Đến nội dung

Hình ảnh

Tìm $f'(1)$ với $f(x)=\left\{\begin{matrix}\frac{3-x^2}{2}... \\ \frac{1}{x}... \end{matrix}\right.$

- - - - - tính liên tục của hàm số

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 6 trả lời

#1
ngminhtuan

ngminhtuan

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 81 Bài viết

Tìm $f'(1)$ với $f(x)=\left\{\begin{matrix}\frac{3-x^2}{2}khi0\leqslant x\leqslant 1 \\ \frac{1}{x}khi 1< x< +\infty \end{matrix}\right.$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ngminhtuan: 02-01-2013 - 15:15


#2
duongtoi

duongtoi

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 747 Bài viết
Đầu tiên là xét tính liên tục của hàm $f(x)$ tại $x=1$.
Ta có, $\lim_{x\rightarrow 1^+}f(x)=\lim_{x\rightarrow 1^+}\frac{1}{x}=1=f(1).$
$\lim_{x\rightarrow 1^-}f(x)=\lim_{x\rightarrow 1^-}\frac{3-x^2}{2}=\frac{1}{2}$.
Do vậy, $\lim_{x\rightarrow 1^+}f(x)\ne \lim_{x\rightarrow 1^-}f(x)$ nên hàm số không liên tục tại $x=1$.
Suy ra, hàm số không có đạo hàm tại $x=1.$

#3
ngminhtuan

ngminhtuan

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 81 Bài viết

Đầu tiên là xét tính liên tục của hàm $f(x)$ tại $x=1$.
Ta có, $\lim_{x\rightarrow 1^+}f(x)=\lim_{x\rightarrow 1^+}\frac{1}{x}=1=f(1).$
$\lim_{x\rightarrow 1^-}f(x)=\lim_{x\rightarrow 1^-}\frac{3-x^2}{2}=\frac{1}{2}$.
Do vậy, $\lim_{x\rightarrow 1^+}f(x)\ne \lim_{x\rightarrow 1^-}f(x)$ nên hàm số không liên tục tại $x=1$.
Suy ra, hàm số không có đạo hàm tại $x=1.$

Sao $\lim_{x\rightarrow 1^-}f(x)=\lim_{x\rightarrow 1^-}\frac{3-x^2}{2}=\frac{1}{2}$ hả bạn, tớ tưởng $\lim_{x\rightarrow 1^-}f(x)=\lim_{x\rightarrow 1^-}\frac{3-x^2}{2}=1$.

#4
phudinhgioihan

phudinhgioihan

    PĐGH$\Leftrightarrow$TDST

  • Biên tập viên
  • 348 Bài viết

Tìm $f'(1)$ với $f(x)=\left\{\begin{matrix}\frac{3-x^2}{2}khi0\leqslant x\leqslant 1 \\ \frac{1}{x}khi 1< x< +\infty \end{matrix}\right.$


Hàm này liên tục tại $1$, duongtoi làm sai nhé, tính giới hạn sai !

Dùng ngay cái định nghĩa đạo hàm mà chém vậy.

Hiển nhiên $f(1)=1$

$f'(1^-)=\lim_{x \to 1^-} \dfrac{f(x)-f(1)}{x-1}=\lim_{x \to 1^-} \frac{1-x^2}{2(x-1)}=\lim_{x \to 1^-} -\frac{x+1}{2}=-1 $

$f'(1^+)=\lim_{x \to 1^+} \dfrac{f(x)-f(1)}{x-1}=\lim_{x \to 1^+} \dfrac{1-x}{x(x-1)}=\lim_{x \to 1^+} \dfrac{-1}{x}=-1 $

Do $f'(1^-)=f'(1^+)=-1$ nên $f'(1)$ tồn tại và $f'(1)=-1$

Phủ định của giới hạn Hình đã gửi

Đó duy sáng tạo ! Hình đã gửi


https://phudinhgioihan.wordpress.com/

#5
duongtoi

duongtoi

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 747 Bài viết

Hàm này liên tục tại $1$, duongtoi làm sai nhé, tính giới hạn sai !

Dùng ngay cái định nghĩa đạo hàm mà chém vậy.

Hiển nhiên $f(1)=1$

$f'(1^-)=\lim_{x \to 1^-} \dfrac{f(x)-f(1)}{x-1}=\lim_{x \to 1^-} \frac{1-x^2}{2(x-1)}=\lim_{x \to 1^-} -\frac{x+1}{2}=-1 $

$f'(1^+)=\lim_{x \to 1^+} \dfrac{f(x)-f(1)}{x-1}=\lim_{x \to 1^+} \dfrac{1-x}{x(x-1)}=\lim_{x \to 1^+} \dfrac{-1}{x}=-1 $

Do $f'(1^-)=f'(1^+)=-1$ nên $f'(1)$ tồn tại và $f'(1)=-1$


Sorry cả nhà, mình tính nhầm. Nhưng nếu muốn tính đạo hàm, đầu tiên phải xét tính liên tục của nó trước đã nhé.
Vì điều kiện cần để tồn tại đạo hàm là hàm số phải liên tục tại điểm cần xét trước.
Nếu có dạng bài này trong thi ĐH mà ai chỉ tính đạo hàm không thì được một nửa số điểm, còn trong các bài tập trên lớp thì các thầy cô thường hay cho 0 luôn đấy.:D

#6
phudinhgioihan

phudinhgioihan

    PĐGH$\Leftrightarrow$TDST

  • Biên tập viên
  • 348 Bài viết

Sorry cả nhà, mình tính nhầm. Nhưng nếu muốn tính đạo hàm, đầu tiên phải xét tính liên tục của nó trước đã nhé.
Vì điều kiện cần để tồn tại đạo hàm là hàm số phải liên tục tại điểm cần xét trước.
Nếu có dạng bài này trong thi ĐH mà ai chỉ tính đạo hàm không thì được một nửa số điểm, còn trong các bài tập trên lớp thì các thầy cô thường hay cho 0 luôn đấy. :D


Bạn duongtrung nhầm lẫn chỗ này nhé, khái niệm đạo hàm là độc lập với khái niệm liên tục, trong định nghĩa đạo hàm cũng chẳng có giả thiết liên tục cho nên không cần xét tính liên tục trước khi tính đạo hàm, hiển nhiên, nếu hàm không liên tục tại $x_0$ thì nó không có đạo hàm tại $x_0$ và phần xét liên tục luôn dễ hơn là xét khả vi, do đó những bài toán phức tạp và ta dự đoán nó không khả vi tại $x_0$, thay vì nhào vô tính đạo hàm trái và đạo hàm phải thì ta xét tính liên tục đơn giản hơn!

Định nghĩa chính xác của đạo hàm (chỉ xét hàm biến thực)

Cho hàm số biến thực $y=f(x)$ xác định trên khoảng $(a,b) \subset \mathbb{R} $ . Xét $x_0 \in (a,b) $ và $x \in (a,b) -\{x_0\} $

Đặt $\Delta x=x-x_0 \;\;, \Delta y=f(x)-f(x_0) $. Nếu $\dfrac{\Delta y}{\Delta x} $ dần tới một giá trị hữu hạn khi $\Delta x \to 0$ thì giá trị đó gọi là đạo hàm của hàm số $y=f(x)$ tại $x_0$ , ký hiệu $f'(x_0)$ hay $\dot{f}(x_0)$

$f'(x_0)=\dfrac{f(x_0+\Delta x)-f(x_0)}{\Delta x} $

Phủ định của giới hạn Hình đã gửi

Đó duy sáng tạo ! Hình đã gửi


https://phudinhgioihan.wordpress.com/

#7
zonikna

zonikna

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 20 Bài viết
Hàm số hoặc là liên tục hoặc là không liên tục, có đạo hàm hoặc không có đạo hàm
1. HS không liên tục => Hàm số không có đạo hàm
2. HS liên tục => Hoặc là có đạo hàm hoặc là không có đạo hàm
3. HS có đạo hàm => HS liên tục

Bởi vậy: Khi đề bài yêu cầu tính đạo hàm thì cứ tính thoải mái.
Nếu bạn thấy có đạo hàm thì KL HS liên tục.

(Tất cả các ý Đạo hàm hay Liên tục ở trên theo sau là ĐK tại điểm hay trên miền đang xét)

Không biết mình rút ra như vậy có đúng không nữa ??

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phudinhgioihan: 04-01-2013 - 16:52






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: tính liên tục của hàm số

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh