Đến nội dung

Hình ảnh

Đôi điều về box Triết học trong Toán học

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
ngocson52

ngocson52

    Kẻ độc hành

  • Founder
  • 859 Bài viết
Nhiều người có thể coi việc mở ra cái box này là việc làm không cần thiết, nhưng như thế là chúng ta thu hẹp phạm vi ứng dụng của toán học trong hệ thống khoa học chung. Có người đã ví von rằng có bao nhiêu khoa học thì có bấy nhiêu toán học trong tri thức của nó. Ngày nay toán học đã thâm nhập vào tất cả các ngành khoa học, từ những ngành vốn rất gần gũi với nó, như các môn khoa học tự nhiên, cho đến những ngành hoàn toàn tưởng như rất xa lạ với những con số khô khan như sử học, xã hội học, thậm chí là cả văn thơ nữa. Tất cả những cái đó khiến cho chúng ta phải đặt ra câu hỏi: toán học nó đơn thuần là một lĩnh vực nhất định của tri thức hay nó còn là phương pháp để nhận thức khoa học? Nếu phải thì phương pháp ấy là gì? Phải chăng toán học là một khoa học vạn năng, là vua của các khoa học (theo nghĩa đứng trên các khoa học)? Để trả lời những câu hỏi ấy chúng ta không thể nào chỉ đứng trên mảnh đất của toán học. Nói chung, khi khoa học phát triển đến một trình độ nhất định nó đòi hỏi phải có những khái quát về mặt lý luận, đó không thuộc quyền hạn của môn khoa học cụ thể mà là lĩnh vực của triết học. Toán học cũng không nằm ngoài định lệ ấy.
Đó chỉ là một ví dụ rất nhỏ cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu các vấn đề Triết học của toán học (Nếu ai đó còn chưa tin thì xin hãy trả lời những câu hỏi hết sức ìđơn giản” sau đây: Toán học là gì? Toán học có quan hệ thế nào với hiện thực, nếu có thì nó nghiên cứu vấn đề gì của hiện thực? Chúng ta đều biết thực tiễn là hòn đá thử vàng của các tri thức khoa học, vậy nó có đúng với toán học hay không? v.v…). Tất cả (tôi hy vọng là thế) sẽ được làm sáng tỏ dần trong box này. Tôi mong box này sẽ được nhiều người ưởng ứng và tham gia xây dựng. về phần mình, tôi sẽ cố gắng viết trong ìvùng khả năng” của mình. Tiếc là tôi không có nhiều thời gian rảnh để viết bài và những lúc chưa nghĩ được, tôi sẽ cố gắng chọn lọc và đưa lên đây các bài viết có giá trị trên các sách báo của chúng ta (đồng thời tôi sẽ chú giải đầy đủ).
Chuyên kể rằng, trên một chuyến hành trình đi nghỉ qua Xcôt-len có một nhà thiên văn học, nhà vật lý và nhà toán học. Nhìn qua cửa sổ toa đầu , họ thấy một con con cừu đen trên đồng cỏ. ìHay thật!” - nhà thiên văn nhận xét – ìhóa ra ở Xcôt-len mọi cừu đếu đen!”. ìĐâu phải! – nhà vật lý học phản đối, ở Xcôt-len có một số cừu đen”. Trong khi đó nhà toán học của chúng ta buồn rầu ngước nhìn trời rồi tuyên bố một lời chắc như đinh đóng cột: ìỞ Xcôt-len có ít nhất một đồng cỏ ở trên đó nuôi ít nhất một con cừu, nó có ít nhất một bên là màu đen”. Nhà toán học của chúng ta có cẩn thận quá không? Và liệu trong toán học có những con cừu nửa đen như thế?
Có hai khó khăn trong các bài viết cho box này. Thứ nhất đòi hỏi người viết phải có một kiến thức nhất định trong cả hai lĩnh vực (Toán học và Triết học), trong khi cả hai ngành đấy tôi đều không được đào tạo bài bản (vì tôi chẳng được học hành gì), nên có thể những gì tôi viết ra chưa chắc đã chính xác hoặc không mang tính thời sự. Thứ hai, đối tượng đọc nó cũng rất nhiều: viết nhiều về Triết học quá thì nhiều bạn không đọc được (còn viết nhiều về toán quá thì tôi … không biết) còn viết đơn giản thì có khi trở thành ngô nghê, thành những cái quá hiển nhiên (biết rồi, khổ lắm nói mãi) khiến chẳng ai buồn đọc. Vì vậy mục tiêu của tôi khi viết bài ở đây là: tránh động đến các vấn đề của riêng môn Triết và cố gắng trình bày theo lối càng tự nhiên (ìdân dã”) càng tốt.
Đó là nói về trường hợp một mình tôi phải gánh vách lấy nhiệm vụ xây dựng cái box này. Tất nhiên chẳng ai hy vọng như vậy. Đây là 1 diễn đàn chứ không phải là chuyên mục chuyên nghiên cứu về 1 vấn đề nào đó, mà đã là diễn đàn thì phải có sự tham gia tranh luận của nhiều người (chứ không thể của riêng mình ai).
Có thể một số bạn bực mình: không biết cái ông bạn dở hơi này định viết nhăng viết cuội gì mà rào trước đón sau ác thế. Nhưng ngay cả Đức thánh Allah vẫn chậm rãi châm thuốc trước khi bắt đầu câu chuyện kể của mình. Máy bay trước khi cất cánh cũng phải chạy dài một đoạn trên đường băng. Các chàng hiệp sĩ trước khi chiến đấu cũng phải múa vài đường gươm. Ngay cả các chàng trai trước khi cưới vợ cũng phải ìmang” người ta về ìra mắt” bố mẹ (đó còn là bỏ qua nhiều khâu rồi đấy), trước khi cưới thì phải có đám ăn hỏi trước chứ. Thôi thì ta cứ làm thế cho có lệ.
Sống trong đời sống cần có một túi tiền.
Để làm gì em biết không?
Để gái nó theo, để gái nó theo... :D

#2
nxtruong

nxtruong

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết
Bạn ngocson52 tạo ra một chủ đề rất hay nhưng đây là một vấn đề mà hiện nay ở VN chưa được quan tâm nhiều. Nếu tìm các bài viết về triết học trong toán học trên internet thì thấy rằng trên thế giới họ đã nghiên cứu vấn đề này rất công phu. Trong chương trình đào tạo Cao học chuyên ngành PPGD toán của ta hiện nay đãc có môn học này nhưng thời gian học hơi ít. Cuốn " Chủ nghĩa duy vật biện chứng với việc dạy học và nghiên cứu toán học" (2 tập) của GS Nguyễn Cảnh Toàn đã đề cập đến triết học trong toán học một cách rất sâu sắc. Mong những người am hiểu về đề tài này hãy viết bài để chúng ta cùng chia sẻ kinh nghiệm. Tôi cũng là một giáo viên toán THCS nhưng chưa am hiểu mấy về triết học nên chỉ tham gia với tư cách là khán giả.

#3
ngocson52

ngocson52

    Kẻ độc hành

  • Founder
  • 859 Bài viết
Trước khi diễn đàn bị download đã có bài viết nói về cuốn sách của GS Nguyễn Cảnh Toàn và bản thân tớ cũng đưa ra khá nhiều sách (tham khảo) bàn về Triết học trong Toán học, có lẽ phải lâu lâu nữa mới post lại. Nhân tiện nói về cảm nhận của tớ về cuốn sách của GS NCT. Theo tớ thì cuốn sách đó chỉ hay và bổ ích đối với các giáo viên, sinh viên ngành sư phạm thôi, còn với SV ngành Triết và những người nghiên cứu vấn đề triết học của KHTN thì nó không có gì đáng nói cả.
Sống trong đời sống cần có một túi tiền.
Để làm gì em biết không?
Để gái nó theo, để gái nó theo... :D

#4
hieuphuong

hieuphuong

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết
Quá hay .Cuối cùng thì cũng có trang này để thảo luận về nó.Tui cũng là dân ngoại đạo nhưng các sư trưởng rất nhạy cảm với toán nên cũng muốn tìm hiểu toán học nó có gì lạ không.Ở chỗ tôi vẫn thiếu sách lắm nên các ngành toán tôi mới theo dõi được vài mảnh.mong các bạn cùng góp ý.À tiện nói thêm rằng bài viết của Nguyễn Kim Yến trong diễn đàn về chủ đề "Toán học và triết học"chỉ là bài làm của học sinh thôi bập bẹ nói triết.Đúng là "năm nay có vài người muốn làm nhà macxit".

#5
lomo

lomo

    Lính mới

  • Thành viên
  • 8 Bài viết
Thời cổ đại, triết học còn là khoa học của mọi khoa học. Lý do là: Triết học đưa ra những quan điểm chính là những cách nhận thức về thế giới, nó cũng là cơ sở để con người đưa ra những mô hình, cấu trúc và những quy luật của thế giới. Những nhà khoa học thời xưa là những người đi tìm những cái cụ thể để chứng minh cho quan điểm do triết học đưa ra.

Còn hiện nay, các vấn đề để nhận thức thế giới đều đã được các ngành khoa học đưa vào mục tiêu nghiên cứu, kể cả các vấn đề về xã hội, kinh tế, chính trị, tâm linh, v.v với các hình thức thực nghiệm, lý thuyết (bao gồm cả những giả thuyết). Mỗi ngành khoa học đều sử dụng những kết quả nghiên cứu của ngành khoa học khác để thực hiện mục tiêu nghiên cứu và ứng dụng của mình.

Vậy triết học ngày nay làm gì? Nếu chỉ làm cái việc là đem các kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học tập hợp lại, viết lại theo cái cách của mình chứ không đưa ra được cái gì mới, thậm chí không có một nghiên cứu mới về nhận thức thế giới thì có còn phải là một ngành khoa học không nhỉ?

Quên mất, trong box này mà không bàn mấy chữ về toán thì không được.
Toán học ra đời cũng từ những yêu cầu thực tế. Tuy nhiên, toán học là một ngành khoa học đặc biệt. Sự phát triển của toán học vừa gắn với yêu cầu thực tế vừa tách xa thực tế.
Toán học đã, đang và sẽ là công cụ mạnh nhất cho các ngành khoa học. Đồng thời, toán học cũng nghiên cứu những vấn đề chỉ thuần túy toán học, cũng có những kết quả nghiên cứu toán học được áp dụng trong các ngành khoa học khác sau một thời gian rất lâu và có những kết quả nghiên cứu toán học không biết có được ứng dụng vào các ngành khoa học khác hay không. Đặc điểm các kết quả nghiên cứu của toán học là phát sinh đáp ứng yêu cầu thực tế, đi trước yêu cầu thực tế tạo ra công cụ cho các yêu cầu sau này, và cuối cùng là những kết quả chỉ thuần túy toán học có thể không được ứng dụng vào đâu.

lomo quá nên bàn mà không biết đúng sai, mong được chỉ giáo.




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh