKHI nội tiếp và IA.IB=IK.IN
b) Chứng minh: độ dài OH không đồi khi cát tuyến IAB quay quanh I
c) Chứng minh: IC là tiếp tuyến của (O)
d) Cho OI=$\frac{R}{3}$. Tính diện tích tam giác IAH theo R


2. Cho tam giác nhọn ABC (AB<AC) nội tiếp đường tròn (O;R) có AD, BE, CF là đường cao cắt nhau tại H
a) Chứng minh Eb là tia phân giác góc DEF
b) Đường thẳng EF cắt (O) tại M và N(F nằm giữa N và E). Chứng minh tam giác MAN cân
c) Chứng minh AN là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác NHD
d) Cho EF=R. Tính số đo góc BAC


3. Cho đường tròn (O;R). Từ điểm A ngoài đường tròn (OA=2R) vẽ hai tiếp tuyến AB, AC với (O)
a) Chứng minh tam giác ABC đều và tính diện tích nó theo R
b) M là điểm di động trên cung BC nhỏ. Tiếp tuyế tại M Của (O) cắt AB và AC lần lượt tại D và E. Tính góc DOE và chu vi tam giác ADE theo R
c) BC cắt OD và OE lần lượt tại K và I. Chứng minh OM, DI, KE đồng quy

d) Chứng minh $S_{DOE}=4S_{KOI}$


4. Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O) có $\widehat{BAC}=60^{0}$ và AB<AC. Vẽ các đường cao BE và CE của tam giác
a) Chứng minh tứ giác BFEC nội tiếp, xác định tâm I
b) Gọi M là trung điểm EF. Chứng minh IM//OA
c) Tình tỉ số $\frac{AM}{AI}$ và diện tích tam giác IEF theo R
d) Gọi H là trực tâm, K là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC. Chứng minh KO=KH
Mọi người giúp mình phần xanh cây nha :icon6:

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi firering: 19-07-2012 - 17:51


#5
henry0905

henry0905

    Trung úy

  • Thành viên
  • 892 Bài viết

Cảm ơn hai bạn nhiều nha :wub:
Mà nhờ hai bạn giải giúp mình một vài câu nữa nha, mỗi bài mình làm được có một phần. Cảm ơn trước nha
1. Cho đường tròn (O;R) với OI=2R. Vẽ cát tuyến IAB không qua tâm O. Từ A và B vẹ hai tiếp tuyến cắt nhau tại M. Kẻ MH vuông góc OI cắt cung nhỏ AB tại C và cát tuyến IAB tại N. Gọi K là giao điểm OM với AB

a) Chứng minh tứ giác MKHI nội tiếp và IA.IB=IK.IN
b) Chứng minh: độ dài OH không đồi khi cát tuyến IAB quay quanh I
c) Chứng minh: IC là tiếp tuyến của (O)
d) Cho OI=$\frac{R}{3}$. Tính diện tích tam giác IAH theo R

b)$OC^{2}=OA^{2}=OK.OM=OH.OI$
OI,OC có độ dài không đổi $\Rightarrow OH$ có độ dài không đổi
c) $OC^{2}=OH.OI \Rightarrow \widehat{ICO}=90^{\circ}$
d) Nếu $OI=\frac{R}{3}$ thì không còn tiếp tuyến IC nên không còn điểm C,N. Có gì nhầm lẫn chăng?

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi henry0905: 19-07-2012 - 18:20


#6
defaw

defaw

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 52 Bài viết
1. Cho đường tròn (O;R) với OI=2R. Vẽ cát tuyến IAB không qua tâm O. Từ A và B vẹ hai tiếp tuyến cắt nhau tại M. Kẻ MH vuông góc OI cắt cung nhỏ AB tại C và cát tuyến IAB tại N. Gọi K là giao điểm OM với AB

a) Chứng minh tứ giác MKHI nội tiếp và IA.IB=IK.IN
b) Chứng minh: độ dài OH không đồi khi cát tuyến IAB quay quanh I
c) Chứng minh: IC là tiếp tuyến của (O)
d) Cho OI=$\frac{R}{3}$. Tính diện tích tam giác IAH theo R
Giải:
a)
b)Ta có $\triangle OMH\sim \triangle OIK\Leftrightarrow OH=\frac{OM\cdot OK}{OI}=\frac{OA^2}{OI}=\frac{R^2}{2R}=\frac{R}{2}$.
c,Ta có: $OH\cdot OI=OK\cdot OM=OA^2=OC^2$, ta suy ra $\angle OCI=90^{\circ}$, nên IC là tiếp tuyến của (O).
d)Em không hiểu vì $OI=2R$ ở để bài, như vậy thì không tìm được điểm $I$.

#7
henry0905

henry0905

    Trung úy

  • Thành viên
  • 892 Bài viết

3. Cho đường tròn (O;R). Từ điểm A ngoài đường tròn (OA=2R) vẽ hai tiếp tuyến AB, AC với (O)
a) Chứng minh tam giác ABC đều và tính diện tích nó theo R
b) M là điểm di động trên cung BC nhỏ. Tiếp tuyế tại M Của (O) cắt AB và AC lần lượt tại D và E. Tính góc DOE và chu vi tam giác ADE theo R
c) BC cắt OD và OE lần lượt tại K và I. Chứng minh OM, DI, KE đồng quy

d) Chứng minh $S_{DOE}=4S_{KOI}$

d) Vì $\widehat{DOE}$ $\Rightarrow \frac{OK}{OE}=\frac{1}{2}$
$\triangle OKI\sim OED$
$\Rightarrow \frac{S_{OKI}}{S_{OED}}=(\frac{OK}{OE})^{2}=\frac{1}{4}$
ScreenHunter_02 Jul. 19 18.46.gif

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi henry0905: 19-07-2012 - 18:47


#8
henry0905

henry0905

    Trung úy

  • Thành viên
  • 892 Bài viết

4. Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O) có $\widehat{BAC}=60^{0}$ và AB<AC. Vẽ các đường cao BE và CE của tam giác
a) Chứng minh tứ giác BFEC nội tiếp, xác định tâm I
b) Gọi M là trung điểm EF. Chứng minh IM//OA
c) Tình tỉ số $\frac{AM}{AI}$ và diện tích tam giác IEF theo R
d) Gọi H là trực tâm, K là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC. Chứng minh KO=KH
Mọi người giúp mình phần xanh cây nha :icon6:

c) Vì $\widehat{BAC}=60^{\circ}\Rightarrow \frac{AE}{AB}=\frac{1}{2}$
Ta có: $\triangle AEF\sim \triangle ABC$
$\Rightarrow \frac{AE}{AB}=\frac{AM}{AI}=\frac{EF}{BC}=\frac{1}{2}$
Ta có: IE=IF=IB=IC=EF=$\frac{R\sqrt{3}}{2}$
$\Rightarrow \triangle IFE$ đều
$S_{DEF}=\frac{1}{2}MI.EF=\frac{\sqrt{3}}{4}EF^{2}=(\frac{\sqrt{3}}{2})^{3}.\frac{1}{2}$
d) Ta có: AH=2OI$\Rightarrow AH=R$
Gọi D là điểm chính giữa cung BC
$\Rightarrow AH=AO$$\widehat{BHC}=\widehat{BOC}=120^{\circ}$
$\Rightarrow$ BHOC nội tiếp (D)
$\Rightarrow DH=DO$
$\Rightarrow KH=KO$
ScreenHunter_03 Jul. 19 19.20.gif

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi henry0905: 19-07-2012 - 19:20


#9
firering

firering

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết

b)$OC^{2}=OA^{2}=OK.OM=OH.OI$
OI,OC có độ dài không đổi $\Rightarrow OH$ có độ dài không đổi
c) $OC^{2}=OH.OI \Rightarrow \widehat{ICO}=90^{\circ}$
d) Nếu $OI=\frac{R}{3}$ thì không còn tiếp tuyến IC nên không còn điểm C,N. Có gì nhầm lẫn chăng?

1. Cho đường tròn (O;R) với OI=2R. Vẽ cát tuyến IAB không qua tâm O. Từ A và B vẹ hai tiếp tuyến cắt nhau tại M. Kẻ MH vuông góc OI cắt cung nhỏ AB tại C và cát tuyến IAB tại N. Gọi K là giao điểm OM với AB

a) Chứng minh tứ giác MKHI nội tiếp và IA.IB=IK.IN
b) Chứng minh: độ dài OH không đồi khi cát tuyến IAB quay quanh I
c) Chứng minh: IC là tiếp tuyến của (O)
d) Cho OI=$\frac{R}{3}$. Tính diện tích tam giác IAH theo R
Giải:
a)
b)Ta có $\triangle OMH\sim \triangle OIK\Leftrightarrow OH=\frac{OM\cdot OK}{OI}=\frac{OA^2}{OI}=\frac{R^2}{2R}=\frac{R}{2}$.
c,Ta có: $OH\cdot OI=OK\cdot OM=OA^2=OC^2$, ta suy ra $\angle OCI=90^{\circ}$, nên IC là tiếp tuyến của (O).
d)Em không hiểu vì $OI=2R$ ở để bài, như vậy thì không tìm được điểm $I$.

Sorry mọi người vì đề sai :wacko:
Mình cũng không đề ý do làm tới câu b là phần chứng minh Oh không đồi là mình bí rồi, mọi người thông cảm nha :(
Còn bài 2c, 2d là xong, mong mọi người giúp nha :icon12:

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi firering: 20-07-2012 - 08:56


#10
triethuynhmath

triethuynhmath

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1090 Bài viết
2b.
Trên nửa mặt phẳng bờ AC không chứa B vẽ tia tiếp tuyến Ax của (O)=> OA vuông góc Ax tại A.
Mặt khác $\angle xAC=\angle ABC$DDCM BFEC nội tiếp => $\angle AEF=\angle ABC=\angle xAC$
$=> Ax //EF(SLT)$ $=> EF$ vuông góc $OA$.
Ta có MN vuông góc OA(M,N,E,F thẳng hàng)=> A là điểm chính giữa cung MN => AM=AN=> Q.E.D

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi triethuynhmath: 19-07-2012 - 19:38

TRIETHUYNHMATH

___________________________

08/12/1997


#11
triethuynhmath

triethuynhmath

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1090 Bài viết
Xem ra mình phải giúp bạn câu 2d rồi :)
Ta có:
Cho CF cắt (O) tại K,BE cắt (O) tại L.
DDCM H đối xứng L qua AC,H đối xứng với K qua AB(Đây là mấu chốt của bài toán)
$=>\angle BAC=\angle BAH+\angle CAH=\frac{\angle KAH+\angle LAH}{2}=\frac{\angle KAL}{2}$
Mặt khác F là trung điểm HK,E là trung điểm HL $=>EF$ là đường trung bình của tam giác HKL$=>KL=2EF=2R$.Vậy KL là đường kính của (O)
$=>\angle KAL=90^0=>\angle BAC=\frac{\angle KAL}{2}=45^0$(Q.E.D)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi triethuynhmath: 19-07-2012 - 19:48

TRIETHUYNHMATH

___________________________

08/12/1997


#12
BlackSelena

BlackSelena

    $\mathbb{Sayonara}$

  • Hiệp sỹ
  • 1549 Bài viết
Không ngờ có ngày mình mất cả chiều để vật lộn một câu dễ như thế này
Dễ dàng chứng minh
$\triangle ANE \sim \triangle ACN$
$\Rightarrow AN^2 = AE.AC = AH.AD$
$\Rightarrow \triangle ANH \sim \triangle ADN$
$\Rightarrow \angle ANH = \angle ADN$
$\Rightarrow AN:$tiếp tuyến

Hình gửi kèm

  • ux che wa.png

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi BlackSelena: 19-07-2012 - 20:02





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh