Đến nội dung

Hình ảnh

ĐỀ THI CHỌN HSG KHỐI 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 14 trả lời

#1
hptai1997

hptai1997

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 39 Bài viết
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIÊN GIANG
Trường THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt

_______________
ĐỀ THI CHỌN HSG TOÁN KHỐI 10
NĂM HỌC 2012-2013

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Bài 1.(3đ)
a.Cho m là một số nguyên lẻ chứng minh: $m^3+3m^2-m-3$ chia hết cho 48
b.Không dùng máy tính chứng minh rằng:
$1+\frac{1}{\sqrt{2}}+\frac{1}{\sqrt{3}}+\frac{1}{\sqrt{4}}+...+\frac{1}{\sqrt{2012}}>\sqrt{2012}$
Bài 2. (6đ) Giaỉ phương trình và hệ phương trình sau:
a.$3x^2+2x+3-(3x+1)\sqrt{x^2+3}=0$
b. $\begin{cases} x^2+y^2+xy+1=4y \\ (x^2+1)(x+y-2)=y \end{cases}$
Bài 3. Với giá trị nào của x thì biểu thức $P=\frac{x^4+2x^3+8x+16}{x^4-2x^3+8x^2-8x+16}$ đạt giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất.
Bài 4.(4đ) Trên mặt phẳng cho 100 điểm tùy ý mà khoảng cách giữa các điểm đều khác nhau. Nối mỗi điểm với điểm gần nó nhất bằng một đoạn thẳng. Chứng minh rằng không thể có quá 5 đoạn thẳng đã nối đồng qui tại một điểm.
Bài 5.(4đ)
a. Trên các cạnh AB, CD của hình vuông ABCD lấy các điểm M, N sao cho:
$AM=CN=\frac{AB}{3}$. Gọi K là giao điểm của AN và DM
Chứng minh rằng trực tâm H của tam giác ADK nằm trên cạnh BC.
b. Cho tam giác ABC, gọi I, J là hai điểm xác định bởi :
$\underset{IA}{\rightarrow}$=$\underset{2IB}{\rightarrow}$: $\underset{3JA}{\rightarrow}$=$\underset{-2JC}{\rightarrow}$
Hãy biểu diễn véctơ $\underset{IJ}{\rightarrow}$ theo hai vectơ $\underset{AB}{\rightarrow}$ và $\underset{AC}{\rightarrow}$
-------HẾT-------

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hptai1997: 02-09-2012 - 21:00


#2
longqnh

longqnh

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 191 Bài viết

Bài 2. (6đ) Giaỉ phương trình và hệ phương trình sau:
a.$3x^2+2x+3-(3x+1)\sqrt{x^2+3}=0$


Đặt $t=\sqrt{x^2+3}$
PT trở thành:
$t^2-(3x+1)t+2x^2+2x=0$
$<=>t=2x$ v $t=x+1$
Trả giá trị lại $t$ tìm dc $x=\sqrt{3}$ v $x=1$

SẼ KHÔNG BAO GIỜ BẾ TẮC NẾU TA CÒN CỐ GẮNG


#3
tieulyly1995

tieulyly1995

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 435 Bài viết

Bài 2. (6đ) Giải phương trình và hệ phương trình sau:
b. $\begin{cases} x^2+y^2+xy+1=4y \\ (x^2+1)(x+y-2)=y \end{cases}$


Tham khảo tại đây

#4
diepviennhi

diepviennhi

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 318 Bài viết
bài 1a> Do m lẻ nên $m=2k+1$ thế vài biểu thức ta được $8k(k+1)(k+2)\vdots 48\forall k$
Bài 3: xét $x=0\Rightarrow P=1$
Xét $x\neq 0\Rightarrow P=\frac{x^{2}+2x+\frac{8}{x}+\frac{16}{x^{2}}}{x^{2}-2x-\frac{8}{x}+\frac{16}{x^{2}}+8}$
Đến đây đặt ẩn $x+\frac{4}{x}=t$ thế vào P là được biểu thức bậc 2
Dùng phương pháp miền giá trị coi t là ẩn sẽ tìm được cực trị

#5
Tru09

Tru09

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 625 Bài viết

b.Không dùng máy tính chứng minh rằng:
$1+\frac{1}{\sqrt{2}}+\frac{1}{\sqrt{3}}+\frac{1}{\sqrt{4}}+...+\frac{1}{\sqrt{2012}}>\sqrt{2012}$

Chén nào:
DÙng BDT CAuchy
$\Rightarrow B > \frac{2012^2}{\sqrt{1} +... +\sqrt{2012}} > \frac{2012^2}{2012\sqrt{2012}} > \sqrt{2012}$
--------------------------------
Bài 1
a,
$m^3 +3m^2 -m-3 \vdots 48$
$\Leftrightarrow m^3 +3m^2 -m-3 \vdots 16$ và $vdots 3$
@~ :Chứng minh chia hết cho 3:
A=(m^2 -1)(m+3)
Ta luôn có m^2 chia 3 có số dư là 0 hoặc 1
TH1: $m \equiv 0$ mod 3
$\Rightarrow A \vdots 3$
Th2 : $m \equiv 1$ mod 3
$\Rightarrow m^2 -1 \vdots 3 \Rightarrow A \vdots 3$
TH3 $m \equiv 2$ mod 3
$\Rightarrow m^2 -1 \vdots 3 \Rightarrow A \vdots 3$
@~ Chứng minh chia hết cho 16
Vì m lẻ $\Rightarrow m \equiv 1$ hoặc 3 mod 4
$\Rightarrow m^2 \equiv 1 $
$\Rightarrow m^2 -1 \vdots 4$
** :$m \equiv 1$ mod 4
$\Rightarrow m +3 \vdots 4$
Và từ đây $\Rightarrow A \vdots 16$
** $m \equiv 3$ mod 4
$\Rightarrow m =4k +3$
Thay vào $A \Rightarrow A =((4k+3)^2 -1)(4k+6) =(16k^2 +24k +8)(4k+6)=16k^3 .4 +24.k.4 +32k +16.6.k +144k +48=16k^3 .4 +24.k.4 + +16.6.k +176k +48 \vdots 16$
Vậy $\Rightarrow A \vdots 48$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Tru09: 02-09-2012 - 11:27


#6
triethuynhmath

triethuynhmath

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1090 Bài viết

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIÊN GIANG
Trường THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt

_______________
ĐỀ THI CHỌN HSG TOÁN KHỐI 10
NĂM HỌC 2012-2013

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Bài 1.(3đ)
a.Cho m là một số nguyên lẻ chứng minh: $m^3+3m^2-m-3$ chia hết cho 48
b.Không dùng máy tính chứng minh rằng:
$1+\frac{1}{\sqrt{2}}+\frac{1}{\sqrt{3}}+\frac{1}{\sqrt{4}}+...+\frac{1}{\sqrt{2012}}>\sqrt{2012}$

Đề này khá dễ nhỉ:
Câu 1:
a)$m^3+3m^2-(m+3)=(m+3)(m-1)(m+1)$
3 số chẵn liên tiếp nên có 1 số chia hết cho 6, một số chia hết cho 2, một số chia hêt cho 4 => đpcm
b)Dùng BĐT :
$\frac{1}{\sqrt{n}}> 2\sqrt{n+1}-2\sqrt{n}$
Ta có:
VT $> 2\sqrt{2012}-2> \sqrt{2012}(Q.E.D)$
----
$L$: Không quote hết bài nhé!!!

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi L Lawliet: 02-09-2012 - 11:22

TRIETHUYNHMATH

___________________________

08/12/1997


#7
triethuynhmath

triethuynhmath

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1090 Bài viết
Bài 2:
a)Đặt $a=\sqrt{x^2+3}$ ta có PT:
$a^2-(3x+1)a+2x+2x^2=0\Leftrightarrow (a-2x)(a-x-1)=0\Leftrightarrow \begin{bmatrix} a=2x \\ a=x+1 \end{bmatrix}\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x=1 \\ x=-1 \end{bmatrix}$
b)Đặt $a=x^2+1,b=x+y-2$
Ta có hệ:
$\left\{\begin{matrix} a+ab^2=2ab \\ ab=y \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} b^2+1=2b(a > 0) \\ ab=y \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} (b-1)^2=0 \Leftrightarrow b=1 \\ a=y \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x+y=3 \\ x^2+1=y \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} y=3-x \\ x^2+x-2=0 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \begin{bmatrix} \left\{\begin{matrix} x=1 \\ y=2 \end{matrix}\right. \\\left\{\begin{matrix} x=-2 \\ y=5 \end{matrix}\right. \end{bmatrix}(Q.E.D)$

TRIETHUYNHMATH

___________________________

08/12/1997


#8
triethuynhmath

triethuynhmath

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1090 Bài viết

Bài 3. Với giá trị nào của x thì biểu thức $P=\frac{x^4+2x^3+8x+16}{x^4-2x^3+8x^2-8x+16}$ đạt giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất.

Có cách khác cho bài này:
$P=\frac{(x+2)^2(x^2-2x+4)}{(x^2+4)(x^2-2x+4)}=\frac{(x+2)^2}{x^2+4}\geq 0$
Dấu "=" khi $x=-2$
Max:
$\frac{(x+2)^2}{x^2+4}=\frac{x^2+4x+4}{x^2+4}=2-\frac{(x-2)^2}{x^2+4}\leq 2$ Dấu "=" khi $x=2$
P/s: Phù được 12 đ rồi :D

TRIETHUYNHMATH

___________________________

08/12/1997


#9
triethuynhmath

triethuynhmath

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1090 Bài viết

a. Trên các cạnh AB, CD của hình vuông ABCD lấy các điểm M, N sao cho:
$AM=AN=\frac{AB}{3}$. Gọi K là giao điểm của AN và DM
Chứng minh rằng trực tâm H của tam giác ADK nằm trên cạnh BC.

Sao có thể N nằm trên CD được bạn vì lúc đó $AN >AD$ nên $AN> BC!!!

TRIETHUYNHMATH

___________________________

08/12/1997


#10
triethuynhmath

triethuynhmath

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1090 Bài viết

b. Cho tam giác ABC, gọi I, J là hai điểm xác định bởi :
$\underset{IA}{\rightarrow}$=$\underset{2IB}{\rightarrow}$: $\underset{3JA}{\rightarrow}$=$\underset{-2JC}{\rightarrow}$
Hãy biểu diễn véctơ $\underset{IJ}{\rightarrow}$ theo hai vectơ $\underset{AB}{\rightarrow}$ và $\underset{AC}{\rightarrow}$

Chém bài vecto này luôn:
$\overrightarrow{IA}=2\overrightarrow{IB}\Leftrightarrow \overrightarrow{IA}=2\overrightarrow{IA}+2\overrightarrow{AB}\Leftrightarrow \overrightarrow{IA}=-2\overrightarrow{AB},\overrightarrow{IC}-\overrightarrow{AC}=2\overrightarrow{IC}-2\overrightarrow{BC}\Leftrightarrow \overrightarrow{IC}=2\overrightarrow{BC}-\overrightarrow{AC}=-\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AC}$
Ta có:
$3\overrightarrow{JA}=-2\overrightarrow{JB}\Leftrightarrow 3\overrightarrow{IA}-3\overrightarrow{IJ}=-2\overrightarrow{IB}+2\overrightarrow{IJ}\Leftrightarrow 5\overrightarrow{IJ}=3\overrightarrow{IA}+2\overrightarrow{IB}=-6\overrightarrow{AB}+2\overrightarrow{AC}-2\overrightarrow{AB}=2\overrightarrow{AC}-8\overrightarrow{AB}\Leftrightarrow \overrightarrow{IJ}=\frac{2}{5}\overrightarrow{AC}-\frac{8}{5}\overrightarrow{AB}(Q.E.D)$

TRIETHUYNHMATH

___________________________

08/12/1997


#11
ninhxa

ninhxa

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 139 Bài viết
Cho mình hỏi sao thi hsg sớm thế ạ?

Thời gian là thứ khi cần thì luôn luôn thiếu.


#12
hptai1997

hptai1997

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 39 Bài viết

Cho mình hỏi sao thi hsg sớm thế ạ?

Để chọn đội tuyển thi olympic 30/4 bạn ạ!

#13
ninhxa

ninhxa

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 139 Bài viết

Để chọn đội tuyển thi olympic 30/4 bạn ạ!

Cho em spam nốt câu. Nhưng sao đã chọn từ đầu năm rồi?

Thời gian là thứ khi cần thì luôn luôn thiếu.


#14
hptai1997

hptai1997

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 39 Bài viết

Cho em spam nốt câu. Nhưng sao đã chọn từ đầu năm rồi?

trường mình kĩ tính lắm bạn ạ...để việc thi cử có hiệu quả

#15
triethuynhmath

triethuynhmath

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1090 Bài viết

Để chọn đội tuyển thi olympic 30/4 bạn ạ!

Nếu như đề dùng để chọn Đội tuyển thi Olympic 30/4 thì chắc lấy điểm cao lắm.Bạn có thi không,nếu có thì chúc bạn thi tốt nhé :)

Bài 5.(4đ)
a. Trên các cạnh AB, CD của hình vuông ABCD lấy các điểm M, N sao cho:
$AM=CN=\frac{AB}{3}$. Gọi K là giao điểm của AN và DM
Chứng minh rằng trực tâm H của tam giác ADK nằm trên cạnh BC.

Nếu bạn đã sửa đề thì minh xin chém:
Trên cạnh BC lấy điểm J sao cho $BJ=\frac{1}{3}BC$
Ta dễ dàng chứng minh: $\Delta ABJ=\Delta DAM(cgc)\Rightarrow \angle MAJ=\angle ADM\Rightarrow AJ \perp DM \Rightarrow AJ \perp DK$
HOàn toàn tương tự ta cm được:$DJ \perp AK$
Vậy J là trực tâm tam giác ADK hay ta đã có đpcm.
P/s:Mình cũng rất muốn thi Olympic 30/4 nhưng trường mình khó nên chắc không được đi thi :)
Như vậy là chỉ còn câu 4 chưa ai giải quyết :)

TRIETHUYNHMATH

___________________________

08/12/1997





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh