Đến nội dung

Hình ảnh

Chứng minh rằng \[AQ \bot OI\]

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
dactai10a1

dactai10a1

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 277 Bài viết
Cho tam giác ABC. Một đường thẳng song song với BC cắt AB, AC tại D và E. Gọi P là một điểm bên trong tam giác ADE, F và G là giao của DE với BP và CP. Đường tròn tâm (O) ngoại tiếp tam giác PDG, đường tròn tâm (I) ngoại tiếp tam giác PEF cắt nhau tại điểm thứ hai là Q. Chứng minh rằng \[AQ \bot OI\]

#2
L Lawliet

L Lawliet

    Tiểu Linh

  • Thành viên
  • 1624 Bài viết

Cho tam giác ABC. Một đường thẳng song song với BC cắt AB, AC tại D và E. Gọi P là một điểm bên trong tam giác ADE, F và G là giao của DE với BP và CP. Đường tròn tâm (O) ngoại tiếp tam giác PDG, đường tròn tâm (I) ngoại tiếp tam giác PEF cắt nhau tại điểm thứ hai là Q. Chứng minh rằng \[AQ \bot OI\]

Phương tích.png
Gọi $M$ là giao điểm thứ hai của $AB$ với $(PDG)$, $N$ là giao điểm thứ hai của $AC$ và $(PFE)$.
Ta có $\widehat{AMP}=\widehat{PGD}$ và $\widehat{PGD}=\widehat{PCB}$ (đồng vị), suy ra $\widehat{AMP}=\widehat{PCB}$, suy ra tứ giác $BMPC$ nội tiếp.
Chứng minh tương tự ta được tứ giác $PNCB$ nội tiếp.
Suy ra tứ giác $BMNC$ nội tiếp, suy ra $\overline{AM}.\overline{AB}=\overline{AN}.\overline{AC}$
Mà $\frac{\overline{AD}}{\overline{AB}}=\frac{\overline{AE}}{\overline{AC}}$ (định lý $Thales$)
Suy ra $\overline{AM}.\overline{AD}=\overline{AN}.\overline{AE}$
Do đó $A$ thuộc trục đẳng phương $PQ$ của $(PDG)$ và $(PEF)$ nên $AQ\perp IO$.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi L Lawliet: 12-09-2012 - 12:11

Thích ngủ.


#3
vslmat

vslmat

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 13 Bài viết

Cho tam giác ABC. Một đường thẳng song song với BC cắt AB, AC tại D và E. Gọi P là một điểm bên trong tam giác ADE, F và G là giao của DE với BP và CP. Đường tròn tâm (O) ngoại tiếp tam giác PDG, đường tròn tâm (I) ngoại tiếp tam giác PEF cắt nhau tại điểm thứ hai là Q. Chứng minh rằng \[AQ \bot OI\]

Một cách giải khác:
Nhận thấy:
DK . KG = PK . KQ = FK. KE
Vì thế:

$\frac{FK}{KG} = \frac{DK}{KE}$ (*)

Điều này thực ra đã là đpcm vì giả sử KQ cắt BC tại X. Vì DE // BC và vì (*) nên A, Q, X thẳng hàng. A nằm trên PQ. Vì thế $AQ \perp OI$.

Hình gửi kèm

  • vuonggoc.png

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vslmat: 31-07-2012 - 19:47





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh