Đến nội dung

Hình ảnh

Tìm công thức tổng quát và chứng minh dãy số bị chặn

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 19 trả lời

#1
clover1996

clover1996

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết
Chưa có tên.jpg

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi clover1996: 25-12-2012 - 06:12

Clover

#2
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 Bài viết

Anh chị chứng minh gấp dùm em. Bài trong file đính kèm nha anh chị. Tks everybody

File đâu bạn ?? :mellow: Mà nếu được,có lẽ bạn nên gõ Latex bài toán luôn trong tiêu đề và bài viết.Thân.
"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#3
clover1996

clover1996

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết

File đâu bạn ?? :mellow: Mà nếu được,có lẽ bạn nên gõ Latex bài toán luôn trong tiêu đề và bài viết.Thân.

Em xin lỗi. Em mới vào nên chưa quen lém, cũng chưa pek gõ latex nên em fai làm trong word rùi save dưới dạng hình ảnh. Bài em đã bổ sung thêm. Em thành thật xin lỗi mọi người
Clover

#4
Ispectorgadget

Ispectorgadget

    Nothing

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 2946 Bài viết
Bạn học gõ Latex lại nhé!
Tìm CTTQ của $\sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{2+...+\sqrt{2}}}}=2\cos \frac{\pi}{2^{n+1}}$ (n dấu căn)
Đặt VT của đẳng thức là $C_n$
Khi $n=1$ VT = $\sqrt{2}$, $VP =2\cos \frac{\pi}{4}=\sqrt{2}$; đẳng thức trên đúng.
Giả sự đẳng thức đúng với $n=k\ge 1$, tức là $$C_k=2\cos \frac{\pi}{2^{k+1}}$$ Ta phải chứng minh $$C_{k+1}=2cos \frac{\pi}{2^{k+2}}$$ Thật vậy từ giả thiết quy nạp ta có $$C_{k+1}=\sqrt{2+C_k}=\sqrt{2+2\cos \frac{\pi}{2^{k+1}}}=\sqrt{4\cos^2\frac{\pi}{2^{k+2}}}=2\cos \frac{\pi}{2^{k+2}}$$
Vậy hệ thức được chứng minh.

►|| The aim of life is self-development. To realize one's nature perfectly - that is what each of us is here for. ™ ♫


#5
Tran Hoai Nghia

Tran Hoai Nghia

    UNEXPECTED PLEASURE.

  • Thành viên
  • 438 Bài viết
bài thứ nhất:Đặt $a_{n}=v_{n}+t$, ta có:$v_{n+1}+t=\frac{v_{n}+t+2}{v_{n}+t+1}\Leftrightarrow v_{n+1}=\frac{(1-t)v_{n}+2-t^{2}}{v_{n}+t+1}$
Mục đích là để loại bỏ hạng tử tự do trên tử nên chọn $t=\sqrt{2}$, ta có:$v_{n+1}=\frac{(1-\sqrt{2})v_{n}}{v_{n}+1+\sqrt{2}}\Leftrightarrow \frac{1}{v_{n+1}}=\frac{v_{n}+1+\sqrt{2}}{(1-\sqrt{2})v_{n}}\Leftrightarrow \frac{1}{v_{n+1}}=-1-\sqrt{2}-\frac{3+2\sqrt{2}}{v_{n}}$
Đặt $x_{n}=\frac{1}{v_{n}}$, ta có:$x_{n+1}=-1-\sqrt{2}-(3+2\sqrt{2})x_{n}\Leftrightarrow x_{n+1}+\frac{\sqrt{2}}{4}=-(3+2\sqrt{2})(x_{n}+\frac{\sqrt{2}}{4})$
Đặt $u_{n}=x_{n}+\frac{\sqrt{2}}{4}$, ta có:$u_{n+1}=-(3+2\sqrt{2})u_{n}$ Đây là cấp số nhân có $u_{1}=\frac{-4-3\sqrt{2}}{4}$ và $q=-(3+2\sqrt{2})$
Đến đây thì bạn tự giải tiếp nhé mình....đau lưng quá!hi hi :icon8: :icon11: thắc mắc gì hỏi mình.Nhờ các anh em còn lại kiểm chứng và nhắc nhở nha.

SÁCH CHUYÊN TOÁN, LÝ , HÓA  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2: 
https://www.facebook...toanchuyenkhao/


#6
namcpnh

namcpnh

    Red Devil

  • Hiệp sỹ
  • 1153 Bài viết
Bài đầu không cần tìm số hạng tổng quát chi cho mệt, đánh giá là ra ah.

Ta có $a_1=1> 0$ nên bằng quy nạp chứng minh được $a_n>0$.

Khi đó $a_{n+1}=\frac{2+a_n}{1+a_n}=1+\frac{1}{a_n+1}> 1$.

Mặt khác xét hàm số $f(x)=\frac{2+x}{1+x}$ với $x>1$ ta có :

$f'(x)< 0$ => $f(x)$ là hàm nghịch biến.

=>$f(x)< f(1)=\frac{3}{2}$

=>$a_n< \frac{3}{2}$.

Vậy $ 1< a_n< \frac{3}{2}$.

Cùng chung sức làm chuyên đề hay cho diễn đàn tại :

Dãy số-giới hạn, Đa thức , Hình học , Phương trình hàm , PT-HPT-BPT , Số học.

Wolframalpha đây


#7
Tran Hoai Nghia

Tran Hoai Nghia

    UNEXPECTED PLEASURE.

  • Thành viên
  • 438 Bài viết

Bài đầu không cần tìm số hạng tổng quát chi cho mệt, đánh giá là ra ah.

Ta có $a_1=1> 0$ nên bằng quy nạp chứng minh được $a_n>0$.

Khi đó $a_{n+1}=\frac{2+a_n}{1+a_n}=1+\frac{1}{a_n+1}> 1$.

Mặt khác xét hàm số $f(x)=\frac{2+x}{1+x}$ với $x>1$ ta có :

$f'(x)< 0$ => $f(x)$ là hàm nghịch biến.

=>$f(x)< f(1)=\frac{3}{2}$

=>$a_n< \frac{3}{2}$.

Vậy $ 1< a_n< \frac{3}{2}$.

bạn có thể giải thích rõ tại sao lại có và làm như vậy. :icon6:

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tran hoai nghia: 13-01-2013 - 18:09

SÁCH CHUYÊN TOÁN, LÝ , HÓA  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2: 
https://www.facebook...toanchuyenkhao/


#8
namcpnh

namcpnh

    Red Devil

  • Hiệp sỹ
  • 1153 Bài viết
Giải thích chổ nào vậy Nghĩa?Bài giải như trên là ổn rồi.

Cùng chung sức làm chuyên đề hay cho diễn đàn tại :

Dãy số-giới hạn, Đa thức , Hình học , Phương trình hàm , PT-HPT-BPT , Số học.

Wolframalpha đây


#9
Tran Hoai Nghia

Tran Hoai Nghia

    UNEXPECTED PLEASURE.

  • Thành viên
  • 438 Bài viết
ờ.. mình muốn hỏi bạn làm bằng pp nào, mình thật sự chưa hiểu :)

SÁCH CHUYÊN TOÁN, LÝ , HÓA  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2: 
https://www.facebook...toanchuyenkhao/


#10
huou202

huou202

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 281 Bài viết
Câu 1 :$\frac{1}{1.3}+\frac{1}{3.5}+...+\frac{1}{(2n+1)(2n+3)}$.
Câu 2 : $\frac{1}{1^2}+\frac{1}{2^2}+...+\frac{1}{n^2}$.

#11
hoangtrong2305

hoangtrong2305

    Trảm phong minh chủ

  • Phó Quản lý Toán Ứng dụ
  • 861 Bài viết

Câu 1 :$\frac{1}{1.3}+\frac{1}{3.5}+...+\frac{1}{(2n+1)(2n+3)}$.


Sử dụng tính chất $\frac{1}{a(a+k)}=\frac{1}{k}(\frac{1}{a}-\frac{1}{a+k})$

$\frac{1}{1.3}+\frac{1}{3.5}+...+\frac{1}{(2n+1)(2n+3)}$

$=\frac{1}{2}(\frac{1}{1}-\frac{1}{3})+\frac{1}{2}(\frac{1}{3}-\frac{1}{5})+...+\frac{1}{2}(\frac{1}{2n+1}-\frac{1}{2n+3})$

$=-\frac{1}{2(2n+3)}$

Do $n$ nguyên dương nên ta có $-\frac{1}{2(2n+3)}\geq -\frac{1}{6}$

Mà $\lim_{n\rightarrow +\infty }-\frac{1}{2(2n+3)}=0$

Vậy
$-\frac{1}{6} \leq -\frac{1}{2(2n+3)}<0$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoangtrong2305: 15-01-2013 - 21:03

Toán học là ông vua của mọi ngành khoa học.

Albert Einstein

(1879-1955)

Hình đã gửi


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Click xem Đạo hàm, Tích phân ứng dụng được gì?

và khám phá những ứng dụng trong cuộc sống


#12
tramyvodoi

tramyvodoi

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1044 Bài viết
Khóa topic vì sai tiêu đề.
Bạn hoangtrong2305 là MOD thì có trách nhiệm nhắc nhở chứ !
:off:

@Dark templar:Tiêu đề này vân có thể chấp nhận được,chủ topic cũng post bài bằng Latex rõ ràng nên tốt nhất mod THPT sửa tiêu đề lại là "Xét tính bị chặn của $\frac{1}{1.3}+...+\frac{1}{(2n+1)(2n+3)}$...".

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dark templar: 15-01-2013 - 21:19


#13
hedu

hedu

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 11 Bài viết
:icon9: Bạn hoangtrong hình như giải bài trên nhầm rồi!
Nhầm từ dòng 3 xuống dòng 4.
$\frac{1}{1.3} + \frac{1}{3.5}+ ...+\frac{1}{(2n+1)(2n+3)} = \frac{1}{2}(\frac{1}{1}-\frac{1}{3}+\frac{1}{3}-\frac{1}{5}+...+\frac{1}{2n+1}-\frac{1}{2n+3})$

$= \frac{1}{2}(1-\frac{1}{2n+3})= \frac{n+1}{2n+3}$

Như này mới đúng chứ cậu! ;;)

#14
hedu

hedu

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 11 Bài viết
Cho dãy $(x_n)$ thỏa mãn:

New Image.GIF


a) CMR: $x_n$ giảm và bị chặn dưới.

b) Tìm lim $x_n$

#15
hedu

hedu

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 11 Bài viết
BT: Tính các giới hạn sau:

a) $\lim_{x\to2}\frac{\sqrt{x-1}+x^4-3x^3+x^2+3}{\sqrt{2x}-2}$


b) $\lim_{x\to0} \frac{\sqrt{2x+1}-\sqrt[3]{x^2+1}}{sinx}$



c) gif.latex.gif



d) gif.latex.gifsed.gif

#16
hedu

hedu

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 11 Bài viết
Cho dãy $(u_n)$ thỏa mãn:

New Image.GIF


Đặt: New Imageew.GIF


Tìm lim Sn.

#17
hedu

hedu

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 11 Bài viết
Heo? Tớ chưa hiểu chỗ này! Giải thích giùm tớ dc không cậu? :)

Đặt $f(x) = \frac{2+x}{1+x}$ với x>1 ta có:

f'(x) < 0 ~> f(x) là hàm nghịch biến.

Tớ kém toán nên giải thích kĩ tí nhé! Tks nhiều! ;)

#18
hedu

hedu

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 11 Bài viết

Bạn học gõ Latex lại nhé!
Tìm CTTQ của $\sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{2+...+\sqrt{2}}}}=2\cos \frac{\pi}{2^{n+1}}$ (n dấu căn)
Đặt VT của đẳng thức là $C_n$
Khi $n=1$ VT = $\sqrt{2}$, $VP =2\cos \frac{\pi}{4}=\sqrt{2}$; đẳng thức trên đúng.
Giả sự đẳng thức đúng với $n=k\ge 1$, tức là $$C_k=2\cos \frac{\pi}{2^{k+1}}$$ Ta phải chứng minh $$C_{k+1}=2cos \frac{\pi}{2^{k+2}}$$ Thật vậy từ giả thiết quy nạp ta có $$C_{k+1}=\sqrt{2+C_k}=\sqrt{2+2\cos \frac{\pi}{2^{k+1}}}=\sqrt{4\cos^2\frac{\pi}{2^{k+2}}}=2\cos \frac{\pi}{2^{k+2}}$$
Vậy hệ thức được chứng minh.


? Sao đề bài 1 kiểu, bài làm 1 kiểu thế này! :-?

Cho tớ hỏi tí nhé!

Khi n = 1 thì VT = $\sqrt{2}$. Làm cách nào mà biết ra $\sqrt{2}$ thế cậu? :)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hedu: 17-01-2013 - 04:00


#19
namcpnh

namcpnh

    Red Devil

  • Hiệp sỹ
  • 1153 Bài viết

Heo? Tớ chưa hiểu chỗ này! Giải thích giùm tớ dc không cậu? :)

Đặt $f(x) = \frac{2+x}{1+x}$ với x>1 ta có:

f'(x) < 0 ~> f(x) là hàm nghịch biến.

Tớ kém toán nên giải thích kĩ tí nhé! Tks nhiều! ;)


Cái này có trong SGK mà bạn. Nếu $f'<0$ thì hàm số nghịch biến còn $f'>0$ thì hàm số đồng biến.

Còn trong dãy số thì phải xét thêm $x_1$ và $x_2$ nữa.

Nếu $x_{n+1}=f(x_n)$ mà f đồng biến và $x_1<x_2$ thì ta có:

$f(x_1)<f(x_2)$ =>$x_2<x_3$=>...

Cứ làm tương tự ta được $x_n$ là dãy số giảm (chứ không phải tăng :icon6: ).

Cùng chung sức làm chuyên đề hay cho diễn đàn tại :

Dãy số-giới hạn, Đa thức , Hình học , Phương trình hàm , PT-HPT-BPT , Số học.

Wolframalpha đây


#20
namcpnh

namcpnh

    Red Devil

  • Hiệp sỹ
  • 1153 Bài viết

Cho dãy $(x_n)$ thỏa mãn:

New Image.GIF


a) CMR: $x_n$ giảm và bị chặn dưới.

b) Tìm lim $x_n$


Bài này bạn giải như phần trên tui vừa nói nghe.

Câu b) lim=0

Cùng chung sức làm chuyên đề hay cho diễn đàn tại :

Dãy số-giới hạn, Đa thức , Hình học , Phương trình hàm , PT-HPT-BPT , Số học.

Wolframalpha đây





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh