Đến nội dung

Hình ảnh

Đề chọn Đội tuyển Bắc Ninh năm 2012-2013


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Đề chọn Đội tuyển Bắc Ninh năm 2012-2013


Câu 1. Giải phương trình:
$$\log_{2+\sqrt{5}}(x^2-2x-2012)=\log_{2\sqrt{2+\sqrt{5}}}(x^2-2x-2013)$$
Câu 2. Giả sử hàm số $f:\mathbb{R}^{+}\to \mathbb{R}^{+}$ thỏa mãn: $f(9x)+2012f(3x)=2013f(x) \forall x\in \mathbb{R}^{+}$
Chứng minh tồn tại số thực $k>1$ để $f(kx)=f(x) \forall x\in \mathbb{R}^{+}$.

Câu 3. Cho tam giác $ABC$ có trực tâm $H$. Gọi $P$ là một điểm nằm trên đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$ và $E$ là chân đường cao hạ từ $B$ xuống cạnh $AC$. Vẽ các hình bình hành $PAQB$ và $PARC$, $AQ$ giao với $HR$ tại $X$. Chứng minh $EX$ song song với $AP$.

Câu 4. Tìm sáu số nguyên tố $p_1,p_2,p_3,p_4,p_5,p_6$ thỏa mãn: $$p^2_6=p^2_1+p^2_2+p^2_3+p^2_4+p^2_5$$
Câu 5. Trong một cuộc thi có $m$ thí sinh và $n$ giám khảo ($m\in \mathbb{N}^{*}, n\in \mathbb{N}, n\ge 3, n$ lẻ). Giả sử $k\in \mathbb{N}^{*}$ là số sao cho 2 giám khảo bất kì cho không quá $k$ thí sinh đánh giá giống nhau (giám khảo đánh giá thí sinh 'đạt' hoặc 'không đạt'). Chứng minh : $\frac{k}{m}>\frac{n-1}{2n}$.

#2
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5019 Bài viết
Câu 3:
http://diendantoanho...g-cao-của-bh-v/
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#3
hienbn

hienbn

    Lính mới

  • Thành viên
  • 7 Bài viết
Câu 4. (Mình không biết gõ latex bạn nào giúp mình gõ lại với)
P6^2=Sum(Pi^2) i=1-5;
Dựa vào tính chất 1 số chính phương chia cho 3 dư 0 hoặc 1. và chia cho 8 dư 0, 1, 4.
Xem tính chất này khi chia cho 3. Giả giử P1,..P5 không có số nào bằng 3. vậy VP:3 dư 2. VT :3 dư 1--> vô lý. vậy trong P1...P5 có 1 số chia hết cho 3. GS P1=3. Xét tính chất này khi chia cho 8. Giả sử P2,...P5 không có số nào bằng =2 vaf đều là số lẻ. vậy VP :8 dư 5. VT:8 dư 1 vô lý. hơn nữa điều kiện bắt buộc để Sum (Pi^2) i=2,5 chia hết cho 8 là P2=P3=P4=P5=2. do đó nghiệm là (2,2,2,2,3,5) và các hoán vị. Bạn nào trình bày lại hộ mình với, cám ơn.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hienbn: 17-10-2012 - 08:15

I am happy with my works for I could find math on it.

#4
mrtutito

mrtutito

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết

Câu 4. (Mình không biết gõ latex bạn nào giúp mình gõ lại với)
P6^2=Sum(Pi^2) i=1-5;
Dựa vào tính chất 1 số chính phương chia cho 3 dư 0 hoặc 1. và chia cho 8 dư 0, 1, 4.
Xem tính chất này khi chia cho 3. Giả giử P1,..P5 không có số nào bằng 3. vậy VP:3 dư 2. VT :3 dư 1--> vô lý. vậy trong P1...P5 có 1 số chia hết cho 3. GS P1=3. Xét tính chất này khi chia cho 8. Giả sử P2,...P5 không có số nào bằng =2 vaf đều là số lẻ. vậy VP :8 dư 5. VT:8 dư 1 vô lý. hơn nữa điều kiện bắt buộc để Sum (Pi^2) i=2,5 chia hết cho 8 là P2=P3=P4=P5=2. do đó nghiệm là (2,2,2,2,3,5) và các hoán vị. Bạn nào trình bày lại hộ mình với, cám ơn.

Hình như số chính phương chia 8 dư 0 hoặc 1 thôi . ^^

#5
together1995

together1995

    Nữ tướng cướp!

  • Thành viên
  • 184 Bài viết
Câu 1 chỉ cần đặt $t=x^2-2x-2012$ sau đó đặt $u=\log_{2+\sqrt{5}}$ suy ra $(2+\sqrt{5})^u=t$.
$\log_{2\sqrt{2+\sqrt{5}}}(t-1)=u$.
$(2\sqrt{2+\sqrt{5}})^u=t-1=(2+\sqrt{5})^u-1$.
Chuyển vể rui` chia cho $(2+\sqrt{5})^u$, xét f(u) là hs giảm suy ra đc nghiệm u duy nhất-->xong.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi together1995: 24-10-2012 - 05:37

Khi sinh ra, bạn khóc trong lúc mọi người xung quanh mỉm cười.

Hãy sống để khi chết, bạn mỉm cười trong khi những người xung quanh thì khóc.

Họ khóc vì niềm vui được biết đến bạn.


#6
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Câu 1. Giải phương trình:
$$\log_{2+\sqrt{5}}(x^2-2x-2012)=\log_{2\sqrt{2+\sqrt{5}}}(x^2-2x-2013)$$


Xem tại đây.




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh