Đến nội dung

Hình ảnh

Dựng ba đường tròn tiếp xúc ngoài với nhau?

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 10 trả lời

#1
daothanhoai

daothanhoai

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 160 Bài viết
Làm thế nào có thể dựng ba đường tròn tiếp xúc ngoài với nhau??

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi daothanhoai: 31-07-2012 - 18:16


#2
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5004 Bài viết
3 đường tròn trên có phải thỏa yêu cầu gì không? Hay chỉ là bất kì?
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#3
Nxb

Nxb

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán học Hiện đại
  • 682 Bài viết

Làm thế nào có thể dựng ba đường tròn tiếp xúc ngoài với nhau??

Cái này nếu lấy tam giác đều và 3 đỉnh là tâm 3 đường tròn bán kính nửa cạnh tam giác thì ta đã được 3 đường tròn như vậy rồi còn trường hợp mà có ý định không rơi vào trường hợp đặc biệt hãy nghĩ đến tam giác và 3 tiếp điểm của đường tròn nội tiếp tam giác đó

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nxb: 31-07-2012 - 21:13


#4
daothanhoai

daothanhoai

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 160 Bài viết
Ba đường tròn trên là bất kỳ. Nếu không dựng được thì bổ sung nó thành bài toán thứ 5 không thể dựng được hình bằng thước và compa.

#5
Beautifulsunrise

Beautifulsunrise

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 450 Bài viết

Làm thế nào có thể dựng ba đường tròn tiếp xúc ngoài với nhau??

:wub:
h21424.JPG

#6
daothanhoai

daothanhoai

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 160 Bài viết

Cái này nếu lấy tam giác đều và 3 đỉnh là tâm 3 đường tròn bán kính nửa cạnh tam giác thì ta đã được 3 đường tròn như vậy rồi còn trường hợp mà có ý định không rơi vào trường hợp đặc biệt hãy nghĩ đến tam giác và 3 tiếp điểm của đường tròn nội tiếp tam giác đó


Một bài nữa ở chủ đề khác mong bạn giải đáp đó là: Dựng một tam giác đều có ba đỉnh nằm trên ba cạnh của một tam giác bất kỳ

#7
Nxb

Nxb

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán học Hiện đại
  • 682 Bài viết

Một bài nữa ở chủ đề khác mong bạn giải đáp đó là: Dựng một tam giác đều có ba đỉnh nằm trên ba cạnh của một tam giác bất kỳ

Gọi tam giác ngoại tiếp là ABC, D,E,F lần lượt nằm trên các cạnh BC, CA, AB sao cho tam giác DEF đều. Nếu gọi M là giao 3 đường tròn ngoại tiếp các tam giiác thì ta có thể chứng minh được chẳn hạn góc BMC bằng tổng góc A và 60 độ. Tù đó chắc bạn có thể tự suy nghĩ, sẽ thú vị hơn
Cách này có vẻ không thưc chất lắm

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nxb: 01-08-2012 - 17:35


#8
daothanhoai

daothanhoai

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 160 Bài viết

Gọi tam giác ngoại tiếp là ABC, D,E,F lần lượt nằm trên các cạnh BC, CA, AB sao cho tam giác DEF đều. Nếu gọi M là giao 3 đường tròn ngoại tiếp các tam giiác thì ta có thể chứng minh được chẳn hạn góc BMC bằng tổng góc A và 60 độ. Tù đó chắc bạn có thể tự suy nghĩ, sẽ thú vị hơn
Cách này có vẻ không thưc chất lắm


Bạn có thể vẽ hình và chứng minh rõ hơn giúp tớ được không?

#9
Nxb

Nxb

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán học Hiện đại
  • 682 Bài viết

Nhìn hình thì thấy nhưng chưa thấy thuyết minh nên tớ không biết tại sao có K,I,J


Bạn có thể vẽ hình và chứng minh rõ hơn giúp tớ được không?

Lần trước on trên di động nên rất khó đánh, đây là hình dựng
DỰNGHINH.jpg
Ta dựng tiếp tuyến với đường tròn tâm O của tam giác ABC tại A. Sau đó dựng một đường thẳng tạo với tiếp tuyến này một góc 60 độ. Ta dựng một đường tròn đi qua AB và tiếp xúc với đường thẳng này. Cũng như trên ta dựng được một đường thẳng đi qua BC. 2 đường tròn này chắc chắn cắt nhau tại một điểm (gọi là S) vì $\widehat{ABC}$ nhọn. Tiếp theo ta dựng đường tròn đi qua A và điểm S cắt AB, AC tại I, K. Điểm J tiếp theo có thể sử dụng đường trung trực, nhưng để tiện cho chứng minh ta sẽ dựng đường tròn qua BIS cắt BC tại J

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nxb: 04-08-2012 - 08:50


#10
daothanhoai

daothanhoai

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 160 Bài viết

Lần trước on trên di động nên rất khó đánh, đây là hình dựng
DỰNGHINH.jpg


Nhìn hình thì thấy nhưng chưa thấy thuyết minh nên tớ không biết tại sao có K,I,J

#11
DangHongPhuc

DangHongPhuc

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 657 Bài viết

Một bài nữa ở chủ đề khác mong bạn giải đáp đó là: Dựng một tam giác đều có ba đỉnh nằm trên ba cạnh của một tam giác bất kỳ

đó là bài toán mà napoleon đã tìm ra


"Con người không sợ Thần

mà bản thân nỗi sợ chính là Thần"





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh