Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi học sinh giỏi Hà Nội 2012-2013


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
HÀ QUỐC ĐẠT

HÀ QUỐC ĐẠT

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 295 Bài viết
Bài 1
Cho hàm số $y=x^4-2mx^2+2m-3$. Tìm các giá trị của $m$ để hàm số có ba cực trị, đồng thời các điểm cực trị của đồ thị hàm số tạo thành một tam giác có bán kính đường tròn ngoại tiếp bằng $1$.

Bài 2 (5 điểm)
1) Giải phương trình: $\sqrt{5x-1}+\sqrt[3]{9-x}=2x^2+3x-1.$
2) Giải hệ phương trình : $\begin{cases} x^3(3y-2)=-8 \\ x(y^3+2)=-6\end{cases}$

Bài 3 (4 điểm)
1) Tìm giá trị nhỏ nhất của hàm số:
$$y=\sqrt{x^2+3x+9}+\sqrt{x^2-3x+9}$$
2) Cho 2 số thực dương a,b thỏa mãn $a+b+ab=3.$ Chứng minh rằng:
$$\dfrac{4a}{b+1}+\dfrac{4b}{a+1}+2ab-\sqrt{7-3ab} \ge 4.$$

Bài 4 (5 điểm)
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M,N là hai điểm lần lượt trên các đoạn thẳng AB và AD (M,N không trùng A) sao cho $\dfrac{AB}{AM}+\dfrac{2AD}{AN}=4.$
1) Chứng minh rằng khi M,N thay đổi, đường thẳng MN luôn đi qua một điểm cố định
2) Gọi V và V' lần lượt là thể tích của các khối chóp S.ABCD và S.MBCDN.
Chứng minh rằng: $\dfrac{2}{3} \le \dfrac{V'}{V} \le \dfrac{3}{4}.$

Bài 5 (4 điểm)
Cho dãy số $(u_n)$ xác định bởi : $\begin{cases} u_1=2 \\ u_{n+1}=\dfrac{u_n^2}{2u_n-1}\end{cases}, \ \ n \ge 1, n\in \mathbb{N}.$
1) Chứng minh rằng dãy số $(u_n)$ giảm và bị chặn.
2) Hãy xác định số hạng tổng quát của dãy số $(u_n).$
Nguồn:Mathscope.org

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HÀ QUỐC ĐẠT: 15-10-2012 - 18:30


#2
shinichi2095

shinichi2095

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 76 Bài viết
Bài 1 ra m=1 và m=$\frac{\sqrt{5}-1}{2}$
Bài 2
1,x=1
2.(x,y)=(1,-,2);(-2,1)
Bài 3 min y=$3\sqrt{2}$
Bài 5 ra $u_{n+1}=\frac{2^{2^{n}}}{2^{2^{n}}-1}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi shinichi2095: 15-10-2012 - 17:47


#3
T M

T M

    Trung úy

  • Thành viên
  • 926 Bài viết

Bài 2 (5 điểm)
1) Giải phương trình: $\sqrt{5x-1}+\sqrt[3]{9-x}=2x^2+3x-1.$
2) Giải hệ phương trình : $\begin{cases} x^3(3y-2)=-8 \\ x(y^3+2)=-6\end{cases}$


Bài này trước :)

Phần 1.

$$pt\Leftrightarrow \left ( \sqrt{5x-1}-2 \right )+\left ( \sqrt[3]{9-x}-2 \right )=2x^2+3x-5\\ \\ \, \, \, \Leftrightarrow \left ( x-1 \right )\left [ \frac{1}{\sqrt{5x-1}+2}-\frac{1}{\left ( 9-x \right )^\frac{2}{3}+2\sqrt[3]{9-x}+4}-2\left ( x+\frac{5}{2} \right ) \right ]=0$$

Dựa vào điều kiện xác định ta có $x \geq \frac{1}{5}$ nên

$$\frac{1}{\sqrt{5x-1}+2} <\frac{1}{2}\, \, \, \, \, \, \, \, ; \, \, \, \, \, \, 2\left ( x+\frac{5}{2} \right )\geq \frac{27}{5}>\frac{1}{2}$$

Ngoặc lớn vô nghiệm.

Phần 2.

$$hpt\Rightarrow \left\{\begin{matrix} 3y-2=\frac{-8}{x^3} & & \\ y^3+2=\frac{-6}{x} \end{matrix}\right.\Rightarrow y^3+3y=\left ( \frac{-2}{x} \right )^3+3.\left ( \frac{-2}{x}\right )$$

Đến đây coi như xong :)
ĐCG !

#4
T M

T M

    Trung úy

  • Thành viên
  • 926 Bài viết

Bài 3 (4 điểm)
1) Tìm giá trị nhỏ nhất của hàm số:
$$y=\sqrt{x^2+3x+9}+\sqrt{x^2-3x+9}$$




$$y=\sqrt{\left ( x+\frac{3}{2} \right )^2+\frac{27}{4}}+\sqrt{\left ( \frac{3}{2}-x \right )^2+\frac{27}{4}} \geq \sqrt{3^2+\left ( 2.\frac{\sqrt{27}}{2} \right )^2} =6$$

Để trình bày đúng chương trình mà không phải chứng minh bổ đề (BĐT Minkopski) thì tốt nhất là đưa về tọa độ :)

Đẳng thức xảy ra khi $x=0$.
ĐCG !

#5
minhtuyb

minhtuyb

    Giả ngu chuyên nghiệp

  • Thành viên
  • 470 Bài viết

Bài 5 (4 điểm)
Cho dãy số $(u_n)$ xác định bởi : $\begin{cases} u_1=2 \\ u_{n+1}=\dfrac{u_n^2}{2u_n-1}\end{cases}, \ \ n \ge 1, n\in \mathbb{N}.$
1) Chứng minh rằng dãy số $(u_n)$ giảm và bị chặn.
2) Hãy xác định số hạng tổng quát của dãy số $(u_n).$
Nguồn:Mathscope.org


*C/m $u_n>1 \forall n\ge 1$:
+) C/m $u_n\ge 1\forall n\ge 1 $
- $n=1$ thì mệnh đề đúng
- Giả sử mệnh đúng với $n=k-1$. Ta sẽ c/m mệnh đề đúng với $n=k$:
Xét hiệu : $u_{k+1}-1=\dfrac{u_k^2}{2u_k-1}-1=\dfrac{(u_k-1)^2}{2u_k-1}\ge 0\Rightarrow u_{k+1}\ge 1\ (\ Do 2u_k-1\ge 1>0)$
Vậy theo nguyên lí quy nạp $u_n\ge 1\forall n\ge 1 $

+) C/m $\not\exists u_k=1$
Phản chứng: Giả sử $\exists u_k=1\Leftrightarrow \dfrac{u_{k_1}^2}{2u_{k-1}-1}=1\Leftrightarrow (u_{k-1}-1)^2=0\Leftrightarrow u_{k-1}=1$
$$\Rightarrow u_k=u_{k-1}=...=u_2=u_1=1$$
Mâu thuẫn với $u_1=2$

Vậy $u_n>1 \forall n\ge 1$

*C/m $n$ giảm:
Vì $u_n>1\Rightarrow \dfrac{u_n}{2u_n-1}<1\Rightarrow \dfrac{u_{n+1}}{u_n}= \dfrac{u_n}{2u_n-1}<1\Rightarrow u_{n+1}<u_n$

Vậy dãy số đã cho giảm và bị chặn dưới bởi 1.

*CTTQ: Ta sẽ c/m quy nạp:
$$u_n=\dfrac{coth(2^{n-1}.coth^{-1}(3) )+1}{2}$$
...

Bài 3 (4 điểm)

2) Cho 2 số thực dương a,b thỏa mãn $a+b+ab=3.$ Chứng minh rằng:
$$S=\dfrac{4a}{b+1}+\dfrac{4b}{a+1}+2ab-\sqrt{7-3ab} \ge 4.$$

-Từ giả thiết suy ra $0<ab\le 1$ và $(a+1)(b+1)=4$
-Có:
$$S=\dfrac{4a^2+4+4b^2+4}{(a+1)(b+1)} +2ab-\sqrt{7-3ab}\ge 4\\\Leftrightarrow a^2+b^2+2+2ab-\sqrt{7-3ab}\ge 4$$
Vì $a^2+b^2\ge 2ab$ nên ta cần c/m:
$$4ab-\sqrt{7-3ab}\ge 2$$
Đặt $t=ab\Rightarrow 0<t\le 1$, đến đây ta chỉ việc KSHS $f(t)=4t-\sqrt{7-3t}$ trên $(0;1]$ ...

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi minhtuyb: 15-10-2012 - 20:45

Phấn đấu vì tương lai con em chúng ta!

#6
hoangtrong2305

hoangtrong2305

    Trảm phong minh chủ

  • Phó Quản lý Toán Ứng dụ
  • 861 Bài viết

Bài 1
Cho hàm số $y=x^4-2mx^2+2m-3$. Tìm các giá trị của $m$ để hàm số có ba cực trị, đồng thời các điểm cực trị của đồ thị hàm số tạo thành một tam giác có bán kính đường tròn ngoại tiếp bằng $1$.


$y=x^4-2mx^2+2m-3$

TXĐ: $D=\mathbb{R}$

$y'=4x^{3}-4mx$

Để số có 3 cực trị $\Leftrightarrow y'=0$ có 3 nghiệm phân biệt

$4x(x^{2}-m)=0$

$\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x=0\\ x=\sqrt{m}\\ x=-\sqrt{m} \end{bmatrix};(m>0)$

Khi đó toạ độ 3 cực trị là:

$\left\{\begin{matrix} A(0;2m-3)\\ B(\sqrt{m};-m^{2}+2m-3)\\ C(-\sqrt{m};-m^{2}+2m-3) \end{matrix}\right.$

Ta có $\Delta ABC$ cân tại $A$

Giả sử $I$ là trung điểm $BC\Rightarrow I(0;-m^{2}+2m-3)$

Giả sử $O$ là tâm đường tròn ngoại tiếp $\Delta ABC$, ta có:

$OI=AI-AO=AI-1$

$OC^{2}=OI^{2}+IC^{2}$

$\Leftrightarrow (AI-1)^{2}+IC^{2}=1$ (1)

Mà $\left\{\begin{matrix} AI=\sqrt{m^{4}}=m^{2}\\ IC=\sqrt{m} \end{matrix}\right.$

Thay vào $(1)\Leftrightarrow (m^{2}-1)^{2}+m=1$

$\Leftrightarrow (m-1)^{2}(m+1)^{2}+m-1=0$

$\Leftrightarrow (m-1)[(m^{2}-1)(m+1)+1]=0$

$\Leftrightarrow m(m-1)(m^{2}+m-1)=0$

$\Leftrightarrow \begin{bmatrix} m=0\\ m=1\\ m=\frac{\sqrt{5}-1}{2}\\ m=\frac{-\sqrt{5}-1}{2} \end{bmatrix}$

So điều kiện, nhận $\begin{bmatrix} m=1\\ m=\frac{\sqrt{5}-1}{2} \end{bmatrix}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoangtrong2305: 20-10-2012 - 22:35

Toán học là ông vua của mọi ngành khoa học.

Albert Einstein

(1879-1955)

Hình đã gửi


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Click xem Đạo hàm, Tích phân ứng dụng được gì?

và khám phá những ứng dụng trong cuộc sống


#7
ongtrum1412

ongtrum1412

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết

Bài này trước :)

Phần 1.

$$pt\Leftrightarrow \left ( \sqrt{5x-1}-2 \right )+\left ( \sqrt[3]{9-x}-2 \right )=2x^2+3x-5\\ \\ \, \, \, \Leftrightarrow \left ( x-1 \right )\left [ \frac{1}{\sqrt{5x-1}+2}-\frac{1}{\left ( 9-x \right )^\frac{2}{3}+2\sqrt[3]{9-x}+4}-2\left ( x+\frac{5}{2} \right ) \right ]=0$$

Dựa vào điều kiện xác định ta có $x \geq \frac{1}{5}$ nên

$$\frac{1}{\sqrt{5x-1}+2} <\frac{1}{2}\, \, \, \, \, \, \, \, ; \, \, \, \, \, \, 2\left ( x+\frac{5}{2} \right )\geq \frac{27}{5}>\frac{1}{2}$$

Ngoặc lớn vô nghiệm.

Phần 2.

$$hpt\Rightarrow \left\{\begin{matrix} 3y-2=\frac{-8}{x^3} & & \\ y^3+2=\frac{-6}{x} \end{matrix}\right.\Rightarrow y^3+3y=\left ( \frac{-2}{x} \right )^3+3.\left ( \frac{-2}{x}\right )$$

Đến đây coi như xong :)

Phần 2: Nhân 2 vế phương trình (1) của hệ với x^2 ,sau đó cộng với phương trình (2),được ngay xy=-2.Xong

#8
xuanha

xuanha

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 131 Bài viết
sao mình gửi 2 bài sao hôm nay mất rồi.k thấy nữa




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh