Đến nội dung

Hình ảnh

Xác định H sao cho diện tích tam giác AMN​ max


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
lollipop97

lollipop97

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 70 Bài viết
Cho tam giác ABC cân tại A, gọi O là trung điểm của BC. Đường tròn (O;R) tiếp xúc với AB ở E, tiếp xúc với AC ở F. Điểm H chạy trên cung nhỏ EF ( khác E, F), tiếp tuyến đường tròn tại H cắt AB, AC lần lượt tại M. N.
a. Chứng minh $\Delta MOB đồng dạng với \Delta ONC$
b. Xác định H sao cho SAMN max

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi lollipop97: 08-08-2012 - 22:16


#2
triethuynhmath

triethuynhmath

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1090 Bài viết
Làm bài này:

Cho tam giác ABC cân tại A, gọi O là trung điểm của BC. Đường tròn (O;R) tiếp xúc với AB ở E, tiếp xúc với AC ở F. Điểm H chạy trên cung nhỏ EF ( khác E, F), tiếp tuyến đường tròn tại H cắt AB, AC lần lượt tại M. N.
a. Chứng minh $\Delta MOB đồng dạng với \Delta ONC$
b. Xác định H sao cho SAMN max

Ta có DDCM $\angle MON=\frac{1}{2}\angle EOF=\frac{180^0-\angle A}{2}=\angle B$
$\angle BMO=\angle OMN$ tính chất tiếp tuyến
$\Rightarrow \Delta OMN$ đồng dạng $\Delta BMO(gg)$
CMTT $\Delta CON$ đồng dạng $\Delta OMN$ đồng dạng tam giác $\Delta BMO(Q.E.D)$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi BlackSelena: 08-08-2012 - 22:54

TRIETHUYNHMATH

___________________________

08/12/1997


#3
lollipop97

lollipop97

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 70 Bài viết
Câu b có ai giúp mình cái :)

#4
ninhxa

ninhxa

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 139 Bài viết

Cho tam giác ABC cân tại A, gọi O là trung điểm của BC. Đường tròn (O;R) tiếp xúc với AB ở E, tiếp xúc với AC ở F. Điểm H chạy trên cung nhỏ EF ( khác E, F), tiếp tuyến đường tròn tại H cắt AB, AC lần lượt tại M. N.
a. Chứng minh $\Delta MOB đồng dạng với \Delta ONC$
b. Xác định H sao cho SAMN max

-Làm nốt phần b.
-Từ phần a ta có: $\Delta MOB\sim \Delta ONC\rightarrow \frac{OB}{NC}=\frac{BM}{OC}\rightarrow BM.NC=OB.OC=R^2$
-Đặt AB=AC=x (không đổi)
-Ta có: $AM.AN=(x-BM)(x-NC)=x^2+BM.NC-x(BM+NC)\leq x^2+R^2-x.2\sqrt{BM.NC}=x^2+R^2-2xr=(x-R)^2$
$\rightarrow S_{AMN}=\frac{1}{2}.AM.AN.sin\widehat{A} \leq \frac{1}{2}(x-R)^2.sin\widehat{A}$ (không đổi)
-Dấu bằng xảy ra khi
$BM=NC\Leftrightarrow AM=AN\Leftrightarrow \frac{AM}{BM}=\frac{AN}{NC}\Leftrightarrow MN//BC\Leftrightarrow$ H là điểm chính giữa cung EF

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ninhxa: 09-08-2012 - 11:08

Thời gian là thứ khi cần thì luôn luôn thiếu.


#5
lollipop97

lollipop97

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 70 Bài viết

-Làm nốt phần b.
-Từ phần a ta có: $\Delta MOB\sim \Delta ONC\rightarrow \frac{OB}{NC}=\frac{BM}{OC}\rightarrow BM.NC=OB.OC=R^2$
-Đặt AB=AC=x (không đổi)
-Ta có: $AM.AN=(x-BM)(x-NC)=x^2+BM.NC-x(BM+NC)\leq x^2+R^2-x.2\sqrt{BM.NC}=x^2+R^2-2xr=(x-R)^2$
$\rightarrow S_{AMN}=\frac{1}{2}.AM.AN.sin\widehat{A} \leq \frac{1}{2}(x-R)^2.sin\widehat{A}$ (không đổi)
-Dấu bằng xảy ra khi
$BM=NC\Leftrightarrow AM=AN\Leftrightarrow \frac{AM}{BM}=\frac{AN}{NC}\Leftrightarrow MN//BC\Leftrightarrow$ H là điểm chính giữa cung EF

Cho mình hỏi làm sao bạn nghĩ được hướng này vậy :)

#6
ninhxa

ninhxa

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 139 Bài viết

Cho mình hỏi làm sao bạn nghĩ được hướng này vậy :)

-Do tam giác AMN có góc A không đổi nếu mình nghĩ dùng công thức tính $S=\frac{1}{2}.a.b.sin(a,b)$.
-mình nghĩ là phần a giúp cho phần b nên cho ra những tỉ số của hai tam giác đồng dạng. bám vào cái không đổi là OB và OC nên có tích BM.NC không đổi. Từ tích không đổi thì nghĩ đến tổng BM +NC. Từ đó tớ biểu diễn AM và AN theo các đại lượng không đổi là AB=AC và BM, NC để có thể đánh giá.
-nói chung làm cực trị thì tớ nghĩ bạn nên lần theo các đại lượng không đổi.

Thời gian là thứ khi cần thì luôn luôn thiếu.





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh