Đến nội dung

Hình ảnh

Tính tích phân: $I = \int_{0}{e^{pi}}\cos(ln(x))dx$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 6 trả lời

#1
nguyen phat tai

nguyen phat tai

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 272 Bài viết
tính tích phân $I = \int_{1}^{e^{\pi}}\cos(ln(x))dx$
em làm đặt $t = ln(x) \rightarrow x=e^t...$. thầy em bảo sai, vì không được dùng hàm ngược, các anh giải thích zum e vấn đề này với

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyen phat tai: 26-08-2012 - 21:31

Hình đã gửi

#2
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

tính tích phân $I = \int_{0}^{e^{\pi}}\cos(ln(x))dx$
em làm đặt $t = ln(x) \rightarrow x=e^t...$. thầy em bảo sai, vì không được dùng hàm ngược, các anh giải thích zum e vấn đề này với


Sai ở đây không phải là dùng hàm ngược mà là ở cận $x=0$ đó.

Nếu đặt như vậy thì khi đổi cận, hàm $\ln x$ không xác định tại $x=0$.

Hàm ngược đã được đề cập trong chương trình THPT nên có thể dùng.

#3
nguyen phat tai

nguyen phat tai

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 272 Bài viết
em viết nhầm, cận dưới là 1
Hình đã gửi

#4
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

em viết nhầm, cận dưới là 1


Nếu thế thì có thể đặt như bạn được chứ nhỉ.

Vấn đề này nhờ các thầy cô trong nghề giải thích là hợp lí nhất!

---------
Chính xác là có thể dùng hàm ngược. Nếu không được dùng thế tại sao trong lượng giác lại có các khái niệm $\arcsin x,\arccos x,\arctan x,arc\cot x,...$ là hàm ngược của các hàm số $\sin x,\cos x,\tan x,\cot x$.

#5
nguyen phat tai

nguyen phat tai

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 272 Bài viết

Nếu thế thì có thể đặt như bạn được chứ nhỉ.

Vấn đề này nhờ các thầy cô trong nghề giải thích là hợp lí nhất!

---------
Chính xác là có thể dùng hàm ngược. Nếu không được dùng thế tại sao trong lượng giác lại có các khái niệm $\arcsin x,\arccos x,\arctan x,arc\cot x,...$ là hàm ngược của các hàm số $\sin x,\cos x,\tan x,\cot x$.

Thầy nói cần phải có điều kiện song ánh :-|, khó đỡ :(, thầy em khó lắm
Hình đã gửi

#6
CD13

CD13

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1456 Bài viết
Không cần phải thế chứ! Điều kiện song ánh à? Nó đã song ánh rồi đấy thôi, với $x \in [1;e^{\pi}]$ thì hàm $\ln x$ đã song ánh rồi!

#7
NosoZ

NosoZ

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 24 Bài viết
Theo mình thì bạn cứ giải cách khác cho ra kết quả. Sau đó cứ hỏi thầy: Tại sao sai? Tại sao không sử dụng được hàm ngược?...
Thầy khó thì cũng phải giải thích cho hai năm rõ mười, nếu không thì......mình cũng không đỡ được thầy của bạn.
Đi sau đến muộn--->Đang làm quen và sục sạo khắp nơi trên diễn đàn!




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh